Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 33: Thân nhiệt mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Tiết 34 - Bài 33: THÂN NHIỆT
Ngày soạn: /01/2020
Ngày dạy | Tiết | Lớp | Ghi chú |
/01/2020 | 1 | 9 | HS Vắng: |
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a) Về kiến thức :
- Trình bày được khái niệm thân nhiệt và các cơ chế điều hòa thân nhiệt.
- Giải thích cơ sở khoa học và vận dụng được vào đời sống các biện pháp chống
nóng, lạnh.
b) Về kỹ năng:
* Kĩ năng bài học:
- Rèn kỹ năng phân tích, liên hệ thực tế.
* Kĩ năng sống:
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc sgk để tìm hiểu cơ chế đảm bảo thân
nhiệt ổn định của cơ thể; các phương pháp phòng chống nóng, lạnh.
- Kĩ năng hợp tác ửng xử/giao tiếp trong khi thảo luận.
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
c) Về thái độ:
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ sức khỏe.
2. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực hợp tác, năng lực tự học, phân tích
3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
a) Phương pháp:
- Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm.
b) Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
II. Chuẩn bị của Gv và HS:
1. Chuẩn bị của Gv:
Đèn chiếu, phim trong các phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của HS:
Đọc trước bài ở nhà, tự đo nhiệt độ của cơ thể
III. Chuỗi các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: (1 phút)
Các em đã đ nhiệt độ cơ thể mình như thế nào? Chỉ số trong các lần đo là bao
nhiêu? Tại sao lại như vậy?
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
* Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
? Phân biệt trao đổi chất ở tế bào với sự chuyển hóa vật chất và năng lượng?
? Đồng hóa và dị hóa là gì? Chúng có quan hệ với nhau như thế nào?
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
* Hoạt động 1: (9 phút) - HS tự nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình, trả lời câu hỏi + Thân nhiệt là gì? + Thân nhiệt ở người khỏe mạnh có thay đổi theo điều kiện môi trường không? Vì sao? * Hoạt động 2: (15 phút) + Có những bộ phận, cơ quan nào của cơ thể tham gia vào việc điều hòa thân nhiệt? (Hô hấp, Da,...) ? Trong các cơ quan đó, cơ quan nào đóng vai trò quan trọng nhất? ? Dựa vào những cơ chế nào? Cá nhân HS đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi. HS tự rút ra kết luận |
I. Thân nhiệt. - Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể. - Ở người khỏe mạnh luôn ổn định ở nhiệt độ 370C. II. Cơ chế điều hòa thân nhiệt - Da có vai trò quan trọng trong việc điều hòa thân nhiệt. - Cơ chế: |
* Hoạt động 3: (10 phút) ? Vào mùa hè và mùa đông em thường cảm thấy như thế nào? Em đã làm gì để khắc phục điều đó? ? Để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể thì em cần làm những gì? ? Hãy giải thích câu: "Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói."? HS trả lời, tự rút ra kết luận Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung |
+ Khi trời nóng, lao động nặng mao mạch ở dưới da dãn ra để tỏa nhiệt và tăng tiết mồ hôi. + Khi trời rét: mao mạch dưới da co lại để giảm bớt sự thoát nhiệt đồng thời cơ chân lông co lại để giảm sự thoát nhiệt và gây phản xạ run nhằm sinh công và sinh nhiệt. - Tất cả các hoạt động điều hòa thân nhiệt đều là phản xạ diễn ra dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. III. Phương pháp chống nóng, lạnh - Trời nóng, sau khi lao động hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay,... - Trời rét cần giữ ấm cho cơ thể nhất là: Cổ, ngực, chân; không ngồi nơi hút gió - Rèn luyện cơ thể. - Trồng nhiều cây xanh tạo bóng mát ở trường học và khu dân cư - Có chế độ ăn uống, mặc quần áo hợp lý cho từng mùa. * Kết luận chung: SGK |
3. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (5 phút)
? Tại sao thân nhiệt luôn ổn định?
4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút)
- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Tìm hiểu về các loại vitamin và muối khoáng
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................