Giáo án Sinh học 12 Chủ đề quần thể mới nhất

Tải xuống 9 2.1 K 64

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 12 chủ đề quần thể mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                                          CHỦ ĐỀ: QUẦN THỂ SINH VẬT
A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
1. Mô tả chuyên đề
- Bài 36: Khái niệm về quần thể và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần
thể
- Bài 37,38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể
- Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể
2. Mạch kiến thức của chuyên đề
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1.
Khái niệm về quần thể
2.1.2. Các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể:
1. Quan hệ hỗ trợ
2. Quan hệ cạnh tranh
2.1.3 Các đặc trưng cơ bản của quần thể:
1. Sự phân bố của các quần thể trong không gian:
2. Cấu trúc giới tính:
3. Tuổi và cấu trúc tuổi:
4. Kích thước quần thể:
5. Mật độ:
6. Sự tăng trưởng kích thước qthể
2.1.4 Biến động số lượng cá thể của quần thể:
1. Khái niệm về biến động số lượng
2. Các dạng biến động số lượng:
- Biến động không theo chu kì
- Biến động theo chu kì
3. Nguyên nhân gây biến động và sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
- Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể
- Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
- Trạng thái cân bằng của quần thể
2.2. Vận dụng thực tế:
- Vận dụng kiến thức mật độ để tuyên truyền đến người dân về điều chỉnh mật độ
cho phù hợp để tăng năng suất vật nuôi, cây trồng.
- Vận dụng kiến thức biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì để có kế
hoạch khai thác tài nguyên sinh vật một cách hợp lí.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Xác định rõ dấu hiệu bản chất của khái niệm quần thể , trên cơ sở đó phát biểu
chính xác định nghĩa quần thể và lấy được ví dụ minh hoạ.
- Nêu được các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong quần thể : quan hệ hỗ trợ
và quan hệ cạnh tranh. Nêu được ý nghĩa sinh thái của các quan hệ đó.
- Chỉ ra được các đặc trưng cơ bản của quần thể từ đó thấy được những ý nghĩa thực
tiễn của nó .
- Nêu được một số đặc trưng cơ bản về cấu trúc của quần thể.
- Nêu được khái niệm kích thước quần thể và sự tăng trưởng kích thước quần thể
trong điều kiện môi trường bị giới hạn và không bị giới hạn.
- Nêu được khái niệm và các dạng biến động số lượng của quần thể : theo chu kì và
không theo chu kì, những nguyên nhân gây ra biến động số lượng đó.
- Nêu được cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
2. Kỹ năng:
- Rèn HS kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát
- Rèn HS kĩ năng phân tích, nhận biết, so sánh, tổng hợp về các đặc trưng của quần
thể.
-Rèn luyện kĩ năng so sánh phân tích tổng hợp
-Vận dụng những kiến thức của bài học giải thích các vấn dề có liên quan trong sản xuất
nông nghiệp và bảo vệ môi trường
- Phân biệt quần thể với quần tụ ngẫu nhiên các cá thể bằng các ví dụ cụ thể.
- Sưu tầm các tư liệu đề cập đến các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể và
sự biến đổi số lượng của quần thể.
3.Thái độ:
-
Giáo dục HS bảo vệ môi trường sống và dân số.
- Giáo dục HS bảo vệ môi trường sống của sinh vật, bảo vệ các loài động vật.
4. Xác định các năng lực hướng tới của chủ đề:
a. Các năng lực chung:
1. Năng lực tự học:
-Xây dựng được kế hoạch làm việc :

Thời
gian
Nội dung công
việc
Người
chuẩn bị
và thực
hiện
Phương
pháp thực
hiện
Kết quả
1 tuần Khái niệm về quần
thể và mối quan hệ
giữa các cá thể
trong quần thể
Học sinh Nghiên cứu
SGK + Sách
bài tập sinh
12 + Các tài
liệu liên quan
Xác định rõ dấu hiệu bản chất của
khái niệm quần thể , trên cơ sở đó
phát biểu chính xác định nghĩa quần
thể và lấy được ví dụ minh hoạ.
Nêu được các mối quan hệ sinh thái
giữa các cá thể trong quần thể : quan
hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh. Nêu
được ý nghĩa sinh thái của các quan
hệ đó.
Các đặc trưng cơ
bản của quần thể:
Học sinh Nghiên cứu
SGK + Sách
bài tập sinh
12 + Các tài
liệu liên quan
Phân biệt được 3 kiểu phân bố cá thể
trong quần thể. Ý nghĩa của mỗi
kiểu phân bố.
Nêu được khái niệm cấu trúc tuổi,
cấu trúc giới tính.Ý nghĩa sinh thái
của cấu trúc tuổi, cấu trúc giới tính.
1 tuần Các đặc trưng cơ
bản của quần thể:
Học sinh Nghiên cứu
SGK + Sách
bài tập sinh
12+ Các tài
liệu liên quan
- Nêu được khái niệmkích thước quần
thể, mật độ và sự tăng trưởng kích
thước quần thể trong điều kiện môi
trường bị giới hạn và không bị giới
hạn.

 

Biến động số
lượng cá thể của
quần thể:
Học sinh Nghiên cứu
SGK + Sách
bài tập sinh
12+ Các tài
liệu liên quan
- Nêu được khái niệm và các dạng
biến động số lượng của quần thể :
theo chu kì và không theo chu kì,
những nguyên nhân gây ra biến động
số lượng đó.
- Nêu được cơ chế điều chỉnh số
lượng cá thể của quần thể.

 

TT Tên năng lực Các kỹ năng thành phần
1. Năng lực nhận biết,
phát hiện và giải
quyết vấn đề
- Năng lực vận dụng kiến thức các đặc trưng cơ bản của quần thể để
giải quyết các vấn đề thực tiễn trong chăn nuôi, trồng trọt; khai thác
tài nguyên sinh vật .
2. Năng lực tư duy - Phân tích mối quan hệ giữa điều kiện môi trường và kiểu tăng
trưởng kích thước quần thể
- Phân biệt được mối quan hệ giữa các dạng biến động và sự thay
đổi của điều kiện môi trường
- Hệ thống hóa các dặc trưng cơ bản của quần thể.
3. Năng lực tự quản lý - Quản lí thời gian của bản thân,quản lí nhóm,...
4. Nghiên cứu sử dụng
công nghệ thông tin
và truyền thông
- Tìm hiểu kiến thức trên internet, chuẩn bị bài trên các phần mềm
dạy học
5. Năng lực giao tiếp,
hợp tác
-Trao đổi với các bạn trong nhóm về nội dung các câu hỏi GV giao
về nhà.
- Làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm trong nhóm và giữa các
nhóm nghiên cứu...
6. Năng lực ngôn ngữ Phát triển ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thông qua trình bày, tranh
luận, thảo luận về các nội dung kiến thức của chủ đề.
7. Năng lực tính toán Biết cách tính kích thước quần thể do tác động của các nhân tố: sinh
sản, tử vong, nhập cư, xuất cư.


b) Các năng lực chuyên biệt.
1. Kĩ năng quan sát:
- Quan sát sự đa dạng ,phong phú của các quần thể sinh vật trong tự nhiên
2. Phân loại:
- Phân loại quần thể với quần tụ ngẫu nhiên các cá thể; các đặc trưng cơ bản của
quần thể; các dạng biến động số lượng các thể của quần thể
3
- Xử lý và trình bày số liệu
- Lập được bảng so sánh các kiểu phân bố các thể; các kiểu tăng trưởng kích thước
quần thể
4- Kĩ năng tính toán
- HS vận dụng toán học để tính kích thước quần thể do tác động của các nhân tố:
sinh sản, tử vong, nhập cư, xuất cư.
5- Đưa ra các định nghĩa
- Đưa ra khái niệm về quần thể sinh vât, cấu trúc tuổi, cấu trúc giới tính, kích thước
quần thể, mật độ.
6- Đưa ra các tiên đoán
- Dự đoán được các mối quan hệ giữa các kiểu biến động số lượng các thể của quần
thể với điều kiện mội trường .
7- Xác định biến và đối chứng
Xác định biến là tháp dân số của một số nước trên thế giới so với đối chứng là các
dạng tháp tuổi.
8- Tìm kiếm mối quan hệ:
Tìm hiểu mối quan hệ giữa các nhân tố sinh thái của môi trường với sự biến động số
lượng các thể của quần thể.
9- Hình thành giả thuyết khoa học:
Đưa ra các dự đoán về sự biến đổi của các quần thể sinh vật quí hiếm trong tự nhiên
10- Xử lý và trình bày số liệu: Trình bày sự tăng dân số nhân loại qua các giai đoạn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1 .Chuẩn bị của giáo viên
-
Nghiên cứu SGK,SGV, chuẩn kiến thức kỹ năng và các tài liệu liên quan
- Thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập cho HS chuẩn bị trước ở nhà

- Phân nhóm HS và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm ở tiết 1 của chủ đề.
- Trong khâu chia nhóm GV chủ động chia nhóm sao cho học lực của HS phù hợp
với nội dung câu hỏi.
NỘI DUNG PHIẾU HỌC TẬP : (HS chuẩn bị trước ở nhà)
Nội dung 1: KHÁI NIỆM VỀ QUẦN THỂ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC
CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ .
Câu 1.
Nêu khái niệm quần thể sinh vật? Nhận biết các dấu hiệu của 1 quần thể sinh
vật? Lấy ví dụ minh họa?
Câu 2. Các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể?- Thế nào là quan hệ hỗ trợ?
Các em hãy cho VD về cách sống bầy đàn hay quần tụ của động vật mà em biết trong
thiên nhiên? Các bụi tre, nứa sống chen chúc nhau trong một không gian hẹp như
thế chúng có những lợi ích và bất lợi gì? Trong cách sống bầy đàn, các cá thể nhận
biết nhau bằng những tín hiệu đặc trưng nào?
Câu 3. Khi nào quần thể dẫn đến quan hệ cạnh tranh? Cho VD.Tại sao trong thực
tế, cạnh tranh cùng loài ít xảy ra?
- Các cá thể cùng loài có kí sinh vào nhau không? Xuất hiện trong điều kiện nào? Ý
nghĩa?
- Ở điều kiện nào xảy ra ăn thịt đồng loại? Điều đó có lợi gì cho sự tồn tại của loài?
Nội dung 2: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ
Câu 1. Phân biệt các kiểu phân bố cá thể trong không gian quần thể?

Kiểu phân bố Đặc điểm Ý nghĩa Ví dụ
Phân bố theo
nhóm
Phân bố đồng
đều
Phân bố ngẫu
nhiên

Câu 2.Tỉ lệ giới tính là gì ? Tỉ lệ giới tính cho phép ta biết được điều gì ?Tỉ lệ giới
tính thay đổi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cho ví dụ ? Ý nghĩa trong chăn nuôi
?

Câu 3.Phân biệt 3 khái niệm tuổi ? Cấu trúc tuổi là gì? Trong giới hạn sinh thái, cấu
trúc tuổi của qthể biến đổi như thế nào ? Nêu mối quan hệ giữa các nhóm tuổi trong
mỗi cấu trúc tuổi ?Nêu ý nghĩa của các dạng tháp tuổi ?
Cấu trúc dân số của quần thể người?Dân số thế giới đã tăng trưởng qua mấy giai
đoạn?
Câu 4. Thế nào là kích thước quần thể? Hãy phân biệt KT quần thể và kích thước
cơ thể? Làm bài tập lệnh trang 219 SGK.
- Kích thước tối thiểu là gì? Kích thước quần thể tối đa là gì ? Điều gì xảy ra nếu
kích thước quần thể nhỏ hơn kích thước tối thiểu, lớn hơn kích thước tối đa? Ý nghĩa
?Các nhân tố gây ra biến động kích thước quần thể? Công thức tính kích thước quần
thể?
Câu 5. Thế nào là mật độ cá thể của quần thể? Vì sao mật độ cá thể của quần thể
được coi là một trong một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể?
Câu 6. Có mấy kiểu tăng trưởng kích thước quần thể? Phân biệt các kiểu tăng trưởng
kích thước quần thể trong điều kiện môi trường không giới hạn và giới hạn? ( Kich
thước cơ thể, Tuổi thọ, Chu kì sinh sản, Dễ biến động bởi những nhân tố nào).
Nội dung 3: BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT.
Câu 1.
Thế nào là biến động số lượng cá thể của quần thể? Phân biệt biến động theo
chu kì và biến động không theo chu kì( khái niệm, nguyên nhân, ví dụ)
Câu 2. Từ kiến thức bảng 39 SGK 12CB, cho biết có mấy nhóm nguyên nhân gấy
biến động số lượng cá thể của quần thể?
Nhân tố vô sinh tác động đến quần thể vào giai đoạn nào thì dễ gây chết cho các cá
thể nhất ? Vì sao ?
Nhân tố hữu sinh tác động đến quần thể biểu hiện bằng những hình thức nào?
Câu 3.Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể? Yếu tố chủ yếu chi phối đến
cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể?
Câu 4. Thế nào là trạng thái cân bằng của quần thể? Ý nghĩa thực tiễn của việc vận
dụng trạng thái cân bằng của quần thể? Cho ví dụ ?
2. Chuẩn bị của học sinh
- Nghiên cứu SGK, tham khảo thông tin trên internet
- Thực hiện như nội dung được phân công

- Tìm kiếm các thông tin, hình ảnh liên quan bài học.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh
giá

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
1. Khái niệm về
quần thể và mối
quan hệ giữa
các cá thể trong
quần thể
-Trình bày
được khái niệm
quần thể.
-Liệt kê các mối
quan hệ giữa
các cá thể trong
quần thể.
-Phân biệt được
1 tập hợp sinh
vật ngẫu nhiên
và 1 quần thể
sinh vật.
-Phân biệt được
quan hệ hỗ trợ và
quan hệ cạnh
tranh.
-Giải thích vì sao
quan hệ hỗ trợ và
cạnh tranh trong
quần thể là các
đặc điểm thích
nghi của sinh vật
với môi trường
sống, giúp cho
quần thể tồn tại và
phát triển ổn định.
-Lấy ví dụ minh
họa cho quan hệ
hỗ trợ và quan hệ
cạnh tranh trong
quần thể người.
2. Các đặc
trưng cơ bản
của quần thể.
- Liệt kê được
các đặc trưng
cơ bản của quần
thể.
-Trình bày
được khái niệm
tỉ lệ giới tính,
cấu trúc tuổi,
kích thước, mật
độ.
- Phân biệt được
3 kiểu phân bố
các thể( điều
kiện môi trường,
mối quan hệ giữa
các cá thể, ý
nghĩa).
- Phân biệt được
các dạng tháp
tuổi.
- Giải thích hậu
quả của tăng dân
số quá nhanh.Đưa
ra các biện pháp
để khắc phục hậu
quả đó.
- Vận dụng kiến
thức mật độ để
tuyên truyền đến
người dân về điều
chỉnh mật độ cho
phù hợp để tăng
năng suất vật
nuôi, cây trồng.
- Vẽ đồ thi minh
họa kiểu tăng
trưởng kích thước
quần thể trong
điều kiện môi
trường bị giới hạn
và không bị giới
hạn.
- Lập kế hoạch
tuyên truyền cho
mọi người về vấn
đề bảo vệ các loài
động, thực vật quí
hiếm.

 

3. Biến động số
lượng cá thể
của quần thể:
- Trình bày
được khái niệm
biến động số
lượng cá thể
của quần thể,
trạng thái cân
bằng của quần
thể.
- Liệt kê được
các dạng biến
động số lượng
cá thể của quần
thể.
- Phân biệt được
2 nhóm nhân tố
gây biến động số
lượng cá thể của
quần thể.
- Giải thích được
cơ chế tự điều
chỉnh
số lượng cá thể
của quần thể.
- Vận dụng kiến
thức biến động số
lượng cá thể của
quần thể theo chu
kì để có kế hoạch
khai thác tài
nguyên sinh vật
một cách hợp lí.
Sơ đồ hóa cơ chế
tự điều chỉnh số
lượng cá thể của
quần thể.

 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 12 Chủ đề quần thể mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 12 Chủ đề quần thể mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 12 Chủ đề quần thể mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 12 Chủ đề quần thể mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 12 Chủ đề quần thể mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 12 Chủ đề quần thể mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 12 Chủ đề quần thể mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 12 Chủ đề quần thể mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án Sinh học 12 Chủ đề quần thể mới nhất (trang 9)
Trang 9
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống