Vở bài tập Sinh học lớp 9 Bài 25: Thường biến | Giải VBT Sinh học lớp 9

2.6 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Sinh học lớp 9 Bài 25: Thường biến trang 56, 57, 58 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Sinh học 9. Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Sinh học lớp 9 Bài 25: Thường biến

I - Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 trang 56 Vở bài tập Sinh học 9: Quan sát hình 25 SGK, trả lời các câu hỏi sau:

a) Sự biểu hiện ra kiểu hình của một kiểu gen phụ thuộc vào những yếu tố nào? Trong các yếu tố đó, yếu tố nào được xem như không biến đổi?

b) Thường biến là gì?

Trả lời:

a) Sự biểu hiện ra kiểu hình của một kiểu gen phụ thuộc vào những yếu tố: kiểu gen, điều kiện chăm sóc, môi trường sống (đất, nước, khí hậu,…), các chất dinh dưỡng cung cấp…. Yếu tố được xem như không biến đổi là kiểu gen.

b) Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của một kiểu gen, phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

Bài tập 2 trang 56 Vở bài tập Sinh học 9: Hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Giới hạn năng suất của giống lúa DR2 do giống hay do kĩ thuật trồng trọt quy định?

b) Mức phản ứng là gì?

Trả lời:

a) Giới hạn năng suất của giống lúa DR2 do giống lúa quy định.

b) Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hay một gen hoặc nhóm gen) trước môi trường khác nhau.

II - Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập 1 trang 57 Vở bài tập Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Thường biến là những biến đổi ở ……………… phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. Thường biến thường biểu hiện ……………… theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh, không di truyền được.

Trả lời:

Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. Thường biến thường biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh, không di truyền được.

Bài tập 2 trang 57 Vở bài tập Sinh học 9: Mức phản ứng là gì? (chọn phương án trả lời đúng nhất)

A. Là giới hạn thường biến của một kiểu gen (gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau.

B. Là khả năng sinh vật có thể phản ứng trước những điều kiện bất lợi của môi trường

C. Là mức độ biểu hiện kiểu hình trước những điều kiện sống khác nhau

D. Cả B và C

Trả lời:

Chọn đáp án A. Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau.

III - Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 trang 57 Vở bài tập Sinh học 9: Phân biệt thường biến với đột biến.

Phương pháp giải:

Đột biến: biến đổi trong gen (vật chất di truyền). Thường biến: biến đổi ở kiểu hình.
Trả lời:

Thường biến là những biến đổi về kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới tác động của môi trường, thường biến thường biểu hiện một cách đồng loạt và không thể di truyền.

Ví dụ: màu sắc của hoa cẩm tú cầu (thay đổi phụ thuộc vào PH đất)

Đột biến là những biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng gen do tác động của các tác nhân gây đột biến. Đột biến xảy ra một cách ngẫu nhiên và có khả năng di truyền.

Ví dụ: bệnh máu khó đông ở người

Bài tập 2 trang 57 Vở bài tập Sinh học 9: Cho ví dụ về mức phản ứng ở cây trồng.

Phương pháp giải:

Mức phản ứng  giới hạn thường biến của một kiểu gen ( hoặc chỉ 1 gen hoặc 1 nhóm gen) trước môi trường khác nhau. Mức phản ứng do kiểu gen quy định.
Trả lời:
 Ví dụ: Con tắc kè hoa:

+ Trên lá cây: da có hoa văn màu xanh của lá cây

+ Trên đá: màu hoa rêu của đá

+ Trên thân cây: da màu hoa nâu

Bài tập 3 trang 58 Vở bài tập Sinh học 9: Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng, về mức phản ứng để nâng cao năng suất cây trồng như thế nào?

Phương pháp giải:

Thường biến là những biến đổi kiểu hình, phát sinh trong đời sống cá thể, đồng loạt theo một hướng và không di truyền cho thế hệ sau.
Trả lời:
Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với các tính trạng số lượng trong trường hợp tạo điều kiện thuận lợi nhất để đạt tới kiểu hình tối đa nhằm tăng năng suất và hạn chế các điều kiện ảnh hưởng xấu, làm giảm năng suất.

Người ta vận dụng những hiểu biết về mức phản ứng để tăng năng suất vật nuôi cây trồng theo hai cách: áp dụng kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt thích hợp hoặc cải tạo, thay giống cũ bằng giống mới có tiềm năng năng suất cao hơn.

Đánh giá

0

0 đánh giá