Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 37: Thực hành: Tiêu chuẩn một khẩu phần cho trước mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
Tiết 39 - Bài 37: THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH MỘT KHẨU PHẦN ĂN CHO TRƯỚC
Ngày soạn: 09/01/2020
Ngày dạy | Tiết | Lớp | Ghi chú |
15/01/2020 | 1 | 8 | HS vắng: |
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a) Về kiến thức :
- Nắm vững các bước thành lập khẩu phần.
- Biết đánh giá định mức đáp ứng của một khẩu phần mẫu.
- Biết tự xây dựng khẩu phần hợp lý cho bản thân.
b) Về kỹ năng:
* Kĩ năng bài học:
- Rèn kỹ năng phân tích, tính toán, liên hệ thực tế.
* Kĩ năng sống:
- Kĩ năng tự nhận thức: Xác định được nhu cầu dinh dưỡng của bản thân.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin đọc sgk và các bảng thành phần dinh dưỡng
để lập khẩu phần ăn phù hợp đối tượng.
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm được phân công.
c) Về thái độ:
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ sức khỏe, chống suy dinh dưỡng, béo phì.
2. Định hướng phát triển năng lực:
- Quan sát, sử dụng bảng số liệu, tính toán, phân tích, liên hệ thực tế.
3. Phương pháp kỹ thuật dạy học:
a) Phương pháp:
- Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm.
b) Kỹ thuật dạy học:
- Động não, đặt câu hởi, giao nhiệm vụ, hỏi chuyên gia
II. Chuẩn bị của Gv và HS:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Đèn chiếu, phim trong các bảng 37.2, 3 SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Đọc trước bài ở nhà.
III. Chuỗi các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: (1 phút)
Dựa trên những nguyên tắc đó chúng ta sẽ thử phân tích 1 khẩu phần mẫu và trên
cơ sở đó tự xây dựng cho mình một khẩu phần ăn hợp lý.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
* Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
? Khẩu phần là gì? Nguyên tắc lập khẩu phần?
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
* Hoạt động 1: (10 phút) GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, trình bày các bước tiến hành phân tích một khẩu phần? HS tự nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi. Lớp trao đổi, bổ sung, GV phân tích các ví dụ để HS nắm vững các bước phân tích. HS tự rút ra kết luận. |
I. Cách phân tích một khẩu phần + Bước 1: Kẻ bảng tính toán theo mẫu bảng 37.1 SGK. + Bước 2: Điền tên thực phẩm và xác định lượng thực phẩm ăn được - Điền tên thực phẩm và khối lượng cung cấp cho A. - Xác định lượng thải bỏ: A1 = A x % (bỏ) / 100 - Lượng thực phẩm ăn được: A2 = A - A1 + Bước 3: Tính giá trị dinh dưỡng của từng loại thực phẩm ghi trong bảng. Lấy số liệu trong bảng A2 : 100 + Bước 4: Cộng các số liệu đã liệt kê. |
* Hoạt động 2: (10 phút) GV yêu cầu HS đọc khẩu phần mẫu của một bạn nữ sinh lớp 8. + Làm thế nào để biết được khẩu phần này đã phù hợp hay chưa? GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, tính toán các giá trị và điền vào chổ có dấu (?) trong bảng 37.2 HS thảo luận nhóm, hoàn thành đáp án. GV đưa đáp án. GV tiếp tục yêu cầu HS hoàn thành bảng 37.3, so sánh với nhu cầu khuyến nghị và bổ sung, điều chỉnh hợp lý với hoàn cảnh gia đình và tình hình kinh tế của địa phương mà vẫn phù hợp với bản thân. * Hoạt động 3 (13 phút) GV yêu cầu HS hoàn thành bài thu hoạch theo mẫu. |
- Đối chiếu với bảng nhu cầu khuyến nghị dành cho người Việt Nam, so sánh và bổ sung hợp lý. II. Đánh giá một khẩu phần Bảng phần phụ lục III. Thu hoạch - Nội dung bảng 37.2, 37.3 - Khẩu phần ăn của bản thân đã được điều chỉnh. |
Phụ lục
TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH MỘT KHẨU PHẦN ĂN CHO TRƯỚC
Giả sử một khẩu ăn của nữ sinh lớp 8
1. Bữa sáng - Bánh mì: 65 gam - Sữa đặc có đường: 15 gam |
4 Bữa phụ thứ hai lúc 15 giờ: Nước chanh: 1 cốc - Chanh quả: 20 gam - Đường kính: 15 gam |
2.2. Bữa phụ thứ nhất lúc 10 giờ: |
- Sữa su su: 65 ga | |
3. Bữa trưa: - Cơm (gạo tẻ): 200 gam - Đậu phụ: 75 gam - Thịt lợn ba chỉ: 100 gam - Dưa cải muối: 100 gam |
5. Bữa tối: - Cơm (gạo tẻ): 200 gam - Cá chép: 100 gam - Rau muống: 100 gam - Đu đủ chín: 100 gam |
Bảng 37.2
Thực phẩm (g) |
Trọng lượng | Thành phần dinh dưỡng | Năng lượng (kcal) |
||||
A | A1 | A2 | Prôtêin | Lipít | Gluxít | ||
Gạo tẻ | 400 | 0 | 400 | 31,6 | 4,0 | 304,8 | 1376 |
Cá chép | 100 | 40 | 60 | 9,6 | 2,16 | 57,6 | |
................. | .............. | ........ | ........... | .............. | ............... | ............. | ........... |
Tổng cộng |
80,2 | 33,31 | 383,48 | 2156,45 |
Bảng 37.3
Năng lượng |
Prôtêin | Muối khoáng |
Vitamin | ||||||
Ca | Fe | A | B1 | B2 | PP | C | |||
Kết quả tính toán |
2156,8 5 |
80,2x60 % = 48,12 |
486,8 | 26,72 | 1082,3 | 1,23 | 0,58 | 36,7 | 88,6 x50% = 44,3 |
Nhu cầu đề nghị |
2200 | 55 | 70 0 |
20 | 600 | 1,0 | 1,5 | 16,4 | 75 |
Mức đáp ứng nhu cầu(%) |
98,04 | 87,5 | 69,53 | 11,85 | 180,4 | 123 | 38,7 | 223,8 | 59,06 |
3. Hoạt động luyện tập - Vận dụng: (5 phút)
GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS
4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút)
- Hoàn thành bài thu hoạch
- Đọc bài 38. Ôn tập lại kiến thức hệ bài tiết của lớp thú so với người khác nhau
như thế nào?
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................