Giáo án Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) mới nhất

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                            BÀI 37: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ(tt)
* Kiểm tra bài cũ:
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1.
Tình huống xuất phát (mở đầu)
(1) Mục tiêu: Giúp HS tìm kiếm kênh tiếng, kênh hình,.. Từ đó đặt ra được vấn đề
và câu hỏi chính của bài học. (Học sinh biết được mục tiêu của chuyên đề hướng
tới).
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Tạo tình huống có vấn đề
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: HS xem 1 đoạn phim khoa học và trả lời theo câu
hởi của GV
(4) Phương tiện dạy học:
(5) Sản phẩm:
Nội dung của HĐ1
Hãy đọc tin tức sau:
“Mèo rừng nhỏ nhất Châu Mỹ " bị đe dọaChia sẻ
Theo BBC News, Loài mèo ghiđa còn được biết đến là loài mèo rừng nhỏ, mèo đốm
nhỏ hay mèo rừng Chile được liệt kê vào danh sách các loài dễ bị tuyệt chủng. Mái
nhà tự nhiên của chúng đã bị thu hẹp rất nhiều do rừng bị chặt phá hoặc chuyển đổi
thành đất trồng.Và cũng như nhiều động vật ăn thịt khác, loài mèo này gặp nguy
hiểm từ con người do nỗi sợ hãi rằng chúng sẽ giết chết gia súc.
Theo các nhà bảo tồn, mối đe dọa lớn
nhất của chúng là bị ép rời đi khi đất đai bị
chia thành các khu vực nhỏ hơn. Với kích
thước chỉ bằng khoảng một nửa mèo nhà,
đây là một trong những loài mèo bị đe dọa
nhất ở Nam Mỹ. Theo Liên minh Bảo tồn
Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), chỉ còn khoảng 10.000 cá thể sống ngoài tự nhiên.
Nghiên cứu do Đại học Kent, Anh, chỉ ra rằng những mối đe dọa lớn nhất đối với
loài động vật này là sự phân mảnh môi trường sống và sự phân chia các trang trại
lớn thành các trang trại nhỏ hơn. Một mối đe dọa khác đến từ việc giết hại trái
phép của con người.

Cảnh báo về sự tuyệt chủng một số động vật
Theo báo Ngày nay, năm 2004, ở Việt Nam còn lại một vài cá thể tê giác một
sừng, nhưng hiện nay, loài này đã bị tuyệt diệt ở nước ta. Cá sấu hoa cà sống ở cửa
sông có số lượng giảm mạnh do hoạt động săn bắt trái phép, dẫn tới bị tuyệt chủng
ngoài thiên nhiên. Rùa tai đỏ, ốc bươu vàng,… có số lượng lớn, phát tán mạnh, phá
hoại môi trường, mùa màng.
………………………………………………………………………
Vậy các em hãy cho biết: Tại sao một số loài sinh vật bị con người sắn bắt
hoặc khai thác quá mức làm giảm mạnh về số lượng cá thể lại dễ bị tuyệt chủng
?
Dự kiến trả lời
Vì số lượng cá thể của QT giảm (nghĩa là KT của QT bị thu hẹp) từ đó hạn
chế tần suất bắt gặp trong sinh sản, ít có khả năng giao phối duy trì nòi giống dẫn
đến diệt vong. Những cá thể trong QT ít có mph với nhau để chống lại điều kiện
bất lợi của môi trường duy trì sự tồn tại của loài. Số lượng cá thể giảm quá mức
gây biến động di truyền, nghèo nàn vốn gen cũng có thể làm biến mất một số gen
có lợi trong QT.
=> Từ đó GV giới thiệu vào nội dung tiếp theo của bài: đặc trưng kích thước
của QT

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV cho tình huống
- GV đánh giá.
- HS thảo luận và đưa ra đáp án phù hợp
- Báo cáo kết quả.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 2. V. Kích thước quần thể
(1) Mục tiêu: Nắm được khái niệm, 2 cực trị của QT và các nhân tố ảnh hưởng đến
KT QT => các biện pháp bảo vệ quần thể, góp phần bảo vệ môi trường.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Sơ đồ tư duy
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cho HS 2 phút đọc phần V và có 5 phút để vẽ 1 sơ

đồ tư duy
(4) Phương tiện dạy học: sgk, mạng internet
(5) Sản phẩm: một sơ đồ tư duy thể hiện khái niệm, ví dụ, các cực trị của QT, giải
thích ý nghĩa các cực trị, các nhân tố ảnh hưởng đến kích thước QT, các biện pháp
bảo về QTSV và môi trường.

Chuẩn kiến thức
V. Kích thước quần thể
1. Khái niệm :
a. Kích thước ?
Kích thước quần thể hay số lượng cá thể của quần thể là tổng số cá thể
hoặc sản lượng hay tổng năng lượng của các cá thể trong quần thể đó.
-Kích thước quần thể có 2 cực trị:
+ Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể phải có, đủ
đảm bảo cho quần thể cá khả năng duy trì nòi giống.
+ Kích thước tối đa là số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt
được, cân bằng với sức của môi trường.
2. Các nhân tố gây ra sự biến động kích thước quần thể:
- Mức sinh sản : Là số ca 1thể mới do qthể sinh ra trong một khoảng thời
gian nhất định.
- Mức tử vong : số cá thể của qthể bị chết trong một khoảng thời gian nhất
định.
- Mức nhập cư: Số cá thế từ các qthể khác chuyển đến.
- Mức di cư : Một bộ phận cá thể rời khỏi qthể để đến một quần thể khác
sống.

Nội dung của hoạt động 2

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV: Yêu cầu HS đọc mục V trong 2 phút
- GV cho mỗi HS 5 phút để vẽ sơ đồ tư duy vào vở và
gọi đại diện 2 HS lên bảng vẽ lại
- GV hoàn thiện kiến thức.
- HS đọc tích cực
- HS vẽ sơ đồ tư duy và trình
bày trên bảng


HOẠT ĐỘNG 3. IV. Tăng trưởng của QTSV
(1) Mục tiêu: thế nào là tăng trưởng quần thể, lấy ví dụ minh họa hai kiểu tăng trưởng
quần thể.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Hoạt động nhóm
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cho 4 HS một nhóm hoàn thành câu hỏi
(4) Phương tiện dạy học: sgk, mạng internet, giấy
(5) Sản phẩm: hoàn thành câu hỏi 1 và câu 2
Nội dung của hoạt động 3:
1. Quần thể vi khuẩn: Nếu mọi điều kiện về nguồn sống của môi trường đều thuận
lợi cho sự sinh sản và phát triển của quần thể thì số lượng cá thể sẽ tăng trưởng
như thế nào?
Dự kiến trả lời: Dựa vào kiến thức lớp 10
2. - Hãy so sánh sự tăng trưởng theo tiềm năng sinh học và theo tiềm năng thực
tế
- Nếu tăng trưởng của QTVK như câu 1 thì phù hợp theo đồ thì nào dưới đây : đồ
thị (a) hay (b)

Dự kiến trả lời
- Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học:
+ Nếu nguồn sống của môi trường dồi dào và thỏa mãn nhu cầu của cơ thể đều
thuận lợi thì quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học-> đường cong tăng
trưởng có dạng hình chữ J.

 

+ Có nhiều loài tăng trưởng gần mức tăng trưởng theo tiềm năng sinh học, đó là
các loài có sức sinh sản lớn, số lượng sống sót cao khi điều kiện sống thuận lợi
như: VK, nấm, tảo …
- Tăng trưởng theo thực tế của quần thể:
+ Trong thực tế, điều kiện ngoại cảnh không phải lúc nào cũng thuận lợi cho sự
tăng trưởng của quần thể. Ngay cả trong điều kiện thuận lợi nhất thì xuất cư và
tử vong luôn xảy ra -> đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S.
+ Một số loài có sức sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc cao thì tăng trưởng
theo thực tế như: hầu hết các loài động vật có kích thước lớn, tuổi thọ cao (voi,
bò tót,cây gỗ trong rừng …)

 

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV: Yêu cầu nhóm HS 4 người làn trên bảng nhóm
- GV gọi 1 nhóm bất kỳ treo lên bảng và cho thuyết trình
- GV hoàn thiện kiến thức.
- Đại diện HS nhóm thuyết
trình, các HS khác bổ sung.
- Các bạn HS khác nghe và đặt
câu hỏi.

