Giáo án Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mới, chuẩn nhất

Tải xuống 2 1.3 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mới, chuẩn nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Sinh học lớp 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

Giáo án Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức:  Học xong bài này HS, có hả năng:

  • Trình bày được khái niệm và một số dạng đột biến cấu trúc NST.
  • Giải thích và nắm được nguyên nhân và nêu được vai trò của đột biến NST.

2/ Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát, trao đổi theo nhóm và tự nghiên cứu với SGK.

3/ Thái độ: Yêu thích bộ môn

II/ Phương tiện dạy học:

1/ Giáo viên: Tranh phóng to hình 22 SGK hoặc máy chiếu và phim ghi hình 22 SGK.

2/ Học sinh: Đọc trước bài

III/ Tiến trình dạy học

1/ Ổn định

2/ Kiểm tra bài cũ:

          - Đột biến gen là gì? có mấy dạng?

          - Nguyên nhân phát sinh và vai trò của đột biến gen?

3/ Bài Mới

Hoạt động 1: Đột biến cấu trúc NST là gì?

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- GV treo tranh phóng to hình 22 SGK cho HS quan sát và yêu cầu các em trả lời câu hỏi:

+ Các NST sau khi bị ĐB (hình 22.a, b, c, d) khác với NST ban đầu như thế nào ?

+ Các hình 22a, b, c, d minh họa những dạng nào của đột biến cấu trúc NST ?

+ ĐB cấu trúc NST là gì ?

GV theo dõi, nhận xét, bổ sung và xác nhận đáp án đúng.

- HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm và cử đại diện trình bày câu trả lời.

Đại diện một vài nhóm trình bày câu trả lời, các nhóm khác bổ sung.

* Đáp án:

+ NST ở hình 22 a bị mất một đoạn H, NST ở hình 22 b bị lặp đoạn B và C, NST ở hình 22 c bị đảo đoạn BCD thành DCB, NST ở hình 22 d được chuyển vào một đoạn MNO.

+ Các hình 22 a, b, c, d minh họa các dạng ĐB NST sau: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.

+ ĐB cấu trúc NST là những bđ trong cấu trúc NST. 

KL

1.ĐB cấu trúc NST là gì?

-Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST.

-Có 3 dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn

 

Hoạt động 2: Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

 GV giải thích:

- Nguyên nhân chủ yếu gây ra đột biến cấu trúc NST là do các tác nhân vật lí và hóa học (từ ngoại cảnh) làm phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng.

- Trải qua quá trình tiến hóa lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hòa trên NST. Nên những bđ về cấu trúc, số lượng và trình tự sắp xếp trên gen đó thường gây hại cho SV. Tuy nhiên trong thực tế cũng có các dạng ĐB cấu trúc NST có lợi.  

- HS theo dõi sự giải thích của GV và ghi các nội dung chính vào vở.

* Kết luận:

  

KL

2.Nguyên nhân và tính chất

-Tác nhân vật lí và hóa học của ngoại cảnh là nguyên nhân chủ yếu gây đột biến cấu trúc NST

-Đột biến cấu trúc NST thường có hại nhưng cũng có khi có lợi.

4/ Kiểm tra đánh giá:

  • Cho HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài.
  • Trả lời câu hỏi 3 SGK trang 66.

5/ Dặn dò:

  • Học và ghi nhớ phần tóm tắt cuối bài.
  • Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK trang 68.
  • Chuẩn bị trước bài mới: Đột biến số lượng NST.

 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mới, chuẩn nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mới, chuẩn nhất (trang 2)
Trang 2
Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống