Giáo án Sinh học 9 Bài 25: Thường biến mới, chuẩn nhất

Tải xuống 4 2.7 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 25: Thường biến mới, chuẩn nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Sinh học lớp 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

Giáo án Sinh học 9 Bài 25: Thường biến

I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức:

  • Trình bày được khái niệm thường biến, sự khác nhau của thường biến với đột biến về phương diện: khái niệm, khả năng di truyền và sự biểu hiện bằng KH, ý nghĩa
  • Trình bày được khái niệm mức phản ứng và ý nghĩa của nó trong chăn nuôi, trồng trọt.
  • Trình bày được ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và mức phản ứng của chúng để ứng dụng trong việc nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng.

2/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ và kĩ năng thảo luận nhóm, làm việc với SGK.

3/ Thái độ: Thấy được sự đa dạng của sinh vật  yêu thích bảo vệ thiên nhiên

II/ Phương tiện dạy học:

1/ Giáo viên: Tranh phóng to hình 25 SGK hoặc máy chiếu và phim ghi hình 25 SGK.

2/ Học sinh: Mẫu vật: cây rau mác ở cạn và cây rau mác ở nước, cây dừa cạn và cây dừa nước…

III/ Tiến trình dạy học:

1.Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ: Đột biến đa bội khác với đột biến dị bội ở những điểm nào?

3. Bài mới

a. Mở bài

GV: Tại sao có những loại cây (cùng một KG), nhưng sống ở mt khác nhau lại có những KH khác nhau?

b. Nội dung

Hoạt động 1: Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Cho HS quan sát tranh hình 25 SGK, nghiên cứu SGK để trả lời các câu hỏi:

+Trong các câu viết về các ví dụ trên, nhữnh từ nào chỉ kiểu gen, những từ nào chỉ kiểu hình?

 

+Xét ở các VD trên thì kiểu hình thay đổi hay kiểu gen thay đổi?

+Nguyên nhân làm thay đổi? Sự thay đổi này diễn ra trong đời sống cá thể hay trong quá trình phát triển lịch sử?

+ Thường biến là gì?

 

 

 

 

 

GV nhận xét bổ sung

GV giải thích rõ từ “đồng loạt, xác định”: Những cá thể có cùng KG và sống trong điều kiện giống nhau thì KH đều biến đổi giống nhau, có thể xác định hướng biến đổi này nếu biết rõ nguyên nhân

+Thường biến có di truyền được cho đời sau không, vì sao?

+Thường biến là loại biến dị có lợi hay có hại vì sao?

- HS quan sát tranh hình 25 SGK và nghiên cứu các ví dụ ở SGK và thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi

+  Cây rau dừa cạn, giống su hào: KG

Lá nhỏ, lá to, màu nhạt màu sẫm, củ to, củ nhỏ: KH

+ KH thay đổi, KG không thay đổi

 

+ Do tác động trực tiếp của môi trường, sự thay đổi này xảy ra trong đời sống cá thể

 

+ Thường biến là những biến đổi KH phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của mt.

 

- Đại diện một vài nhóm HS trả lời, các nhóm khác bổ sung.

 

 

 

 

 

 

+Không, vì đây chỉ là biến đổi KH không phải là biến đổi KG

+ Có lợi, vì giúp sinh vật thích nghi được với  sự thay đổi nhất thời hoặc theo chu kì của môi trường

 

KL

1.Sự biến đổi của kiểu hình do tác động của môi trường

  Cùng một kiểu gen nhưng ở những môi trường khác nhau có những kiểu hình khác nhau.

  Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể do ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

Hoạt động 2: Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Yêu cầu HS tìm hiểu SGK, thảo luận nhóm để rút ra nhận xét về mqh giữa KG môi trường và KH.

GV: + Những tính trạng nào phụ thuộc  chủ yếu vào KG ? Cho ví dụ.

+ Những tính trạng nào thường chịu ảnh hưởng nhiều của mt? Cho ví dụ?

KG, môt trường và KH có mối quan hệ như thế nào?

+Trong sản xuất, các yếu tố sau: giống, kĩ thuật sản xuất; yếu tố nào là KG, yếu tố nào là KH, yếu tố nào là môi trường?

- HS tìm hiểu SGK, thảo luận theo nhóm và cử đại diện trình bày trước lớp.

 

+ Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếy vào KG, thường ít chịu ảnh hưởng của môi trường

+ Các tính trạng số lượng, thường chịu ảnh hưởng của môi trường

+ KH là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường

+Giống là KG quy định giới hạn năng xuất

   Năng xuất là KH

   Kĩ thuật sản xuất là môi trường: kĩ thuật sản xuất xác định năng suất cụ thể trong giới hạn năng xuất mà giống quy định

Đại diện một vài nhóm HS trình bày ý kiến của nhóm, cả lớp bổ sung. Dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp cùng đưa ra đáp án đúng.    

KL

2.Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình:

 Bố mẹ không truyền đạt cho con cái một kiểu hình có sẵn mà chỉ truyền đạt một kiểu gen qui định cách phản ứng với môi trường.

  Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.

Hoạt động 3: Mức phản ứng

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- GV đặt vấn đề: Khi môi trường thay đổi , KH của sinh vật bị biến đổi: đó là thường biến: tuy nhiên sự biến đổi KH này không phải là vô hạn mà chỉ đến một giới hạn nhất định, vượt quá giới hạn này hoặc KH không biến đổi nữa hoặc sinh vật sẽ chết vì không thích nghi được. Giới hạn này gọi là mức phản ứng

+Có hai loại tính trạng: tính trạng số lượng và tính trang chất lượng loại nào có mức phản ứng rộng, loại nào có mức phản ứng hẹp?

+ Giới hạn năng suất của giống lúa DR2 do giống hay do kĩ thuật trồng trọt quy định ?

- GV theo dõi, bổ sung và xác nhận đáp án đúng.

- HS đọc SGK, trao đổi nhóm để thực hiện.

 

 

 

 

 

 

+ Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng, tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp

 

+ Giới hạn năng suất của giống do KG quy định.

 

KL

3.Mức phản ứng

Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một KG trước mt khác nhau

4/ Kiểm tra đánh giá:

  • Cho HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài.
  • Trả lời câu hỏi 1 SGK trang 73:

+ Thường biến là: Thường biến là những biến đổi KH phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của mt.

+ Phân biệt thường biến với đột biến.

Thường biến

Đột biến

Biến đổi KH.

Biến đổi kiểu di truyền.

Xuất hiện đồng loạt, theo hướng xác định.

Riêng lẻ, không theo hướng xác định.

Không di truyền.

Di truyền.

Có lợi, giúp cho SV thích nghi với mt.

Có lợi, hại hay trung tính.

Không là nguồn nguyên liệu trong chọn giống và tiến hóa.

Là nguyên liệu trong chọn giống và tiến hóa.

 

5/ Dặn dò:

  • Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài.
  • Trả lời các câu hỏi: 2, 3 SGK trang 73.
  • Chuẩn bị bài mới: Thực hành nhận biết một vài dạng đột biến, quan sát thường biến.
Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 25: Thường biến mới, chuẩn nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 25: Thường biến mới, chuẩn nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 9 Bài 25: Thường biến mới, chuẩn nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 9 Bài 25: Thường biến mới, chuẩn nhất (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống