Giáo án Sinh học 12 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể mới nhất - CV5512

Tải xuống 4 3.4 K 12

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN SINH HỌC 12 BÀI 36: QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ MỚI NHẤT - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

            BÀI 36: QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
.
- Nêu được định nghĩa quần thể.
- Nêu được các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong quần thể: quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh
tranh cùng loài
- Nêu được ý nghĩa của các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
- Phân biệt được quần thể và quần tụ ngẫu nhiên các cá thể cùng loài
- Sưu tầm cá tài liệu : mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
2. Kĩ năng.
Rèn luyện học sinh các kĩ năng :
- Tìm kiếm và xử lí thông tin qua kênh chữ và kênh hình.
- Thể hiện sự tự tin thông qua phát biểu ý kiến.
- Tư duy sáng tạo
- Lắng nghe tích cực.
3. Thái độ
Giúp học sinh nhận thức vai trò của sự đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong học tập, công việc.
4. Năng lực hướng tới
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội
- Phát triển năng lực ngôn ngữ và thể chất
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
- HS Sưu tầm các tranh ảnh sau đó GV sẽ lựa chọn một số hình ảnh tiêu biểu để
sử dụng trong Bài học
2. Học sinh : - HS Sưu tầm các tranh ảnh H36.1-3. bảng 36.1-2 để sử dụng trong Bài học
III. PHƯƠNG PHÁP , KỸ THUẬT DẠY HỌC:
Giáo viên linh hoạt chọn các phương pháp và kỹ thuật dạy học sau cho phù hợp bài
học
Hoạt động nhóm theo dự án và trải nghiệm sáng tạo + hướng dẫn học sinh phát triễn năng lực tự
học + bàn tay nặn bột + một số phương pháp khác
Kỹ thuật khăn trãi bàn + kỹ thuật mãnh ghép + đóng vai chuyên gia + một số kỹ thuật khác

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động / tạo tình huống:
Vì sao trong tự nhiên ta luôn thấy hình ảnh các cây bạch đàn chụm rễ vào nhau hay sư tử săn mồi
theo bầy, ý nghĩa của các hoạt động đó như thế nào?
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt Động 1: QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
GV: Yêu cầu học sinh quan sát H36.1 và
đọc SGK, trả lời các câu hỏi sau :
- Quần thể là gì ? Ví dụ ?
- Sự hình thành quần thể ?
HS. Đọc SGK, quan sát H36.1 và thảo
luận, thống nhất đáp án.
GV. Tổng kết
I. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ QUÁ TRÌNH
HÌNH THÀNH QUẦN THỂ
1. Quần thể sinh vật:
Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong
cùng một loài, cùng sống trong một khoảng
không gian xác định vào một thời gian nhất
định và có khả năng sinh sản tạo thành những
thế hệ mới.
2. Quá trình hình thành quần thể:
Cá thể phát tán → môi trường mới → CLTN
tác động → cá thể thích nghi → quần thể.

Hoạt Động 2: QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
GV: Chia lớp làm 2 nhóm:
Nhóm 1: Tìm hiểu quan hệ hỗ trợ:

Khái niệm Ví dụ Ý nghĩa
HS: Theo dõi nội dung sgk và hình ảnh trả
lời
Hoàn thành bảng 36 SGK
II. QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ
TRONG QUẦN THỂ
1. Quan hệ hỗ trợ:
- Quan hệ giữa các cá thể cùng loài nhằm hỗ
trợ nhau trong các hoạt động sống.
- Ví dụ: hiện tượng nối liền rễ giữa các cây
thông. Chó rừng thường quần tụ từng đàn…..
- Ý nghĩa:
+ Khai thác tối ưu nguồn sống

 


Biểu hiện của
quan hệ hỗ trợ
Ý nghĩa
Hỗ trợ giữa các cá
thể trong nhóm cây
bạch đàn
Các cây dựa vào
nhau nên chống
được gió bão
Các cây thông
nhựa liền rễ nhau
Chó rừng hỗ trợ
nhau trong đàn
Nhóm 2: Tìm hiểu quan hệ cạnh tranh:
Khái niệm Ví dụ Ý nghĩa
HS: Theo dõi nội dung SGK, hình ảnh trả lời
GV: Cho đại diện nhóm trả lời → bổ sung
GV: Từ những ví dụ trên, hãy cho biết:
Có những hình thức cạnh tranh nào phổ
biến? Nêu nguyên nhân và hiệu quả của
các hình thức cạnh tranh đó?
Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng tỉa
thưa ở thực vật. Nguyên nhân và hiệu quả
của việc phát tán cá thể động vật ra khỏi
đàn là gì? Nêu ví dụ?
HS. Dựa vào SGK và phần trên để trả lời.
GV. Chỉnh lí và kết luận
+ Tăng khả năng chống lại kẻ thù và sinh sản.
+ Tăng khả năng thích nghi với môi trường
2. Quan hệ cạnh tranh:
- Quan hệ giữa các cá thể cùng loài cạnh tranh
nhau trong các hoạt động sống (
các cá thể tranh
dành nhau về thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các
nguồn sống khác; Các con đực tranh dành con
cái).
- Ví dụ: Thực vật cạnh tranh ánh sáng, động
vật cạnh tranh thức ăn, nơi ở, bạn tình….
- Ý nghĩa:
+ Duy trì mật độ cá thể phù hợp trong quần thể
+ Đảm bảo và thúc đẩy quần thể phát triển.
+ Cạnh tranh
Di cư Hình thành quần thể
mới
Loài mới

3. Hoạt động luyện tập
Nhắc lại một số kiến thức trọng tâm. Phân biệt các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong quần
thể ? Ví dụ ? Ý nghĩa của các mối quan hệ sinh thái đó ?
4. Hoạt động vận dụng
Câu 1. Những đặc điểm có thể có ở một quần thể sinh vật:
Câu 2. Hãy nêu các ví dụ về quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
Tại sao nói quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với
môi trường sống, giúp cho quần thể tồn tại và phát triển ổn định?
Câu 3. Các cá thể của đàn bò rừng tập trung nhau lại biểu hiện mối quan hệ nào trong quần thể? Lối
sống bầy đàn ở động vật mang lại cho quần thể những lợi ích gì?
5. Hoạt động mở rộng
Câu 1. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật
Câu 2. Những hình thức cạnh tranh cùng loài phổ biến, nguyên nhân và hiệu quả của các hình thức
cạnh tranh đó
Câu 3. Nguyên nhân và ý nghĩa của hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật và hiệu quả của việc phát tán
cá thể động vật ra khỏi bầy đàn.
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC :
1. HD học bài cũ :
Sơ đồ hóa bằng sơ đồ tư duy về nội dung bài học
2. HD chuẩn bị bài mới :
Đọc trước bài 37 và trả lời câu hỏi :
Câu 1. Sự hiểu biết về tỉ lệ giới tính của sinh vật có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi và bảo vệ
môi trường?
Câu 2. Quần thể được chia thành các nhóm tuổi khác nhau như thế nào? Nhóm tuổi của quần thể có
thay đổi không và phụ thuộc vào những nhân tố nào?
Câu 3. Hãy nêu các kiểu phân bố của quần thể trong không gian, ý nghĩa sinh thái của các kiểu phân
bố đó. Lấy ví dụ minh hoạ.
Câu 4. Thế nào là mật độ cá thể của quần thể? Mật độ cá thể có ảnh hưởng đến các đặc điểm sinh
thái khác của quần thể như thế nào?
Câu 5. Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì? 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 12 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 12 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 12 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 12 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống