Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN SINH HỌC 12 BÀI 35: MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI MỚI NHẤT - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
CHƯƠNG I : CÁ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG
BÀI 35: MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức.
- Nêu được khái niệm : môi trường sống, nhân tố sinh thái, nơi ở và ổ sinh thái.
- Phân biệt được : các loại môi trường sống, nơi ở và ổ sinh thái.
- Nêu được các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật.
- Nêu được khái niệm : giới hạn sinh thái và các nhóm sinh vật theo giới hạn sinh thái.
2. Kĩ năng.
- Tìm kiếm và xử lí thông tin qua kênh chữ và kênh hình.
- Thể hiện sự tự tin thông qua phát biểu ý kiến.
- Tư duy sáng tạo
- Lắng nghe tích cực.
3. Thái độ
Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường sống, có hành động tích cực để bảo vệ môi trường.
4. Năng lực hướng tới
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội
- Phát triển năng lực ngôn ngữ và thể chất
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: GV cũng chuẩn bị tư liệu của mình về bài học.
2. Học sinh : Nghiên cứu bài mới , làm bài tập về nhà, học bài cũ ,chuẩn bị mô hình học tập theo
yêu cầu giáo viên, HS Sưu tầm các tranh ảnh H 35 để sử dụng trong Bài học
III. PHƯƠNG PHÁP , KỸ THUẬT DẠY HỌC:
Giáo viên linh hoạt chọn các phương pháp và kỹ thuật dạy học sau cho phù hợp bài
học
Hoạt động nhóm theo dự án và trải nghiệm sáng tạo + hướng dẫn học sinh phát triễn năng lực tự
học + bàn tay nặn bột + một số phương pháp khác
Kỹ thuật khăn trãi bàn + kỹ thuật mãnh ghép + đóng vai chuyên gia + một số kỹ thuật khác
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động / tạo tình huống:
Môi trường luôn luôn tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Vậy môi trường là gì
? Có những loại môi trường nào ?
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt Động 1: MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ | NỘI DUNG |
GV: Yêu cầu học sinh quan sát cây ở sân trường. GV: Theo em có những yếu tố nào tác động đến cây? Tác động đó ả/h tới cây ntn? GV: Những yếu tố bao quanh cây, ảnh hưởng tới cây gọi là môi trường. Vậy môi trường sống của sinh vật là gì? Gồm các loại môi trường nào? GV: Các yếu tố bao quanh sinh vật gọi là nhân tố sinh thái. Vậy có những nhóm nhân tố sinh thái nào? GV: Nhân tố vô sinh gồm những loại nào? GV: Nhân tố hữu sinh gồm các nhân tố nào? GV: Vậy nhân tố sinh thái là gì? |
I. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI 1. Khái niệm và phân loại môi trường: a. Khái niệm: Môi trường sống cuả sinh vật là bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm ảnh hưởng tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và mọi hoạt động của sinh vật. b. Phân loại: - Môi trường nước - Môi trường đất - Môi trường sinh vật 2. Các nhân tố sinh thái: a. Nhân tố sinh thái vô sinh: (nhân tố vật lí và hóa học) khí hậu, thổ nhưỡng, nước và địa hình, b. Nhân tố hữu sinh: vi sinh vật, nấm, động vật, thực vật và con người. c. Nhân tố sinh thái: là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên đời sống sinh vật. |
Hoạt Động 2: GIỚI HẠN SINH THÁI VÀ Ổ SINH THÁI
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ | NỘI DUNG |
GV: Giới hạn sinh thái là gì? Thế nào là khoảng thuận lợi, khoảng chống chịu? Hãy nêu một số ví dụ về giới hạn sinh thái của sinh vật? GV: Vẽ đồ thị giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi của Việt Nam? Tìm hiểu giới hạn sinh thái của sinh vật có ý nghĩa gì? GV: Đưa một ví dụ: Trên cùng một cây, có nhiều loài chim sinh sống ở độ cao khác nhau → cây xem là nơi ở của sinh vật nhưng mỗi bộ phận của cây có một loài sinh sống riêng → ổ sinh thái. Vậy ổ sinh thái là gì? GV: so sánh ổ sinh thái và nơi ở?Nêu ví dụ? GV: ổ sinh thái không chỉ là nơi ở mà là cách sinh sống của loài đó: ví dụ → kiếm ăn bằng cách nào, ăn mồi nào? Kiếm ăn ở đâu? GV: Theo em tại sao nhiều loài sống chung với nhau trong cùng một khu vực mà không cạnh tranh nhau? GV: Nêu ví dụ? Tìm hiểu về ổ sinh thái có ý nghĩa gì? |
II. GIỚI HẠN SINH THÁI VÀ Ổ SINH THÁI 1. Giới hạn sinh thái: - Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển. - Khoảng thuận lợi: là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho sinh vật sinh thực hiện các chức năng sống tốt nhất - Khoảng chống chịu: khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sống của sinh vật. 2. Ổ sinh thái: - Là không gian sinh thái mà ở đó những điều kiện môi trường quy định sự tồn tại và phát triển không hạn định của cá thể của loài. - Ổ sinh thái gồm: ổ sinh thái riêng và ổ sinh thái chung. - Sinh vật sống trong một ổ sinh thái nào đó thì thường phản ánh đặc tính của ổ sinh thái đó thông qua những dấu hiệu về hình thái của chúng. - Nơi ở: là nơi cư trú của một loài. |
Hoạt Động 3: SỰ THÍCH NGHI CỦA SINH VẬT VỚI MÔI TRƯỜNG SỐNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ | NỘI DUNG |
GV: Nh©n tè ¸nh s¸ng cã ®Æc ®iÓm như thÕ nµo? (Ph©n bè kh«ng ®Òu trªn tr¸i ®Êt, vÒ cường ®é, thêi gian, gåm nhiÒu phæ, mçi phæ cã vai trß kh¸c nhau) GV: Ph¶n øng cña thùc vËt víi ¸nh s¸ng ®· biÓu hiÖn nh thÕ nµo? ThÝch nghi cña ®éng vËt víi ¸nh s¸ng ®· biÓu hiÖn nh thÕ nµo? (Thùc vËt h×nh thµnh c¸c nhãm lµ TV a s¸ng, a bãng. §éng vËt h×nh thµnh c¸c nhãm a ho¹t ®éng ngµy, - a ho¹t ®éng ban ®ªm) ? HiÓu ®îc sù thÝch nghi cña sinh vËt víi ¸nh s¸ng, ta cã thÓ øng dông thÕ nµo trong s¶n xuÊt? (Chän c©y trång phï hîp tõng vÜ ®é kh¸c nhau. Chän c©y trång xen canh cho phï hîp, t¹o chuång nu«i ®Ó cã chÕ ®é ¸nh s¸ng thÝch hîp, b¶o vÖ ®éng vËt nu«i ë n¬i cã cêng ®é ¸nh s¸ng m¹nh…) - HS tr¶ lêi -> GV nhËn xÐt, tæng kÕt, chØnh lÝ l¹i kÕt qu¶. HS nghiªn cøu SGK tr¶ lêi c©u hái. ? Sinh vËt thÝch nghi víi sù biÕn ®æi nhiÖt ®é m«i trêng ®îc biÓu hiÖn nh |
III. Sự thích nghi của sinh vật với môt trường sống 1. Sự thích nghi của sinh vật với ánh sáng Do yếu tố ánh sáng tác động, sinh vật đã thích nghi, hình thành các nhóm: - Sinh vật chịu ánh sáng mạnh - Sinh vật chịu ánh sáng yếu - Sinh vật trung gian Mỗi dạng thích nghi có hình dạng, cấu trúc phù hợp 2. Thích nghi với nhiệt độ - Tùy loài mà có biến đổi hình thái, cấu tạo sinh lí…để điều hòa được thân nhiệt - Sinh vật điều hòa tản nhiệt bằng nhiều cách: thây đổi hình thái, cấu tạo sinh lí để giữ nhiệt, chống mất, chống tăng nhiệt cơ thể hoặc kéo |
thÕ nµo? (§iÒu chØnh nhiÖt ®é c¬ thÓ, t×m n¬i cã nhiÖt ®é phï hîp) ? Sù ®iÒu hßa nhiÖt ®é c¬ thÓ ®îc biÓu hiÖn thÕ nµo ë ®éng vËt? (§éng vËt t¨ng hay gi¶m tØ lÖ diÖn tÝch bÒ mÆt thÓ tÝch c¬ thÓ, déng vËt biÕn nhiÖt sÏ kÐo dµi hay rót ng¾n thêi gian sinh trëng trong ®êi c¸ thÓ) ? LÊy vÝ dô minh häa ®Æc ®iÓm thÝch nghi cña ®éng vËt hay thùc vËt víi nh©n tè nhiÖt ®é, nh÷ng ®Æc ®iÓm ®ã cã ý nghÜa nh thÕ nµo? (ý nghÜa vÒ c©n b»ng, hay th¶i nhiÖt hay chèng mÊt nhiÖt) - HS tr¶ lêi c¸c c©u hái -> GV nhËn xÐt, bæ sung ®i ®Õn kÕt luËn. |
dài hay rút ngắn thời gian sinh trưởng để đảm bảo tổng tích ôn. |
3. Hoạt động luyện tập
GV cho HS làm các bài tập trong sách giáo khoa
Câu 1. Hoàn thành bảng 35.1: ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái, vật lí và hoá học đến sinh vật
Câu 2. Thế nào là giới hạn sinh thái? Lấy ví dụ minh hoạ về giới hạn sinh thái của sinh vật.
Câu 3. Hãy lấy 2 ví dụ về các ổ sinh thái. Nêu ý nghĩa của việc phân hoá ổ sinh thái trong các ví dụ
đó.
Câu 4. Hoàn thành bảng 35.2: Tác động của ánh sáng tới thực vật
Câu 5. Hãy giải thích vì sao động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có kích thước cơ thể lớn hơn
kích thước cơ thể của động vật hằng nhiệt cùng loài sống ở vùng nhiệt đới ấm áp; đồng thời các
động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi, chi … nhỏ hơn tai, đuôi, chi của động vật hằng
nhiệt sống ở vùng nhiệt đới. Lấy ví dụ minh hoạ cho qui tắc về kích thước cơ thể và qui tắc về kích
thước các bộ phận tai, chi, đuôi… của cơ thể.
4. Hoạt động vận dụng
Câu 1: Giới hạn sinh thái là
A. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với mỗi nhân tố sinh thái.
B. giới hạn phạm vi giao phối của sinh vật.
C. giới hạn phạm vi lãnh thổ của một loài.
D. giới hạn khả năng sinh sản của thực vật.
Câu 2: Khoảng chống chịu là
A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và
phát triển theo thời gian.
B. khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.
C. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật không thể tồn tại
và phát triển.
D. khoảng các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng
sống tốt nhất.
Câu 3: Cá rô phi ở Việt Nam có thể sống được khoảng nhiệt độ từ 5,6oC đến 42oC, khoảng nhiệt
độ này được gọi là
A. giới hạn trên. B. giới hạn dưới.
C. khoảng thuận lợi. D. giới hạn sinh thái về nhiệt độ.
Câu 4: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi ( khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của
nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật
A. có sức sống giảm dần. B. phát triển thuận lợi nhất.
C. có sức sống trung bình. D. chết hàng loạt.
Câu 5: Sự phân hoá các ổ sinh thái giúp các loài giảm bớt sự
A. cạnh tranh. B. hợp tác. C. đối địch. D. cộng sinh.
Câu 6: Trên một cây to có nhiều loài chim cùng sinh sống, loài làm tổ trên cao, loài làm tổ dưới
thấp, loài kiếm ăn ban đêm, loài kiếm ăn ban ngày. Đây là ví dụ về
A. mối quan hệ hợp tác giữa các loài.
B. mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài.
C. sự phân hoá ổ sinh thái trong cùng một nơi ở.
D. sự phân hoá nơi ở của cùng một ổ sinh thái.
Câu 7: Trong rừng mưa nhiệt đới, những cây thân gỗ có chiều cao vượt lên tầng trên của tán rừng
thuộc nhóm thực vật
A. ưa bóng và chịu hạn. B. ưa sáng. C. chịu bóng. D. ưa bóng.
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây là không đúng với cây ưa sáng?
A. Lá có phiến dày, mô dậu phát triển, chịu được ánh sáng mạnh.
B. Phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô dậu, lá nằm ngang.
C. Mọc nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng.
D. Lá cây xếp nằm nghiêng so với mặt đất, tránh được những tia nắng chiếu thẳng vào bề mặt lá.
Câu 9: Đặc điểm nào sau đây đúng với cây ưa bóng?
A. Phiến lá rộng, lá nằm ngang so với mặt đất.
B. Phiến lá dày, mô giậu phát triển, chịu được ánh sáng mạnh.
C. Phiến lá hẹp, lá xếp nghiêng so với mặt đất.
D. Lá xếp nghiêng so với mặt đất, tránh được những tia nắng chiếu thẳng vào bề mặt lá.
Câu 10: Ở thực vật, do thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau nên lá của những loài
thuộc nhóm cây ưa bóng có đặc điểm về hình thái là:
A. phiến lá dày, lá có màu xanh nhạt. B. phiến lá dày, lá có màu xanh đậm.
C. phiến lá mỏng, lá có màu xanh đậm. D. phiến lá mỏng, lá có màu xanh nhạt.
Câu 11: Nhóm sinh vật nào dưới đây có nhiệt độ cơ thể (thân nhiệt) không biến đổi theo nhiệt độ
môi trường?
A. Lưỡng cư. B. Bò sát. C. Thú. D. Cá xương.
5. Hoạt động mở rộng:
Câu 1. Một số đặc điểm thích nghi với môi trường chiếu sáng khác nhau của cây ưa sáng và cây ưa
bóng
Câu 2. Giải thích qui tắc kích thước cơ thể (K. Becman) và qui tắc diện tích bề mặt cơ thể (D.Anlen)
Câu 3. Hãy giải thích vì sao động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có kích thước cơ thể lớn hơn
kích thước cơ thể của động vật hằng nhiệt cùng loài sống ở vùng nhiệt đới ấm áp; đồng thời các
động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi, chi … nhỏ hơn tai, đuôi, chi của động vật hằng
nhiệt sống ở vùng nhiệt đới. Lấy ví dụ minh hoạ cho qui tắc về kích thước cơ thể và qui tắc về kích
thước các bộ phận tai, chi, đuôi… của cơ thể.
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC :
1. HD học bài cũ :
Sơ đồ hóa bằng sơ đồ tư duy về nội dung bài học
2. HD chuẩn bị bài mới :
- Chuẩn bị nội dung bài: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
+ Những đặc điểm có thể có ở một quần thể sinh vật:
+ Hãy nêu các ví dụ về quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Tại
sao nói quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi
trường sống, giúp cho quần thể tồn tại và phát triển ổn định?
+ Các cá thể của đàn bò rừng tập trung nhau lại biểu hiện mối quan hệ nào trong quần thể? Lối
sống bầy đàn ở động vật mang lại cho quần thể những lợi ích gì?