HOẠT ĐỘNG 4. VI. Tăng trưởng của QT người
(1) Mục tiêu: chỉ ra được các đặc trưng cơ bản của quần thể người, từ đó nhận thức
đúng về chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Hoạt động nhóm
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cho 4 HS một nhóm hoàn thành câu hỏi
(4) Phương tiện dạy học: sgk, mạng internet
(5) Sản phẩm:

Dự kiến trả lời
VII. Tăng trưởng của quần thể người
- Dân số thế giới tăng trưởng liên tục trong suốt quá trình phát triển lịch sử
- Bùng nổ: đầu thế kỷ XVIII
chiến tranh TG thứ II
- Mạnh mẽ: cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21.
- Dân số tăng nhanh nhờ
những thành tựu về kinh tế- xã hội.

 

chất lượng suộc sống được cải thiện .
tuổi thọ được nâng cao.
- Dân số tăng nhanh ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống :
+ Tình trạng đói nghèo gia tăng
+ Chế độ nuôi dưỡng và giáo dục thấp kém
+ Gây nên ô nhiễm môi trường...
- Biện pháp hạn chế sự gia tăng dân số :
+ Thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
+ Phân bố dân cư hợp lý.
+ Tuyên truyền giáo dục về dân số...

Nội dung của hoạt động 4:
- Nghiên cứu thông tin dưới đây và cho biết dân số thế giới đã tăng trưởng với tốc
độ như thế nào ? Tăng mạnh vào thời gian nào ? Nhờ những thành tựu nào mà con
người đã đạt mức độ tăng trưởng đó ?

- Nêu nguyên nhân và hậu quả của sự bùng nổ dân số
- Nêu Biện pháp hạn chế sự gia tăng dân số?
GV bổ sung thông tin
- Trên thế giới: Dân số thế giới tăng liên tục, đến 2017 có thể lên đến 8 tỉ người.
Dân số thế giới đạt mức tăng trưởng cao là nhờ những thành tựu to lớn về phát triển
kinh tế xã hội, chất lượng cuộc sống ngày một cải thiện, tuổi thọ được nâng cao.
- Ở Việt Nam: Năm 1945: 18 triệu người; 2004: 82 triệu người (tăng gấp 4,5 lần)
+ Việc tăng dân số quá nhanh và phân bố dân cư không hợp lí là nguyên nhân
làm chất lượng môi trường giảm sút => ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
+ Dân số tăng cao đòi hỏi nhiều lương thực,thực phẩm, việc làm, bệnh viện,
trường học …; tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường sống bị ô nhiễm …
=> phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình: khuyến khích mỗi gia đình chỉ nên có
từ 1 -2 con để nuôi dạy cho tốt

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu đồ thị và trả lời câu hỏi
- GV hoàn thiện kiến thức.
- Đại diện HS nhóm thuyết
trình, các HS khác bổ sung.

C. VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG
HOẠT ĐỘNG 5. Bài tập
(1) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức tổng hợp
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Động não viết
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: HS giải bài tập

(4) Phương tiện dạy học: Nội dung bài tập và vở viết
(5) Sản phẩm: Năm được kiến thức tổng hợp
Nội dung của hoạt động 5:
Câu 1 : Cho một số quần thể sau:
I. chuột hốc thảo nguyên. II. sư tử. III. sơn

dương. IV. thỏ lông xám.
Dựa vào kích thước cơ thể, các quần thể trên có kích thước quần thể tăng dần là
A. II, I, IV, III. B. II, III, IV, I.

C. II, I, III, IV. D. II, IV, III, I.
Câu 2: Khi nói về quan hệ giữa kích thước quần thể và kích thước cơ thể, thì câu sai là:
A. loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn.
B. loài có kích thước cơ thể lớn thường có kích thước quần thể nhỏ.
C. kích thước cơ thể của loài tỉ lệ thuận với kích thước của quần thể.
D. kích thước cơ thể và kích thước quần thể của loài phù hợp với nguồn sống.
Câu 3: Xét các yếu tố sau đây:
I: Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.
II: Mức độ nhập cư và xuất cư của các cá thể và hoặc ra khỏi quần thể .
III: Tác động của các nhân tố sinh thái và lượng thức ăn trong môi trường.
IV: Sự tăng giảm lượng cá thể của kẻ thù, mức độ phát sinh bệnh tật trong quần thể.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của quần thể là:
A. I và II. B. I, II và III. C. I, II và IV. D. I, II, III
và IV.
Câu 4: Một quần thể như thế nào là quần thể không sinh trưởng nhanh?
A. Trong quần thể có nhiều cá thể ở tuổi trước sinh sản hơn cá thể sinh sản.
B. Trong quần thể có kiểu phân bố tập trung.
C. Quần thể gần đạt sức chứa tối đa.
D. Quần thể có nhiều cá thể ở tuổi sau sinh sản hơn cá thể sinh sản.
D.trồng và khai thác theo kế hoạch
D. NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP
HOẠT ĐỘNG 6. Bài tập
(1) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Động não viết
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: HS giải bài tập
(4) Phương tiện dạy học: bảng nhóm hoặc giấy A
0, bút lông,...
(5) Sản phẩm: Hoàn thành các bài tập
Nội dung của hoạt động 6
Câu 1(CĐ09): Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng
sinh học có các đặc điểm
A. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều
kiện chăm sóc ít.
B. cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ
lớn.
C. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện
chăm sóc nhiều.
D. cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức
ăn.
Câu 2(CĐ10): Kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật là
A. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức
chứa của môi trường.
B. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
C. số lượng cá thể ít nhất phân bố trong khoảng không gian
của quần thể.
D. khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để tồn tại và phát triển.
Câu 3(ĐH09): Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng
của quần thể sinh vật?
A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử
vong là tối thiểu.
B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử
vong.
C. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ
hơn mức tử vong.
D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử
vong luôn tối thiểu.
Câu 4(ĐH10): Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi
vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Giải thích nào sau đây là
không phù
hợp?
A. Nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối
thiểu của các cá thể trong quần thể.
B. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn
tại của quần thể.
C. Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi
với những thay đổi của môi trường.
D. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể
cái ít.
Câu 5(CĐ11): Trường hợp nào sau đây làm tăng kích thước
của quần thể sinh vật?

A. Mức độ sinh sản và mức độ tử vong bằng nhau.
giảm, mức độ tử vong tăng.
B. Mức độ sinh sản

C. Các cá thể trong quần thể không sinh sản và mức độ
tử vong tăng.
D. Mức độ sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm.
Câu 6 (ĐH 15): Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật,
phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả
sinh sản của quần thể.
B. Khi kích thước quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể
là lớn nhất.
C. Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng và ổn định, không phụ
thuộc vào điều kiện sống.
D. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa,
theo năm.
Câu 7(ĐH 15): Khi nói về kích thước quần thể sinh vật,
phát biểu nào sau đây
sai?
A. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào
trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.
B. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao
động này là khác nhau giữa các loài.
C. Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với kích
thước của cá thể trong quần thể.
D. Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể
trong quần thể tăng cao.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV đưa ra bài tập và hướng dẫn HS hoàn
thành bài tập
- HS hoạt động theo hướng dẫn của GV

E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
-Học bài theo nội dung câu hỏi SGK
- Chuẩn bị nhiệm vụ theo nội dung đã được phân công với kiến thức phần:
BIẾN
ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ .
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) mới nhất (trang 9)
Trang 9
Giáo án Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) mới nhất (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 11 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Sinh học 12
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống