Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 12 Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 39: BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ.
* Kiểm tra bài cũ:
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1. Tình huống xuất phát (mở đầu)
(1) Mục tiêu: Giúp HS tìm kiếm kênh hình,.. Từ đó đặt ra được vấn đề và câu hỏi
chính của bài học.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Tạo tình huống có vấn đề
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: HS xem 1 bức tranh và trả lời theo câu hởi của GV
(4) Phương tiện dạy học: tranh ảnh về biến động số lượng cá thể trong QT
(5) Sản phẩm: HS thấy sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể trong QT và nguyên nhân
gây ra hiện tượng đó
Nội dung của HĐ1
HS quan sát tranh và cho biết kết quả sau cùng của QT khi trải qua quá trình
sinh sản ở ếch và quá trình săn Ngựa Vằn của Hổ.
=> GV giới thiệu vào bài mới
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- GV tạo tình huống bằng tranh hoạc chiếu phim - GV đánh giá. |
- HS thảo luận và đưa ra đáp án phù hợp - Báo cáo kết quả. |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 2. Khái niệm, nguyên nhân gây biến động và sự điều chỉnh số
lượng các thể của QT
(1) Mục tiêu: nắm được các hình thức biến động số lượng của quần thể
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Chuyên gia kết hợp khăn trải bàn
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cho nhóm HS làm trên giấy A0 và sau đó GV cho
thang điểm để các nhóm chấm chéo. Tổng kết điểm
(4) Phương tiện dạy học: Giấy Ao, sgk, laptop,..
(5) Sản phẩm: HS hoàn thành nội dung câu hỏi GV giao trên giấy A0 hoặc bảng
nhóm
Nội dung của hoạt động 2:
Câu 1.
- Thế nào là biến động số lượng cá thể của quần thể?
- Phân biệt biến động theo chu kì và biến động không theo chu kì( khái niệm, nguyên
nhân, ví dụ)
Câu 2. Hoàn thành 2 bảng sau:
Bảng 1. Nguyên nhân gây biến động ở một QT
QUẦN THỂ | NGUYÊN NHÂN GÂY BIẾN ĐỘNG QT |
Nhóm NTST |
Cáo ở đồng rêu phương Bắc |
Số lượng chuột lemmus. | |
Sâu hại mùa màng | ||
Cá cơm ở vùng biển Peru | ||
Chim cu gáy | ||
Muỗi | ||
Ếch nhái | ||
Bò sát, ếch nhái ở miền Bắc Việt Nam |
||
Bò sát, chim nhỏ, gặm nhấm |
Động thực vật rừng U Minh |
Thỏ ở Australia |
Bảng 2. So sánh nguyên nhân gây biến động của nhân tố vô sinh và hữu sinh
Nguyên nhân | Nhân tố vô sinh | Nhân tố hữu sinh |
Phụ thuộc mật độ quần thể |
||
Yếu tố ảnh hưởng chủ yếu |
||
Ảnh hưởng tới |
- Những nghiên cứu về biến động số lượng có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất
nông nghiệp và bảo vệ các sinh vật ? cho ví dụ minh họa
Câu 3. Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là gì? Giải thích.
Vì sao trong tự nhiên QT sinh vật có xu hướng điều chỉnh số lượng cá thể của
mình ở mức cân bằng ?
Câu 4. Thế nào là trạng thái cân bằng của quần thể?
Dự kiến đáp án và thang điểm
I. BIẾN ĐỔI SỐ LƯỢNG CÁ THỂ
- KN: Biến động số lượng cá thể của quần thể là sự tăng hay giảm số cá thể của quần
thể theo thời gian (0,25đ)
- Phân biệt biến động theo chu kì và biến động không theo chu kì
II. NGUYÊN NHÂN GÂY BIẾN ĐỘNG VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH SỐ LƯỢNG
CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ
1. Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể
( Mỗi ý đúng được 0,125đ)
( Mỗi ý đúng được 0,125đ)
Những nghiên cứu về biến động số lượng có ý nghĩa:
- Giúp các nhà nông nghiệp xác định đúng lịch thời vụ để đạt được năng suất cao
trong trồng trọt và chăn nuôi (0,25đ)
- Giúp hạn chế sự phát triển của sinh vật gây hại: rầy nâu, sâu bọ, chuột…(0,25đ)
2. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể :
- Cơ chế điều hoà mật độ của quần thể là sự điều chỉnh mối tương quan giữa tỉ lệ
sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể , từ đó điều chỉnh tốc độ sinh trưởng của quần
thể. (0,25đ)
- Trong điều kiện môi trường sống thuận lợi, nguồn thức ăn dồi dào mức sinh sản
tăng, mức tử vong giảmsố lượng cá thể của quần thể tăng lên.(0,25đ)
- Trong điều kiện môi trường sống thiếu hụt, cạnh tranh gay gắt mức sinh sản
giảm, mức tử vong tăngsố lượng cá thể của quần thể giảm xuống. (0,25đ)
* Trong tự nhiên QT sinh vật có xu hướng điều chỉnh số lượng cá thể của mình ở
mức cân bằng vì mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới mức sinh sản và tử
vong của cá thể.(0,25đ)
3. Trạng thái cân bằng của quần thể
Trạng thái cân bằng của quần thể khi số lượng các cá thể ổn định và cân bằng
với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. (0,25đ)
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thành trên bảng nhóm - GV cho HS chấm chéo. GV gọi một nhóm bất kỳ treo lên bảng giải thích - GV hoàn thiện kiến thức. |
- Đại diện HS nhóm thuyết trình, các HS khác bổ sung. - Các bạn HS khác nghe nhóm thuyết trình và đặt câu hỏi. |
C. VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG
HOẠT ĐỘNG 3. Bài tập
(1) Mục tiêu: Mở rộng kiến thức
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Động não viết
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: HS giải bài tập
(4) Phương tiện dạy học: Nội dung bài tập và vở viết
(5) Sản phẩm: Vận dụng được các hiện tượng cụ thể
Nội dung của hoạt động 3:
Câu 1: Khi nói về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, phát biểu nào
sau đây sai?
A. Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các cá
thể trong quần thể.
B. Trong những nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường
xuyên và rõ rệt nhất tới sự biến động số lượng cá thể của quần thể.
C. Hổ và báo là những loài có khả năng bảo vệ vùng sống nên sự cạnh tranh để
bảo vệ vùng sống không ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể.
D. Hươu và nai là những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống nên khả năng
sống sót của con non phụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt.
Câu 2: Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:
(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông
giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC.
(2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.
(3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng
3 năm 2002.
(4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.
Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì là
A. (1) và (4). B. (2) và (3). C. (1) và (3). D. (2) và (4).
Câu 3: Số lượng cá thể chói sói và nai sừng tấm trong giai đoạn 1955 – 1996 được
cho bởi đồ thị sau
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Sự tăng và giảm số lượng cá thể chó sói và nai sừng tấm không phụ thuộc
vào nhau
B. Biến động số lượng của hai loài thuộc loại không theo chu kì
C. Sự gia tăng số lượng nai sừng tấm trong những năm 1965 – 1975 là một trong
những nguyên nhân cho sự gia tăng số lượng chó sói ở giai đoạn 1975 – 1980
D. Sự biến động số lượng quần thể nai sừng tấm diễn ra mạnh trong giai đoạn
1990 – 1996
D. NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP
HOẠT ĐỘNG 4. Bài tập
(1) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Động não viết
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: HS giải bài tập
(4) Phương tiện dạy học: bảng nhóm hoặc giấy A0, bút lông,...
(5) Sản phẩm: Hoàn thành các bài tập
Nội dung của hoạt động 4
Câu 1: Các dạng biến động số lượng?
1. Biến động không theo chu kì. 2. Biến động the chu kì.
3. Biến động đột ngột (do sự cố môi trường) | 4. Biến động theo mùa | |||
vụ. | ||||
Phương án đúng là: | A. 1, 2. | B. 1, 3, 4. | C. 2, 3. | D. 2, |
3, 4.
Câu 2: Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm
1 lần. Hiện tượng này biểu hiện:
A. biến động theo chu kì ngày đêm. B. biến động theo chu kì mùa.
C. biến động theo chu kì nhiều năm. D. biến động theo chu kì tuần trăng.
Câu 3: Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ
chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện:
A. biến động tuần trăng. B. biến động theo mùa C. biến động nhiều năm. D.
biến động không theo chu kì
Câu 4: Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng, mè hoa,
trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép,....vì:
A.tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo
B.tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao
C.tận dụng nguồn thức ăn là các loài động vật đáy
D.mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau
Câu 5: Một số loài thực vật có hiện tượng cụp lá vào ban đêm có tác dụng:
A.hạn chế sự thoát hơi nước C.giảm tiếp xúc với môi trường |
B.tăng cường tích lũy chất hữu cơ D.tránh sự phá hoại củ sâu bọ. |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
- GV đưa ra bài tập và hướng dẫn HS hoàn thành bài tập |
- HS hoạt động theo hướng dẫn của GV |
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
-Học bài theo nội dung câu hỏi SGK
-Chuẩn bị nội dung chủ đề “QUẦN XÃ SINH VẬT”