Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Hình học 9 chương 2 bài 5: Luyện tập Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn mới nhất theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố cho HS các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của ĐT.
2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng vẽ tiếp tuyến của đường tròn, kĩ năng giải toán chứng minh tiếp tuyến của đường tròn và một số bài toán có liên quan.
3. Thái độ: Phát huy trí lực của HS, rèn HS khả năng tư duy, sáng tạo, tính cẩn thận trong công việc.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán, năng lực tự quản lí, năng lực giải quyết vấn đề, suy luận.
- Năng lực chuyên biệt: : NL sử dụng kí hiệu, NL sử dụng các công cụ: công cụ vẽ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Sgk, Sgv, các dạng toán…
2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài; Chuẩn bị các dụng cụ học tập; SGK, SBT Toán
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá
Nội dung |
Nhận biết (M1) |
Thông hiểu (M2) |
Vận dụng (M3) |
Vận dụng cao (M4) |
DHNB tiếp tuyến của ĐT |
DHNB tiếp tuyến của ĐT |
Các tính chất đã học để giải thích |
Chứng minh 1 đ.thẳng là TT của ĐT |
Toán suy luận nâng cao. |
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP (Tiến trình dạy học)
A. KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Hs được củng cố lại các kiến thức đã được học
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhân
- Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT.
- Sản phẩm: Hs nêu được dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của ĐT và vận dụng nó để dựng hình
Nội dung |
Đáp án |
Điểm |
1. Nêu các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn? 2. Sửa bài tập 22/sgk.tr 111
|
Các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn: sgk.tr Bài tập 22/sgk.tr 111: - Dựng đường thẳng a vuông góc với d tại A - Dựng đường trung trực của AB cắt đường thẳng a tại O - Dựng đường tròn tâm O bán kính OA |
3đ 7đ |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Hs áp dụng được các kiến thức vừa học để giải một số bài tập cụ thể.
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm.
- Phương tiện và thiết bị dạy học: Thước, bảng phụ, MTBT.
- Sản phẩm: Hs giải được các bài toán liên quan đến tiếp tuyến của đường tròn
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
NỘI DUNG |
GV giao nhiệm vụ học tập. GV: Gọi HS đọc đề bài tập 24/sgk.tr111 GV: Chia lớp thành 3 nhóm và cho HS hoạt động nhóm trong thời gian 7 phút làm bài tập 24 GV: Gợi ý câu b: H: Nhận xét điểm H từ đó suy ra AH =? H: Theo hình vẽ và đề bài thì để tính OH ta áp dụng kiến thức nào? H: Xét tam giác vuông OAC tại A, đường cao AH, có thể tính OC theo hệ thức nào? GV: Gọi đại diện 1 nhóm lên bảng giải. Các nhóm khác nhận xét Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS GV chốt lại kiến thức |
Bài tập 24/sgk.tr111:
a) Gọi H là giao điểm của OC và AB Tam giác AOB cân tại O, OH là đường cao nên cũng là đường phân giác hay OBC = OAC (c.g.c) = = 900 Do đó: CB là tiếp tuyến của đường tròn (O) b) Ta có: Áp dụng định lý Pitago cho tam giác vuông OAH ta có: OH2 + AH2 = OA2 OH2 = OA2 - AH2 = 152 - 122 = 81 OH = 9 (cm) Xét tam giác OAC vuông tại A, đường cao AH nên : OA2 = OH.OC OC = OA2 : OH = 225 : 9 = 25 (cm) |
GV giao nhiệm vụ học tập. GV: Gọi HS đọc đề bài tập 25/sgk.tr112 GV: Chia lớp thành 3 nhóm và cho HS hoạt động nhóm bài tập 25 trong thời gian 7 phút. HS: Hoạt động theo nhóm GV: Kiểm tra hoạt động của các nhóm. Gọi đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày câu a và đại diện 1 nhóm khác lên bảng làm câu b Các nhóm khác nhận xét GV: Đánh giá, hoàn chỉnh và cho thêm một câu hỏi mở rộng: “chứng minh EC là tiếp tuyến của đường tròn” HS: Suy nghĩ thực hiện GV: Gọi HS lên bảng làm bài HS: Lên bảng trình bày GV: Gọi HS nhận xét HS: Nhận xét GV: Đánh giá, sửa hoàn chỉnh GV: Nhấn mạnh các kiến thức trọng tâm: + Liên hệ giữa đường kính và dây. + Dấu hiệu nhận biết các tứ giác đã học + Tỉ số lượng giác của góc nhọn Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS GV chốt lại kiến thức |
Bài tập 25/sgk.tr112:
a) Ta có: OA BC nên MB = MC (Định lý đường kính vuông góc với dây cung) Tứ giác OCAB có : MO = MA ; MB = MC nên là hình bình hành. Lại có : OA BC nên OCAB là hình thoi b) Trong tam giác OBA có : OM vừa là đường cao, vừa là trung tuyến nên cân tại B => OB = AB Mặt khác: OB = OA (bán kính ) OBA là tam giác đều = 600 Xét tam giác OBE vuông tại B, Áp dụng hệ thức giữa cạnh và góc trong một tam giác vuông, ta có: BE = OB.tan 600 = R c) Chứng minh tương tự, ta có: = 600 Xét hai tam giác BOE và COE có: OB = OC = 600 cạnh OE chung nên : (c.g.c) mà = 900 nên = 900 Vậy CE là tiếp tuyến của đường tròn (O) |
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
+ Xem lại các BT đã giải
+ Đọc phần: “Có thể em chưa biết”
+ Chuẩn bị bài: “Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau”
CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS:
Câu 1: Nêu các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn? (M1)
Câu 2: Để chứng minh một đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn thì ta cần làm gì? (M2)
Câu 3: Bài tập 21.22 sgk (M3)