Giáo án Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) mới nhất - CV5512

Tải xuống 6 1.8 K 10

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN SINH HỌC 12 BÀI 37: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT (TIẾP THEO) MỚI NHẤT - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 CHƯƠNG I : CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT
                                  BÀI 37: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT(tt)
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
. Qua Bài này học sinh phải tự củng cố được các kiến thức :
- Nêu được khái niệmkích thước, kích thước tối thiểu, kích thước tối đa
- Trình bày được những yếu tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể.
- Trình bày được khái niệm tăng trưởng quần thể
- Trình bày được đặc điểm tăng trưởng của quần thể trong trường hợp : điều kiện môi trường không
bị giới hạn và môi trường bị giới hạn
- Nêu được sự tăng trưởng của quần thể người.
2. Kĩ năng.
Rèn luyện học sinh các kĩ năng :
- Tìm kiếm và xử lí thông tin qua kênh chữ và kênh hình.
- Thể hiện sự tự tin thông qua phát biểu ý kiến.
- Tư duy sáng tạo
- Lắng nghe tích cực.
3. Thái độ
Giáo dục học sinh ý thức về sự gia tăng dân số, quyền lợi và nghĩa vụ của công dân Việt Nam về
công tác dân số
4. Năng lực hướng tới
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội
- Phát triển năng lực ngôn ngữ và thể chất
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
- HS Sưu tầm các tranh ảnh sau đó GV sẽ lựa chọn một số hình ảnh tiêu biểu để sử
dụng trong Bài học
2. Học sinh : - HS Sưu tầm các tranh ảnh H38.1-4 để sử dụng trong Bài học
III. PHƯƠNG PHÁP , KỸ THUẬT DẠY HỌC:
Giáo viên linh hoạt chọn các phương pháp và kỹ thuật dạy học sau cho phù hợp bài
học

Hoạt động nhóm theo dự án và trải nghiệm sáng tạo + hướng dẫn học sinh phát triễn năng lực tự
học + bàn tay nặn bột + một số phương pháp khác
Kỹ thuật khăn trãi bàn + kỹ thuật mãnh ghép + đóng vai chuyên gia + một số kỹ thuật khác
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động / tạo tình huống:
Kích thước quần thể là gì ? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến kích thước của quần thể ?
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt Động 1: KÍCH THƯỚC CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
GV: Nêu ví dụ :
- Voi rừng : 25 con/ 1 quần thể
- Gà rừng : 200 con / 1 quần thể
- Hoa Đỗ quyên Tam Đảo : 150 cây/1 quần
thể.
=> Kích thước quần thể là gì ?
HS. Từ ví dụ trên nêu khái niệm
GV. Chỉnh lí và tiếp tục nêu câu hỏi :
- Phân biệt kích thước tối thiểu và kích
thước tối đa ?
- Kích thước quần thể xuống mức tối
thiểu, quần thể rơi vào tình trạng suy giảm
dẫn tới diệt vong. Nguyên nhân là gì ?
- Nếu kích thước quần thể vượt quá mức
tối đa thì dẫn đến hậu quả gì ?
HS. Thảo luận và thống nhất đáp án, trả lời
câu hỏi của giáo viên
GV. Tổng kết.
V. KÍCH THƯỚC CỦA QUẦN THỂ SINH
VẬT
1. Khái niệm:
-
Kích thước của QTSV là số lượng cá thể đặc
trưng (hoặc khối lượng hay năng lượng tích lũy
trong các cá thể) phân bố trong khoảng không
gian của QT
- Ví dụ: QT voi 25 con, QT gà rừng 200 con
-
Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng.
2. Kích thước tối thiểu và kích thước tối đa:
a. kích thước tối thiểu: là số lượng cá thể ít
nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát
triển.
- Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối
thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm
dẫn tới diệt vong do:
+ Số lượng cá thể trong quần thể ít, sự hổ trợ
giữa các cá thể bị giảm, qthể khôngcó khả năng
chống chọi với những thay đổi của môi trường.
+ Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp
nhau giữa các cá thể đực với cá thể cái ít.

 

GV: Yêu cầu học sinh quan sát H38.2, trả
lời câu hỏi các câu hỏi sau :
- Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến kích
thước quần thể ? Những nhân tố nào làm
tăng, giảm kích thước quần thể ?
- Đặc điểm của từng nhân tố ?
- KT quần thể được mô tả bằng công thức
Nt = N
0 + B – D + I – E
HS. Thảo luận, thống nhất đáp án và trả lời
câu hỏi của giáo viên
GV. Chỉnh lí và kết luận.
+ Số lượngcá thể quá ít nên sự giao phối gần
thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể
b. Kích thước tối đa: là giới hạn lớn nhất về
số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp
với khả năng cung cấp nguồn sống của môi
trường.
- Kích thước quá lớn dẫn đến 1 số cá thể di cư
khỏi quần thể, mức tử vong cao.
3. Những nhân tố ảnh hưởng tới kích thước
của QT sinh vật:
- Mức độ sinh sản của quần thể sinh vật.
- Mức độ tử vong của quần thể sinh vật
- Phát tán cá thể của quần thể sinh vật:
-
Mức nhập cư: Số cá thế từ các qthể khác
chuyển đến
* Mức sống sót : là số cá thể còn sống đến một
thời điểm nhất định.
CT : Ss = 1 – D
Trong đó: 1 là một đơn vị; D: mức tử vong
(D<1).
Sinh
Kích
thước
Quần thể
Tử
Nhập cư Xuất cư

Hoạt Động 2: TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

 

GV. Yêu cầu học sinh quan sát H38.3 và
trả lời câu hỏi sau :
Phân biệt các kiểu tăng trưởng của quần
thể ?
HS. Quan sát 53.1 thu thập thông tin và trả
lời câu hỏi của giáo viên.
GV. Chỉnh lí và kết luận.
- Dựa vào hình 53.1 : mô tả đường cong
sống của 3 nhóm động vật?
- Sự tăng trưởng kích thước của qthể phụ
thuộc vào 4 nhân tố nêu trên.
Nếu gọi
b là tốc độ sinh sản riêng tức thời;
d: tốc độ tử vong; r: là hệ số.
CT: r = b-d
Nếu b > d : qthể tăng số lượng
b = d : qthể ổn định .
b < d : qthể giảm số lượng
VI. TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ
SINH VẬT
- Điều kiện môi trường thuận lợi: Tăng trưởng
theo tiềm năng sinh học (đường cong tăng
trưởng hình chữ J).
+ Biểu thức :
N = (b-d).N
N = r.N
- Điều kiện môi trường không hoàn toàn
thuận lợi: Tăng trưởng quần thể giảm
(đường cong tăng trưởng hình chữ S).
+ Biểu thức :
N = r.N (K-N)

Hoạt Động 3: TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ NGƯỜI

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
GV. Yêu cầu học sinh quan sát H38.4, đọc
thông tin SGK trả lời câu hỏi sau :
- Đặc điểm tăng trưởng của quần thể người
? -
Hậu quả của dân số tăng quá nhanh ?
HS. Quan sát H38.4, đọc SGK, thu thập
thông tin, thảo luận và thống nhất đáp án,
trả lời câu hỏi của giáo viên
GV. Chỉnh lí và kết luận.
VII. TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ
NGƯỜI
- Dân số thế giới tăng trưởng liên tục trong suốt
quá trình phát triển lịch sử.
- Dân số tăng nhanh là nguyên nhân chủ yếu làm
cho chất lượng môi trường giảm sút → ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người.

3. Hoạt động luyện tập
- Một quần thể có kích thước ổn định thì ảnh hưởng của 4 nhân tố như thế nào ?
- Phân biệt các kiểu tăng trưởng của quần thể ?
4. Hoạt động vận dụng và mở rộng
Câu 1: Kích thước của quần thể có thể tăng khi
A. nhập cư nhỏ hơn xuất cư. B. mức độ sinh sản bằng mức độ tử vong.
C. mức độ sinh sản nhỏ hơn mức độ tử vong. D. mức độ sinh sản lớn hơn mức độ tử vong.
Câu 2: Để xác định kích thước tối đa của một quần thể, người ta cần biêt số lượng cá thể trong quần
thể và
A. tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.
B. kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể.
C. các yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của quần thể.
D. khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Câu 3: Kích thước của quần thể có thể tăng lên trong truờng hợp nào sau đây?
A. Mức sinh sản lớn hơn mức tử vong. B. Mức sinh sản bằng mức tử vong.
C. Nhập cư nhỏ hơn xuất cư. D. Mức sinh sản nhỏ hơn mức tử vong.
Câu 4: Quần thể đạt mức độ ổn định về số lượng khi nào?
A. Khi số cá thể sinh ra bằng số cá thể chết và tỉ lệ đực cái bằng nhau.
B. Khi số cá thể sinh ra bằng số cá thể chết và không có xuất cư.
C. Khi số cá thể sinh ra bằng số cá thể chết và không có sự nhập cư.
D. Khi số cá thể sinh ra bằng số cá thể chết và số nhập cư bằng số xuất cư.
Câu 5: Xét một quần thể sinh vật, kích thước của quần thể không phụ thuộc và yếu tố
A. tỉ lệ đực cái. B. sức sinh sản.
C. mức độ tử vong của cá thể. D. cá thể nhập cư và xuất cư.
Câu 6: Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng
A. tăng dần đều. B. đường cong chữ J.
C. đường cong chữ S. D. giảm dần đều.
Câu 7: Một quần thể ếch đồng có số lượng cá thể tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô. Đây là
kiểu biến động
A. không theo chu kì. B. theo chu kì nhiều năm.
C. theo chu kì tuần trăng. D. theo chu kì mùa.
Câu 8: Sự biến động số lượng cá thể của quần thể cá cơm ở vùng biển Pêru liên quan đến hoạt động
của hiện tượng El - Nino là kiểu biến động

A. theo chu kì nhiều năm. B. theo chu kì mùa.
C. theo chu kì tuần trăng. D. không theo chu kì.
Câu 9: Kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể nào sau đây là kiểu biến động theo chu kì?
A. Số lượng cá thể của quần thể tràm ở rừng U Minh giảm sau khi cháy rừng.
B. Số lượng cá thể của quần thể cá chép ở Hồ Tây giảm sau khi thu hoạch.
C. Số lượng cá thể của quần thể ếch đồng ở miền Bắc Việt Nam tăng nhanh vào mùa hè và giảm
vào mùa đông.
D. Số lượng cá thể của quần thể thông ở Côn Sơn giảm sau khi khai thác.
Câu 10: Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:
(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ
xuống dưới 8oC.
(2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.
(3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.
(4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.
Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là
A. (2) và (3). B. (2) và (4). C. (1) và (4). D. (1) và (3).
Câu 11: Quần thể sinh vật thường có xu hướng
A. tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng (số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp
nguồn sống của môi trường).
B. giảm số lượng cá thể và thu hẹp phạm vi phân bố.
C. cạnh tranh khốc liệt giữa các cá thể cùng loài khi nguồn thức ăn trong môi trường khan hiếm.
D. tăng số lượng cá thể và mở rộng phạm vi phân bố
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC:
1. HD học bài cũ :
Sơ đồ hóa bằng sơ đồ tư duy về nội dung bài học
2. HD chuẩn bị bài mới :
- Đọc trước bài 39 và trả lời câu hỏi :
- Trình bày các dạng biến động số lượng quần thể ?
- Trạng thái cân bằng quần thể là gì ?
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) mới nhất - CV5512 (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống