Giáo án Sinh học 9 Bài 25: Thường biến mới nhất - CV5555

Tải xuống 10 2.4 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 25: Thường biến mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                                                         Bài 25: THƯỜNG BIẾN
I. MỤC TIÊU
:
1. Kiến thức
:
- HS hiểu và hiểu được khái niệm thường biến
- Biết và phân biệt được thường biến với đột biến về các phương diện: Khái niệm,
khả năng di truyền, sự biểu hiện trên kiểu hình, ý nghĩa.
- Hiểu được khái niệm mức phản ứng và ý nghĩa của nó trong chăn nuôi trồng trọt.
- Hiểu được ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và mức phản
ứng của chúng để ứng dụng trong nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng.
2. Năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

N¨ng lùc chung N¨ng lùc chuyªn biÖt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT
- Năng lực kiến thức sinh học
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp (1p):
2. Kiểm tra bài cũ (6p)
:
1/ Thể đa bội là gì? Cho VD? (2đ)

2/ Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường thông qua những dấu hiệu nào?
Nguyên nhân nào làm cho thể đa bội có các đặc điểm trên
? ứng dụng các đặc điểm
của chúng trong chọn giống cây trồng như thế nào? (8đ)
Đáp án:
1/ Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào s/dưỡng có số NST là bội của n gọi là thể
đa bội. (2đ)
2/ Có thể, nhận biết qua dấu hiệu tăng kích thước các cơ quan của cây. (2đ)
- Nguyên nhân nào làm cho thể đa bội có các đặc điểm trên ?
- Tế bào đa bội có số lượng NST tăng lên gấp bội só lượng ADN cũng tăng tương
ứng vì thế quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn
kích thước tế
bào của thể đa bội lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh, chống
chịu với ngoại cảnh tốt. (3đ)
- Hiện tượng đa bội thể khá phổ biến ở thực vật đã được ứng dụng hiệu quả trong
chọn giống cây trồng.
+ Tăng kích thước thân cành để tăng sản lượng gỗ (dương liễu...)
+ Tăng kích thước thân, lá, củ để tăng sản lượng rau, hoa màu.
+ Tạo giống có năng suất cao, chống chịu tốt với các điều kiện không thuận
lợi của môi trường. (3đ)
3. Bài mới:

Họat động của giáo viên Họat động của học sinh Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu(5’)
a. Mục tiêu:
HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế
cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng
lực quan sát, năng lực giao tiếp.
- Câu hỏi 1: Cùng được cho ăn và ăn đầy đủ nhưng lợn Ỉ Nam Định chỉ đạt 50 kg, lơn
Đại Bạch có thể đạt 185 kg. Kiểu hình khối lượng này do yếu tố nào quy định? (Giống,
gen).


3

- Câu hỏi 2: Cũng lợn Đại Bạch đó nhưng cho ăn và chăm sóc kém thì khối lượng có đạt
được 185 kg hay không? ở đây khối lượng chịu ảnh hưởng của yếu tố nào? (yếu tố kĩ
thuật – môi trường sống).
GV: Tính trạng nói riêng và kiểu hình nói chung chịu ảnh hưởng của 2 yếu tố là
kiểu gen và môi trường. Bài hôm nay ta sẽ nghiên cứu về tác động của môi trường đến
sự biến đổi kiểu hình của sinh vật.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
a) Mục tiêu:
khái niệm mức phản ứng và ý nghĩa của nó trong chăn nuôi trồng trọt.
- ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và mức phản ứng của chúng để
ứng dụng trong nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng.
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt
động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
- Yêu cầu HS quan sát tranh
ảnh mẫu vật các đối tượng và:
+ Nhận biết thường biến dưới
ảnh hưởng của ngoại cảnh.
+ Nêu các nhân tố tác động
gây thường biến.
- GV chốt đáp án đúng.
- Từ đối tượng trên yêu cầu HS
trả lời câu hỏi:
? Qua các VD trên, kiểu hình
thay đổi hay kiểu gen thay
đổi? Nguyên nhân nào làm
thay đổi? Sự thay đổi này diễn
ra trong đời sống cá thể hay
- HS quan sát kĩ tranh ảnh
mẫu vật: cây rau dừa nước,
củ su hào ...
Thảo luận nhóm và ghi vào
bảng báo cáo thu hoạch.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS hiểu được :
+ Kiểu gen không thay đổi,
kiểu hình thay đổi dưới tác
động trực tiếp của môi
trường. Sự thay đổi này
xảy ra trong đời sống cá
thể.
I. Sự biến đổi kiểu hình
do tác độngcủa môi
trường (13p)
1. Khái niệm
: Thường
biến là những biến đổi kiểu
hình của cùng một kiểu
gen, phát sinh trong đời
sống cá thể dưới ảnh
hưởng trực tiếp của môi
trường.
2. Phân biệt thường biến
và đột biến
* Thường biến :
+ Là những biến đổi kiểu
hình, không biến đổi kiểu


4

trong quá trình phát triển lịch
sử?
? Thường biến là gì?
? Thường biến khác đột biến
ở điểm nào?
- Yêu cầu HS thảo luận
Nhóm hoàn thành PHT.
- GV giải thích rõ từ: “đồng
loạt, xác định”: những cá thể
có cùng kiểu gen và sống
trong điều kiện khác nhau thì
kiểu hình đều biến đổi giống
nhau. Có thể xác định được
hướng biến đổi này nếu biết rõ
nguyên nhân.
- GS n/xét và chốt kiến thức
mục I.
- HS rút ra định nghĩa.
- HS thảo luận nhóm,
thống nhấy ý kiến và điền
vào PHT.
- Đại diện nhóm trình bày,
HS khác nhận xét, bổ sung.
gen nên không di truyền
được.
+ Phát sinh đồng loạt theo
cùng 1 hướng tương ứng
với điều kiện môi trường,
có ý nghĩa thích nghi nên
có lợi cho bản thân sinh
vật.
* Đột biến :
+ Là những biến đổi trong
vật chất di truyền (NST,
ADN) nên di truyền được.
+ Xuất hiện với tần số
thấp, ngẫu nhiên, cá biệt,
thường có hại cho bản thân
sinh vật.

PHT: Nhận biết 1 số thường biến

Đối
tượng
Điều kiện môi
trường
Kiểu hình tương ứng Kiểu gen Nhân tố tác
động
1. Cây
rau dừa
nước
- Trên cạn
- Ven bờ
- Trên mặt nước
- Thân, lá nhỏ
- Thân, lá lớn hơn
- Thân, lá lớn hơn, rễ
biến đổi thành phao
Không đổi Độ ẩm
2. Củ
su hào
- Chăm sóc đúng kĩ
thuật
- Chăm sóc không
đúng kĩ thuật.
- Củ to
- Củ nhỏ
Không đổi Kĩ thuật
chăm sóc


5

- GV yêu cầu HS và trả lời
câu hỏi:
? Sự biểu hiện ra kiểu hình
của 1 kiểu gen phụ thuộc
những yếu tố nào?
?- Nhận xét mối quan hệ
giữa kiểu gen, môi trường
và kiểu hình?
? Những tính trạng nào chịu
ảnh hưởng của môi trường?
? Những tính trạng nào chịu
ảnh hưởng của kiểu gen?
? Tính dễ biến dị của các
tính trạng số lượng liên
quan đến năng suất có lợi và
hại gì trong sản suất?
-
GV n/xét và chốt kiến
thức.
- Từ những VD ở mục I và
thông tin ở mục II, HS hiểu
được :
+ Kiểu hình của 1 kiểu gen
phụ thuộc vào kiểu gen và
môi trường.
+ HS rút ra kết luận.
+ Đúng quy trình sẽ làm
năng suất tăng.
+ Sai quy trình
năng suất
giảm.
II. Mối quan hệ giữa kiểu gen,
môi trường
và kiểu hình (11p)
- Bố mẹ không truyền cho
con những tính trạng có sẵn
mà truyền một kiểu gen quy
định cách phản ứng trước
môi trường.
- Kiểu hình (tập hợp các tính
trạng) là kết quả tương tác
giữa kiểu gen và môi trường.
- Các tính trạng chất lượng
phụ thuộc chủ yếu vào kiểu
gen, thường ít chịu ảnh
hưởng của môi trường. Còn
các tính trạng về số lượng
phụ thuộc chủ yếu vào môi
trường.
- Ví dụ: (SGK/T72)
- GV yêu cầu HS đọc VD
SGK và trả lời câu hỏi:
? Sự khác nhau giữa năng
suất bình quân và năng suất
tối đa của giống lúa DR
2 do
đâu?
? Giới hạn năng suất do
giống hay kĩ thuật trồng trọt
quy định?
- HS đọc kĩ VD SGK, vận
dụng kiến thức mục 2 và
nêu được:
+ Do kĩ thuật chăm sóc.
+ Do kiểu gen quy định.
- HS tự rút ra kết luận.
III. Mức phản ứng
(7p)
.
- Mức phản ứng là giới hạn
của thường biến của một
kiểu gen trước những biến
đổi của môi trường.
- Ứng dụng: Muốn


6

? Mức phản ứng là gì?
- GV nói thêm: tính trạng số
lượng có mức phản ứng
rộng, tính trạng chất lượng
có mức phản ứng hẹp.
- GV nhấn mạnh: mỗi gen
có một mức phản ứng nhất
định
muốn vật nuôi cây
trồng có kiểu hình tốt ( tính
trạng chất lượng ) cần tạo ra
cơ thể có kiểu gen có mức
phản ứng rộng….
tăng năng suất vật nuôi cây
trồng cần chọn, tạo những giống
có kiểu
gen có mức phản ứng rộng.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
a. Mục tiêu:
Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp
tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.
Câu 1: Thường biến là:
A. Sự biến đổi xảy ra trên NST .
B. Sự biến đổi xảy ra trên cấu trúc di truyền.
C. Sự biến đổi xảy ra trên gen của ADN.
D. Sự biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen.
Câu 2: Nguyên nhân gây ra thường biến là:
A. Tác động trực tiếp của môi trường sống.
B. Biến đổi đột ngột trên phân tử AND.
C. Rối loạn trong quá trình nhân đôi của NST.
D. Thay đổi trật tự các cặp nuclêôtit trên gen.
Câu 3: Biểu hiện dưới đây là của thường biến:
A. Ung thư máu do mất đoạn trên NST số 21.


7

. Bệnh Đao do thừa 1 NST số 21 ở người.
C. Ruồi giấm có mắt dẹt do lặp đoạn trên NST giới tính X.
D. Sự biến đổi màu sắc trên cơ thể con thằn lằn theo màu môi trường.
Câu 4: Thường biến xảy ra mang tính chất:
A. Riêng lẻ, cá thể và không xác định.
B. Luôn luôn di truyền cho thế hệ sau.
C. Đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.
D.Chỉ đôi lúc mới di truyền.
Câu 5: Ý nghĩa của thường biến là:
A. Tạo ra sự đa dạng về kiểu gen của sinh vật.
B. Giúp cho cấu trúc NST của cơ thể hoàn thiện hơn.
C. Giúp sinh vật biến đổi hình thái để thích nghi với điều kiện sống.
D.Cả 3 ý nghĩa nêu trên.
Câu 6: Yếu tố "Giống" trong sản xuất nông nghiệp tương đương với:
A. kiểu hình.
B. kiểu gen.
C. năng suất.
D. môi trường.
Câu 7: Đặc điểm nào có ở thường biến nhưng không có ở đột biến?
A. Xảy ra đồng loạt và xác định.
B. Biểu hiên trên cơ thể khi phát sinh.
C. Kiểu hình của cơ thể thay đổi.
D. Do tác động của môi trường sống.
Câu 8: Nội dung nào sau đây không đúng?
A. Kiểu gen quy định giới hạn của thường biến.
B. Giới hạn của thường biến phụ thuộc vào M trường.
C. Bố mẹ không di truyền cho con tính trạng hình thành sẵn mà di truyền một kiểu gen.
D. Môi trường sẽ quy định kiểu hình cụ thể trong giới hạn của mức phản ứng do kiểu
gen quy định.
Câu 9: Trong việc tăng suất cây trồng yếu tố nào là quan trọng hơn?


8

A. Kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi .
B. Giống cây trồng và vật nuôi .
C. Điều kiện khí hậu.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 10: Thường biến có thể xảy ra khi:
A. cơ thể trưởng thành cho đến lúc chết .
B. cơ thể còn non cho đến lúc chết .
C. mới là hợp tử .
D. còn là bào thai .
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
a. Mục tiêu:
Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh
tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi
sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập
1/ Thường biến là gì ? Cho ví dụ ? (MĐ1)
2/ Phân biệt thường biến với đột biến ? (MĐ2)
3/ Giải thích vì sao có sự khác nhau của cây bèo tây khi sống ở môi trường cạn và môi
trường nước ? (MĐ3)
4/ Hãy dự đoán kiểu hình của con tắc kè khi nó sống ở các môi trường khác nhau ?
(MĐ4)
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.


9

Đáp án:
1/ Thường biến là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh
hưởng trực tiếp của môi trường.
Ví dụ: Các kiểu lá khác nhau ở cây dừa cạn, lá cây rau mác…sống ở 2 môi trường
khác nhau.
2/

Thường biến Đột biến
- Là những biến đổi về kiểu hình.
- Không di truyền.
- Biểu hiện theo hướng xác định.
- Thường có lợi cho bản thân sinh
vật.
- Là những biến đổi về kiểu gen.
- Di truyền được.
- Biểu hiện không theo hướng xác
định.
- Đa số có hại.
3/ Sự biến đổi kiểu hình để t/nghi với điều kiện sống:
+ Cuống lá cây bèo tây sống ở nước phình to ra, bên trong xốp chứa nhiều khí giúp cây
sống nổi trên mặt nước:
+ Cuống lá cây bèo tây sống trên cạn nhỏ, dài để tránh gió.
4/ Khi ở môi trường khác nhau thì kiểu hình con tắc kè khác nhau.
Ví dụ: Con tắc kè khi sống ở mặt đất thì màu sắc cơ thể biến đổi thành màu giống màu
đất, khi sống ở trên cây thì có màu sắc giống màu cây.
- Giải thích câu của ông cha ta: “Nhất nước, nhì phân, tam cần tứ giống”. Theo em câu
nói này đúng hay sai?
(Câu nói này thời ông cha ta thì đúng, nhưng ngày nay không còn phù hợp)
Câu 3: Người ta vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường với các tính trạng
số lượng trong trường hợp tạo điều kiện thuận lợi nhất để đạt tới năng suất tối đa và hạn
chế các điều iện ảnh hưởng xấu, làm giảm năng suất. Người ta vận dụng những hiểu biết
về mức phản ứng để tăng năng suất vật nuôi, cây trồng theo 2 cách: áp dụng kĩ thuật chăn
nuôi trồng trọt thích hợp hoặc cải tạo, thay giống cũ bằng giống mới có tiềm năng năng
suất cao hơn.

4. Dặn dò (1p):
- Học bài theo nội dung SGK.

- Đọc và soạn bài 26-27: Thực hành nhận biết 1 vài dạng đột biến – Quan sát thường
biến.
- Làm câu hỏi 1, 3 vào vở.
- Sưu tầm tranh ảnh về đột biến ở vật nuôi, cây trồng.
- Chuẩn bị các tranh ảnh về thường biến.
- Mầm khoai lang hoặc khoai tây mọc trong tối và ngoài sáng.
- Chuẩn bị các mẫu vật bài 27 yêu cầu.
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 25: Thường biến mới nhất - CV5555 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 25: Thường biến mới nhất - CV5555 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 9 Bài 25: Thường biến mới nhất - CV5555 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 9 Bài 25: Thường biến mới nhất - CV5555 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 9 Bài 25: Thường biến mới nhất - CV5555 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 9 Bài 25: Thường biến mới nhất - CV5555 (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 9 Bài 25: Thường biến mới nhất - CV5555 (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 9 Bài 25: Thường biến mới nhất - CV5555 (trang 8)
Trang 8
Giáo án Sinh học 9 Bài 25: Thường biến mới nhất - CV5555 (trang 9)
Trang 9
Giáo án Sinh học 9 Bài 25: Thường biến mới nhất - CV5555 (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống