30 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 25 có đáp án 2023: Thường biến

Tải xuống 4 4.2 K 13

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 Bài 25: Thường biến chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 4 trang gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Sinh học 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 25 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 9.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 4 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 30 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 25 có đáp án: Thường biến:

 Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 25 có đáp án: Thường biến (ảnh 1)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC LỚP 9 

BÀI 25: THƯỜNG BIẾN 

Câu 1: Thường biến là:

  1. Sự biến đổi xảy ra trên NST .
  2. Sự biến đổi xảy ra trên cấu trúc di truyền.
  3. Sự biến đổi xảy ra trên gen của ADN.
  4. Sự biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen.

Đáp án:

Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Nguyên nhân gây ra thường biến là:

  1. Tác động trực tiếp của môi trường sống.
  2. Biến đổi đột ngột trên phân tử AND.
  3. Rối loạn trong quá trình nhân đôi của NST.
  4. Thay đổi trật tự các cặp nuclêôtit trên gen.

Đáp án:

Thường biến là do ảnh hưởng trực tiếp của môi trường sống.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Biểu hiện dưới đây là của thường biến:

  1. Ung thư máu do mất đoạn trên NST số 21.
  2. Bệnh Đao do thừa 1 NST số 21 ở người.
  3. Ruồi giấm có mắt dẹt do lặp đoạn trên NST giới tính X.
  4. Sự biến đổi màu hoa theo pH đất

Đáp án:

Sự biến đổi màu màu hoa theo pH đất là thường biến.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Các biến dị nào sau đây không là thường biến?

  1. Cùng 1 giống nhưng trong điều kiện chăm sóc tốt, lợn tăng trọng nhanh hơn những cá thể ít được chăm sóc.
  2. Củ su hào nhỏ do sâu bệnh
  3. Xuất hiện bệnh loạn sắc ở người.
  4. Lá rụng vào mùa thu mỗi năm.

Đáp án:

Bệnh loạn sắc ở người không phải là thường biến

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Thường biến có thể xảy ra khi:

  1. cơ thể trưởng thành cho đến lúc chết.
  2. cơ thể còn non cho đến lúc chết .
  3. mới là hợp tử .
  4. còn là bào thai .

Đáp án:

Thường biến có thể xảy ra khi cơ thể còn non cho đến lúc chết.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Thường biến xảy ra mang tính chất:

  1. Riêng lẻ, cá thể và không xác định.
  2. Luôn luôn di truyền cho thế hệ sau.
  3. Đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.
  4. Chỉ đôi lúc mới di truyền.

Đáp án:

Thường biến biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Ý nghĩa của thường biến là:

  1. Tạo ra sự đa dạng về kiểu gen của sinh vật.
  2. Giúp cho cấu trúc NST của cơ thể hoàn thiện hơn.
  3. Giúp sinh vật biến đổi hình thái để thích nghi với điều kiện sống.
  4. Cả 3 ý nghĩa nêu trên.

Đáp án:

Thường biến Giúp sinh vật biến đổi hình thái để thích nghi với điều kiện sống.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Đặc điểm nào có ở thường biến nhưng không có ở đột biến?

  1. Xảy ra đồng loạt và xác định.
  2. Biểu hiên trên cơ thể khi phát sinh.
  3. Kiểu hình của cơ thể thay đổi.
  4. Do tác động của môi trường sống.

Đáp án:

Thường biến xảy ra đồng loạt và xác định còn đột biến xảy ra ngẫu nhiên, lẻ tẻ và không có hướng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Nội dung nào sau đây không đúng?

  1. Kiểu gen quy định giới hạn của thường biến.
  2. Giới hạn của thường biến phụ thuộc vào môi trường.
  3. Bố mẹ không di truyền cho con tính trạng hình thành sẵn mà di truyền một kiểu gen.
  4. Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

Đáp án:

B sai, Giới hạn của thường biến phụ thuộc vào kiểu gen

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Tính trạng nào sau đây có mức phản ứng hẹp?

  1. số lượng quả trên cây của một giống cây trồng.
  2. số hạt trên bông của một giống lúa.
  3. số lợn con trong một lứa đẻ của một giống lợn.
  4. tỉ lệ bơ trong sữa của một giống bò sữa.

Đáp án:

Tỉ lệ bơ trong sữa của một giống bò sữa là tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Trong mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường được ứng dụng vào sản xuất thì kiểu hình được hiểu là:

  1. các biện pháp và kỹ thuật sản xuất.
  2. một giống ở vật nuôi hoặc cây trồng
  3. năng suất thu được.
  4. điều kiện về thức ăn và nuôi dưỡng.

Đáp án:

Trong sản xuất, kiểu hình được hiểu năng suất thu được.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Trong việc tăng suất cây trồng, yếu tố nào là quan trọng hơn?

  1. Kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi .
  2. Giống cây trồng và vật nuôi .
  3. Điều kiện khí hậu.
  4. Cả A và B đều đúng.

Đáp án:

Trong việc tăng suất cây trồng, yếu tố giống cây trồng và vật nuôi và kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi là quan trọng hơn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Thường biến là gì? 

 A. Là những biến đổi kiểu gen và kiểu hình của cơ thể sinh vật

B. Là những biến đổi về kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới sự tác động trực tiếp của môi trường

C. Là những biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định và không di truyền được

D. Cả B và C

Câu 14: Thế nào là mức phản ứng? 

A. Là khả năng của sinh vật có thể chống chịu được các điều kiện bất lợi trong một giới hạn nào đó

B. Là giới hạn thường biến của một kiểu gen (một gen hay nhóm gen) trước các môi trường khác nhau

C. Là sự biểu hiện kiểu hình của một gen xác định

D. Cả A và B

Câu 15: Biến dị nào sau đây không di truyền được? 

A. Đột biến gen

B. Đột biến NST

C. Thường biến

D. Biến dị tổ hợp

Câu 16: Vai trò của thường biến là: 

A. Biến đổi cá thể

B. Giúp sinh vật thích nghi với môi trường

C. Di truyền cho đời sau

D. Thay đổi kiểu gen của cơ thể

Câu 17: Một trong những đặc điểm của thường biến là: 

A. Biến đổi kiểu gen dưới tác động của môi trường

B. Biến đổi kiểu hình do đột biến

C. Biến đổi kiểu gen dẫn đến biến đổi đồng loạt về kiểu hình

D. Biến đổi kiểu hình không liên quan đến kiểu gen

Câu 18: Kiểu hình là kết quả của: 

A. Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường

B. Sự tương tác giữa kiểu hình và môi trường

C. Sự tương tác giữa môi trường và đất đai

D. Sự tương tác giữa kĩ thuật và chăm sóc

Câu 19: Mức phản ứng do yếu tố nào quy định

A. Kiểu hình của cơ thể

B. Điều kiện môi trường

C. Kiểu gen của cơ thể

D. Thời kì sinh trưởng và phát triển

Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng? 

A. Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen 

B. Tính trạng số lượng rất ít hoặc không chịu ảnh hưởng của môi trường

C. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường

D. Bố mẹ truyền đạt cho con kiểu gen chứ không truyền tính trạng có sẵn

Câu 21: Biểu hiện nào dưới đây là của thường biến? 

 A. Ung thư máu do mất đoạn trên NST số 21

B. Bệnh đao do thừa 1 NST số 21 ở người

C. Ruồi giấm có mắt dẹt do lặp đoạn trên NST giới tính

D. Sự biến đổi màu hoa theo pH của đất

Câu 22: Thường biến có ý nghĩa gì? 

A. Tạo ra sự đa dạng về kiểu gen của sinh vật

B. Giúp cho cấu trúc NST của cơ thể hoàn thiện

C. Giúp sinh vật biến đổi hình thái để thích nghi với điều kiện sống

D. Cả ba ý nêu trên

Câu 23: Đặc điểm nào sau đây có ở thường biến nhưng không có ở đột biến? 

A. Xảy ra đồng loạt và xác định

B. Biểu hiện trên cơ thể khi phát sinh

C. Kiểu hình của cơ thể thay đổi

D. Do tác động của môi trường sống

Câu 24: Biến dị bao gồm

A. Biến dị di truyền và biến dị không di truyền.

B. Biến dị tổ hợp và đột biến.

C. Đột biến và thường biến.

D. Đột biến gen và đột biến NST.

Câu 25: Thường biến thuộc loại biến dị không di truyền vì

A. phát sinh trong đời sống của cá thể.

B. không biến đổi kiểu gen.

C. do tác động của môi trường.

D. không biến đổi các mô, cơ quan.

Câu 26: Các đặc điểm của thường biến là

A. không làm biến đổi kiểu gen nên không di truyền được.

B. xuất hiện đồng loạt, theo hướng xác định.

C. phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 27: Biến dị tổ hợp là

A. Sự tổ hợp vật chất di truyền giữa ADN và NST.

B. Sự tổ hợp vật chất di truyền với protein.

C. Sự tổ hợp vật chất di truyền vốn có ở bố mẹ cho con nhờ quá trình giảm phân và thụ tinh.

D. Sự tổ hợp các tính trạng có sẵn của bố mẹ cho con.

Câu 28: Những đặc điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến là

1. thường biến xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định, còn đột biến xuất hiện riêng lẻ, không theo hướng xác định.

2. thường biến có lợi cho sinh vật, đột biến có hại cho sinh vật.

3. thường biến là những biến đổi về kiểu gen, đột biến là những biến đổi liên quan đến kiểu hình.

4. thường biến không di truyền được, đột biến di truyền được.

5. thường biến có hại cho sinh vật, đột biến thường trung tính.

A. 1, 2 và 3.    B. 1, 2 và 4.    C. 2 và 3.    D. 1 và 2.

Câu 29: Biến dị nào sau đây không phải là thường biến?

1. Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm ở người.

2. Cây rụng lá vào mùa đông.

3. Cáo tuyết có lông màu trắng, mùa tuyết tan lông chuyển sang màu nâu.

4. Lá hoa súng trong điều kiện ngập dưới nước lá nhỏ và nhọn, còn lá nổi trên mặt nước to và tròn.

5. Bệnh mù màu ở người.

A. 1, 3 và 5.     B. 2 và 3.     C. 1 và 5.     D. 3.

Câu 30: Mức phản ứng là

A. Giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ một gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau.

B. Giới hạn của một kiểu hình trước môi trường khác nhau.

C. Mức độ biểu hiện khác nhau của kiểu hình trước môi trường.

D. Mức độ biểu hiện của kiểu gen.

 

Bài giảng Sinh học 9 Bài 25: Thường biến

Xem thêm
30 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 25 có đáp án 2023: Thường biến (trang 1)
Trang 1
30 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 25 có đáp án 2023: Thường biến (trang 2)
Trang 2
30 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 25 có đáp án 2023: Thường biến (trang 3)
Trang 3
30 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 25 có đáp án 2023: Thường biến (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống