BỘ 30 Đề thi Sinh học lớp 8 Học kì 1 năm 2022 - 2023 có đáp án

Tải xuống 23 5.9 K 31

Tài liệu Bộ 30 Đề thi Sinh học lớp 8 Học kì 1 năm 2022 có đáp án tổng hợp từ đề thi môn Sinh học 8 của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi học kì 1 Sinh học lớp 8. Mời các bạn cùng đón xem:

Bộ 30 Đề thi Sinh học lớp 8 Học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng nhất (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Đơn vị cấu tạo của phổi là?

A. Phế nang          

B. Phế quản          

C. 2 lá phổi          

D. Đường dẫn khí

Câu 2: Trong hệ bạch huyết của người, phân hệ lớn không thu bạch huyết ở vị trí nào?

A. Nửa trên bên phải cơ thể.

B. Nửa dưới bên phải cơ thể.

C. Nửa trên bên trái và phần dưới cơ thể.

D. Nửa dưới bên phải và phần trên cơ thể.

Câu 3: Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu ?

A. Nhóm máu O                       

B. Nhóm máu AB 

C. Nhóm máu A                

D. Nhóm máu B

Câu 4: Loại xương nào dưới đây được xếp vào nhóm xương dài ?

A. Xương hộp sọ                      

B. Xương đùi

C. Xương cánh chậu                 

D. Xương đốt sống

Câu 5: Khi nói về mô, nhận định nào dưới đây là đúng ?

A. Các tế bào trong một mô không phân bố tập trung mà nằm rải rác khắp cơ thể

B. Chưa biệt hóa về cấu tạo và chức năng

C. Gồm những tế bào đảm nhiệm những chức năng khác nhau

D. Gồm những tế bào có cấu tạo giống nhau

Câu 6: Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ợ chua là?

A. Ăn nhiều thực phẩm có vị chua               

B. Nuốt nhiều hơi khi ăn, uống   

C. Ăn quá no

D. Bỏ ăn lâu ngày

II. Phần tự luận: (7điểm)

Câu 1: Mô tả quá trình trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào? (2đ)

Câu 2: Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là gì? Những đặc điểm nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng? (2 đ)

Câu 3: Chứng minh đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân? (2đ)

Câu 4: Một bệnh nhân có nhóm máu O cần được truyền máu. Người này có thể nhận được những nhóm máu nào? Giải thích (1đ)

ĐÁP ÁN

I. Phần trắc nghiệm : (3đ)

Mỗi đáp án đúng cho 0.5đ

1. A

2. C

3. B

4. B

5. D

6. B

 

Câu 1:

Đáp án: A

Đơn vị cấu tạo của phổi là các phế nang, mọc thành từng cụm và được bao bọc bởi mạng lưới mao mạch dày đặc.

Câu 2:

Đáp án: C

Phân hệ nhỏ thu bạch huyết ở nửa bên phải cơ thể, còn phân hệ lớn thu bạch huyết ở các phần còn lại của cơ thể bao gồm nửa trên bên trái và phần dưới cơ thể.

Câu 3:

Đáp án: B

Người mang nhóm máu AB chỉ có thể truyền cho người mang nhóm máu AB vì có kháng nguyên A và B nhưng không có kháng thể α và β nên không xảy ra kết dính hồng cầu

Câu 4: 

Đáp án: B

- Xương đốt sống là xương ngắn

- Xương hộp sọ, xương cánh chậu là xương dẹp

Câu 5:

Đáp án: D

Mô là một tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định.

Câu 6:

Đáp án: B

Hiện tượng chướng hơi ở vùng thượng vị thường là do nuốt hơi trong lúc ăn, đặc biệt là khi uống nước

II. Phần tự luận: (7đ)

Câu 1: (2đ).

- Trao đổi khí ở phổi: (1đ)

+ Khí Oxi khuếch tán từ không khí phế nang vào máu

+ Khí Cacbonic khuếch tán từ máu vào không khí phế nang.

- Trao đổi khí ở tế bào: (1đ)

+ Khí Oxi khuếch tán từ máu vào tế bào

+ Khí Cacbonic khuếch tán từ tế bào vào máu.

Câu 2: (2đ)

* Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là sự biến đổi hóa học của thức ăn (0,5đ)

* Những đặc điểm của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng:

- Ruột non rất dài (tới 2,8 – 3m ở người trưởng thành), tổng diện tích bề mặt là 500m2. (0.5đ)

- Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp,với các lông ruột và lông cực nhỏ(0.5đ)

- Mạng mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc.(0.5đ)

Câu 3: Mỗi ý đúng 0,25đ

Đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân là:

- Cột sống cong 4 chỗ

- Lồng ngực nở rộng sang 2 bên

- Xương chậu nở rộng

- Xương đùi phát triển (khỏe)

- Xương ngón chân ngắn

- Xương bàn chân hình vòm

- Xương gót chân lớn và phát triển về phía sau

- Hộp sọ phát triển

Câu 4: Chỉ nhận được nhóm máu O (0.5 đ)

- Vì trong huyết tương của nhóm máu O có cả hai loại kháng thể α và β sẽ tương tác với các kháng nguyên tương ứng trên hồng cầu của các nhóm máu A, B, AB gây hiện tượng kết dính hồng cầu dẫn đến hậu quả tắc mạch máu. (0.5 đ)

 

Bộ 30 Đề thi Sinh học lớp 8 Học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Chọn ý trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Trong hoạt động miễn dịch của cơ thể người, sự kết hợp của cặp nhân tố nào dưới đây diễn ra theo cơ chế chìa khoá và ổ khoá ?

A. Kháng nguyên – kháng thể          

B. Kháng nguyên – kháng sinh     

C. Kháng sinh – kháng thể    

D. Vi khuẩn – prôtêin độc

Câu 2: Nước mô không bao gồm thành phần nào dưới đây ?

A. Huyết tương               

B. Hồng cầu   

C. Bạch cầu              

D. Tiểu cầu

Câu 3: Khối máu đông trong sự đông máu bao gồm những thành phần nào?

A. Huyết tương và các tế bào máu              

B. Tơ máu và các tế bào máu     

C. Tơ máu và hồng cầu

D. Bạch cầu và tơ máu

Câu 4: Nếu tim đập càng nhanh thì điều gì sẽ xảy ra?

A. Thời gian co tim càng rút ngắn

B. Thời gian nghỉ không thay đổi

C. Lượng máu vận chuyển trong mạch càng lớn

D. Cả A và B đúng

Câu 5: Khi nói về tim, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Thành tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ

B. Thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải..

C. Thành tim dày sẽ tạo áp lực để đẩy máu vào động mạch.

D. Nhờ có van tim nên máu di chuyển một chiều từ động mạch đến tâm thất xuống tâm nhĩ.

Câu 6: Khi nói về hoạt động tim mạch, phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Van 3 lá luôn đóng, chỉ mở khi tâm thất trái co.

B. Van động mạch luôn mở, chỉ đóng khi tâm thất co.

C. Khi tâm thất trái co, van hai lá sẽ đóng lại.

D. Khi tâm thất phải co, van 3 lá sẽ mở ra.

Câu 7: Các pha trong mỗi chu kì tim diễn ra theo trình tự trước sau như thế nào ?

A. Pha thất co – pha dãn chung – pha nhĩ co

B. Pha dãn chung – pha thất co – pha nhĩ co

C. Pha thất co – pha nhĩ co – pha dãn chung

D. Pha nhĩ co – pha thất co – pha dãn chung

Câu 8: Nói sự sống gắn liền với sự thở vì?

A. Mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể đều cần năng lượng.

B. Khi ngừng thở mọi hoạt động sống sẽ ngừng, cơ thể sẽ chết.

C. Lấy O2 vào để ôxi hoá chất dinh dưỡng giải phóng năng lượng cần cho sự sống.

D. Thải CO2 và nước sinh ra trong quá trình ôxi hoá ở tế bào.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Nêu các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp. Trình bày phương pháp hà hơi thổi ngạt. 

Câu 2 (1 điểm ). Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể?

Câu 3 (3 điểm). Chứng minh ruột non có cấu tạo rất phù hợp với chức năng? Tại sao trong hệ tiêu hóa, ruột non có vai trò quan trọng nhất?

Đáp án:

I. Trắc nghiệm

1. A

2. B

3. B

4. A

5. D

6. C

7. D

8. B

 

Câu 1:

Đáp án: A

Một kháng nguyên chỉ kết hợp với một kháng thể đặc hiệu của nó (cơ chế chìa khóa ổ khóa)

Câu 2:

Đáp án: B

Nước mô không bao gồm hồng cầu.

Câu 3:

Đáp án: B

Tơ máu kết mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông bịt kín vết thương.

Câu 4:

Đáp án: A

Nếu tìm đập càng nhanh thì thời gian co tim càng rút ngắn, số nhịp tim trong một phút càng cao.

Câu 5:

Đáp án: D

Ý D sai vì máu không đi từ động mạch vào tâm thất mà luôn từ tâm thất đi vào động mạch

Câu 6:

Đáp án: C

Khi tâm thất trái co, van hai lá sẽ đóng lại để toàn bộ máu từ tâm thất chuyển lên động mạch chủ, không bị lọt vào tâm nhĩ.

Câu 7:

Đáp án: D

Các pha trong mỗi chu kì tim diễn ra theo trình tự: pha nhĩ co – pha thất co – pha dãn chung.

Câu 8:

Đáp án: B

Khi ngừng thở mọi hoạt động sống sẽ ngừng, cơ thể sẽ chết → sự sống gắn liền với sự thở.

II. Tự luận

Câu

Nội dung

Điểm

1

(2 điểm)

* Nêu được các nguyên nhân: điện giật, ngạt khí, đuối nước…

* Phương pháp hà hơi thổi ngạt 

- Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau 

- Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay 

- Tự hít một hơi đầy lồng ngực rồi ghé sát miệng nạn nhân và thổi hết sức vào phổi nạn nhân, không để không khí thoát ra chỗ tiếp xúc với miệng 

- Ngừng thổi để hít vào rồi lại thở tiếp 

- Thổi liên tục với 12- 20 lần/ phút cho tới khi quá trình hô hấp của nạn nhân được ổn định bình thường

0.5đ

 

 

0.25đ

0.25đ

0.25đ

 

 

0.25đ

0.25đ

2

(1 điểm)

Có 3 hàng rào phòng thủ: 

- Sự thực bào 

- Tế bào B tiết kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên 

- Tế bào T tiết protein đặc hiệu phá hủy tế bào nhiễm bệnh

 

0.3đ

0.3đ

0.3đ

(3 điểm)

- Cấu tạo ruột non phù hợp với việc biến đổi các chất 

+ Có nhiều lông ruột và lông ruột cực nhỏ tiết dịch ruột 

+ Có các tuyến tiết dịch mật và dịch tụy đổ vào đoạn đầu ruột non để phân giải các chất dinh dưỡng 

- Cấu tạo ruột non phù hợp với việc hấp thụ: 

+ Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp. 

+ Mạng lưới mao mạch máu và bạch huyết dày đặc (Cả ở lông ruột). 

+ Ruột dài à tổng diện tích bề mặt 500m2 

- Ruột non quan trọng nhất với hệ tiêu hóa vì tại đây diễn ra mọi hoạt động biến đổi các chất và hấp thụ các chất dinh dưỡng cho cơ thể

 

0.5đ

0.5đ

 

 

0.5đ

0.5đ

 

0.5đ

0.5đ

 

Bộ 30 Đề thi Sinh học lớp 8 Học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 3 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm) 

Chọn đáp án đúng nhất

Câu 1: Ở trẻ em, tủy đỏ là nơi sản sinh loại tế bào nào sau đây?

A. Tiểu cầu.                             

B. Hồng cầu.

C. bạch cầu limphô.                 

D. Đại thực bào.

Câu 2: Môi trường trong cơ thể có vai trò chính là gì?

A. Giúp tế bào thường xuyên trao đổi chất với môi trường ngoài.

B. Giúp tế bào có hình dạng ổn định

C. Giúp tế bào không bị xâm nhập bởi các tác nhân gây hại

D. Sinh tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào

Câu 3: Để phòng ngừa các bệnh tim mạch, chúng ta cần lưu ý điều gì ?

A. Thường xuyên vận động và nâng cao dần sức chịu đựng

B. Nói không với rượu, bia, thuốc lá, mỡ, nội tạng động vật và thực phẩm chế biến sẵn

C. Ăn nhiều rau quả tươi, thực phẩm giàu Omega – 3

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 4: Loại mạch nào dưới đây có van?

A. Động mạch cảnh                  

B. Mao mạch phổi   

C. Tĩnh mạch cảnh trong             

D. Tĩnh mạch đùi

Câu 5: Để chống vẹo cột sống, cần phải làm gì? 

A. Khi ngồi phải ngay ngắn, không nghiêng vẹo

B. Mang vác về một bên liên tục

C. Mang vác quá sức chịu đựng

D. Cả ba đáp án trên

Câu 6: Trong bàn tay người, ngón nào có khả năng cử động linh hoạt nhất?

A. Ngón út            

B. Ngón giữa         

C. Ngón cái           

D. Ngón trỏ

Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây không có ở hồng cầu người ?

A. Hình đĩa, lõm hai mặt

B. Nhiều nhân, nhân nhỏ và nằm phân tán

C. Màu đỏ hồng

D. Tham gia vào chức năng vận chuyển khí

Câu 8: Tế bào limphô T có khả năng tiết ra chất nào dưới đây ?

A. Protein độc                

B. Kháng thể     

C. Kháng nguyên      

D. Kháng sinh

II. Phần tự luận: (6 điểm)

Câu 9: (3đ) Trình bày cơ chế trao đổi khí ở phổi và ở tế bào?

Câu 10: (2đ) Cơ quan tiêu hóa gồm những bộ phận nào?

Câu 11: (1đ) Vì sao nói đồng hóa và dị hóa là hai quá trình đối lập nhưng hoạt động thống nhất trong cơ thể sống?

Đáp án:

I. Trắc nghiệm

1 - B

2 - A

3 - D

4 - D

5 - A

6 - C

7 - B

8 - A

 

Câu 1:

Đáp án: B

Tủy đỏ trong khoang xương có khả năng tạo ra hồng cầu.

Câu 2:

Đáp án: A

Môi trường trong cơ thể giúp tế bào trao đổi chất với môi trường ngoài.

Câu 3:

Đáp án: D

Để phòng ngừa các bệnh tim mạch, chúng ta cần thường xuyên vận động và nâng cao dần sức chịu đựng, không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, mỡ, nội tạng động vật và thực phẩm chế biến sẵn, ăn nhiều rau quả tươi, thực phẩm giàu Omega – 3.

Câu 4:

Đáp án: D

Tĩnh mạch đùi có van để ngăn máu chảy ngược.

Câu 5:

Đáp án: A

- B sai vì mang vác về một bên liên tục sẽ khiến trọng tâm cơ thể bị lệch và khiến cong vẹo cột sống.

- C sai vì mang vác quá sức chịu đựng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cột sống.

Câu 6:

Đáp án: C

Ngón cái chiếm gần một nửa số cơ vận động trên bàn tay con người nên nó có khả năng cử động linh hoạt nhất.

Câu 7:

Đáp án: B

Hồng cầu người chỉ có nhân lúc mới được sinh ra, khi hồng cầu đi vào hoạt động thì không có nhân.

Câu 8:

Đáp án: A

Tế bào limpo T phá hủy tế bào cơ thể nhiễm bệnh bằng cách tiết ra protein độc bám vào màng tế bào bị nhiễm vi khuẩn, virus => tạo lỗ thủng => tế bào nhiễm bị phá hủy.

II. Tự luận

Câu

Nội dung

Điểm

9

(3 điểm)

-Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào diễn ra theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao à nơi có nồng độ thấp 

- TĐK ở phổi: 

+ O2 khuếch tán từ phế nang vào máu. 

+ CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang. 

- TĐK ở tế bào : 

+ O2 khuếch tán từ máu vào tế bào. 

+ CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.

 

 

 

10

(2 điểm)

Các cơ quan tiêu hóa gồm: 

- Ống tiêu hóa gồm: Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột (ruột non, ruột già). 

- Tuyến tiêu hóa gồm: Tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tụy, tuyến vị, tuyến ruột ...

 

 

11 

(1 điểm)

- Các chất được tổng hợp từ đồng hoá là nguyên liệu cho dị hoá. Năng lượng được tích luỹ ở đồng hoá sẽ được giải phóng trong quá trình dị hoá để cung cấp trở lại cho hoạt động tổng hợp các chất của đồng hoá. Hai quá trình này trái ngược nhau, mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau: 

+ Nếu không có đồng hoá thì không có nguyên liệu cho dị hoá. 

+ Nếu không có dị hoá thì không có năng lượng cho hoạt động đồng hoá

 

Bộ 30 Đề thi Sinh học lớp 8 Học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I. TRẮC NGHIỆM(5 điểm)

Câu 1. (3đ) Điền dấu × vào ô đúng hoặc sai trong bảng sau để xác định đúng đặc điểm của sự tiêu hoá trong khoang miệng:

Đặc điểm

Đúng

Sai

1. Biến đổi lý học là chủ yếu

   

2. Lưỡi tham gia biến đối hoá học thức ăn

   

3. Có rất nhiều enzim tiêu hoá.

   

4. Enzim tiêu hoá là amilaza.

   

5. Chất được biến đổi hoá học là lipit.

   

6. Protein không được biến đổi hoá học

   

7. Enzim có tác dụng lên chất tinh bột (chín).

   

8. Sản phẩm tạo ra từ biến đổi hoá học là các sản phẩm từ đường đơn

   

9. Sản phẩm tạo ra là axit amin

   

10. Có 3 loại răng tham gia biến đổi lý học.

   

11. Độ pH  phù hợp cho hoạt động của enzim là 7,2

   

12. Sản phẩm tạo ra từ biến đổi hoá học là mantozo.

   

 

Câu 2. (2đ) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Khi tâm thất phải co, máu được bơm đến bộ phận nào?

A. Tĩnh mạch phổi                   

B. Tĩnh mạch chủ   

C. Động mạch chủ               

D. Động mạch phổi

2. Khi mạch máu bị nứt vỡ, loại ion khoáng nào dưới đây sẽ tham gia tích cực vào cơ chế hình thành khối máu đông ?

A. K                   B. Ca2+                             C. Na+                  D. Ba2+

3. Kháng nguyên là gì?

A. Một loại protein do tế bào hồng cầu tiết ra

B. Một loại protein do tế bào bạch cầu tiết ra.

C. Một loại protein do tế bào tiểu cầu tiết ra.

D. Những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra các kháng thể.

4. Sản phẩm cuối cùng được tạo ra ở ruột non sau khi kết thúc biến đổi hoá học là?

A. Đường đơn, axit amin, glicerin, axit béo

B. Axit amin, glicerin, axit béo, đường đôi

C. Đường đơn, lipỉt, axit amin.

D. Đường đơn, glicerin, protein, axit béo

II. TỰ LUẬN: (5 điểm)

Câu 1. Trình bày chức năng của các hệ cơ quan sau: hệ vận động, tiệu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, thần kinh.

Câu 2. Hệ tiêu hoá gồm những cơ quan nào? Cơ quan nào quan trọng nhất? Vì sao?

Câu 3. Vì sao huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn chuyển được qua tĩnh mạch về tim?

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM:(5 điểm)

Câu 1.

Những câu đúng: 1, 4, 6, 7, 10, 11, 12.

Những câu sai: 2, 3, 5, 8, 9.

Câu 2.

1 – D

2 – B

3 – D

4 – A

 

1. 

Đáp án: D

Tâm thất phải bơm máu cho động mạch phổi đi trao đổi khí ở phổi.

2. 

Đáp án: B

Ion Ca2+ tích cực tham gia chuyển hóa chất tơ máu thành tơ máu. Tơ máu kết mạng lưới ôm giữ các tế bào máu => cục máu đông

3. 

Đáp án: D

Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra các kháng thể.

4.

Đáp án: A

Sản phẩm cuối cùng được tạo ra ở ruột non sau khi kết thúc biến đổi hoá học là đường đơn, axit amin, glicerin, axit béo.

II. TỰ LUẬN: (5 điểm)

Câu 1. Trình bày chức năng của các hệ cơ quan sau: hệ vận động, tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, thần kinh. (1.5đ – mỗi chức năng đúng = 0.25đ)

Hệ cơ quan

Chức năng của hệ cơ quan

Hệ vận động

Giúp cơ thể di chuyển trong. không gian, thực hiện được các động tác lao động.

Hệ tiêu hoá

Biển đổi thức ăn thành những chất dinh dưỡng nuôi cơ thể và thải chất bã ra ngoài.

Hệ tuần hoàn

Vận chuyển các chất dinh dưỡng, ôxi và các hoocmôn đến từng tế bào và vận chuyến chất thải, CO2 để đưa ra ngoài cơ thể.

Hệ hô hấp

Đưa O2 từ không khí vào phổi và thải CO2 ra ngoài

Hệ bài tiết

Lọc từ máu những chất thừa có hại cho cơ thể để thải ra ngoài.

Hệ thần kinh

Điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

 

Câu 2. (2.5đ)

* Hệ tiêu hoá gồm ống tiêu hoá và tuyến tiêu hóa (1đ)

- Ống tiêu hoá gồm: khoang miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.

- Tuyến tiêu hoá: nước bọt, gan, tuỵ, dịch vị, dịch ruột.

* Ruột non là cơ quan quan trọng nhất vì: (1.5đ)

- Thức ăn xuống đến ruột non được biến đổi về mặt hoá học là chủ yểu.

- Ở ruột non nhờ có các tuyến tiêu hoá hỗ trợ như gan, tụy, các tuyến ruột nên ở ruột non có đủ các loại enzim phân giải, biến đổi hoàn toàn các phân tử phức tạp của thức ăn (gluxit, lipit, prôtêin) mà các phần trên ống tiêu hoá chưa biến đối hoặc biến đổi chưa hoàn toàn.

- Đông thời ruột non có cấu tạo phức tạp, đảm nhận chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng, nước, muối khoáng.

Câu 3. (1đ)

Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là vì ngoài huyết áp còn có:

- Co bóp của các cơ quanh thành mạch

- Sức hút của lồng ngực khi hít vào

- Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra.

- Van 1 chiều


Bộ 30 Đề thi Sinh học lớp 8 Học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4.0 điểm)

Chọn ý trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1. Trong tế bào, ti thể có vai trò gì?

A. Thu nhận, hoàn thiện và phân phối các sản phẩm chuyển hóa vật chất đi khắp cơ thể

B. Tham gia vào hoạt động hô hấp, giúp sản sinh năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào

C. Tổng hợp prôtêin

D. Tham gia vào quá trình phân bào

Câu 2. Các mô biểu bì có đặc điểm nổi bật nào sau đây ?

A. Gồm những tế bào trong suốt, có vai trò xử lý thông tin

B. Gồm các tế bào chết, hóa sừng, có vai trò chống thấm nước

C. Gồm các tế bào xếp sít nhau, có vai trò bảo vệ, hấp thụ hoặc tiết

D. Gồm các tế bào nằm rời rạc với nhau, có vai trò dinh dưỡng

Câu 3. Khi nói về sự tạo thành xinap, nhận định nào dưới đây là đúng ?

1. Được tạo thành giữa đầu mút sợi trục của nơron này với đầu mút sợi nhánh của nơron khác

2. Được tạo thành giữa đầu mút sợi trục của nơron này với đầu mút sợi trục của nơron khác

3. Được tạo thành giữa đầu mút sợi nhánh của nơron này với đầu mút sợi nhánh của nơron khác

4. Được tạo thành giữa đầu mút sợi trục của nơron với cơ quan phản ứng

A. 1, 4        

B. 1, 3                  

C. 2, 3                  

D. 2, 4

Câu 4. Một cung phản xạ được xây dựng từ bao nhiêu yếu tố?

A. 5 yếu tố            

B. 4 yếu tố            

C. 3 yếu tố            

D. 6 yếu tố

Câu 5. Sự mềm dẻo của xương có được là nhờ thành phần nào?

A. Nước                         

B. Chất khoáng               

C. Chất cốt giao              

D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 6. Trong sợi cơ, các loại tơ cơ sắp xếp như thế nào ?

A. Xếp song song và xen kẽ nhau                

B. Xếp nối tiếp nhau

C. Xếp chồng gối lên nhau                           

D. Xếp vuông góc với nhau

Câu 7. Khi chúng ta bị ong chích thì nọc độc của ong được xem là?

A. Chất kháng sinh.                  

B. Kháng nguyên. 

C. Kháng thể.  

D. Protein độc.

Câu 8. Tại sao tim làm việc cả đời không biết mệt mỏi?

A. Vì thời gian làm việc bằng thời gian nghỉ ngơi

B. Vì tim nhỏ

C. Vì khối lượng máu nuôi tim nhiều chiếm 1/10 trên cơ thể

D. Vì tim làm việc theo chu kì

II. PHẦN TỰ LUẬN: (6.0 điểm )

Câu 1: (2.5điểm )

Trình bày sự biến đổi thức ăn về mặt lý học và về mặt hóa học ở ruột non ?

Câu 2: (2 điểm )

Trình bày cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi?

Câu 3: (1.5 điểm)

Trong thực tế đời sống, khi có vết thương chảy máu mao mạch, dân gian thường dùng vài sợi thuốc lá hay thuốc lào, lông cu li,.. để đắp vào vết thương. Em hãy giải thích cách xử lí trên?

Đáp án:

I. Trắc nghiệm

1. B

2. C

3. D

4. A

5. C

6. A

7. B

8. A

 

Câu 1:

Đáp án: B

Ti thể được ví như nhà máy điện của tế bào, có chức năng sản sinh năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào

Câu 2:

Đáp án: C

Mô bì gồm các tế bào xếp sít nhau, phủ ngoài cơ thể và có vai trò bảo vệ, hấp thụ hoặc tiết.

Câu 3:

Đáp án: D

Diện tiếp xúc giữa đầu mút của sợi trục noron này với noron kế tiếp hoặc cơ quan phản ứng gọi là xinap.

Câu 4:

Đáp án: A

Thành phần một cung phản xạ gồm 5 yếu tố:

+ Cơ quan thụ cảm.

+ 3 nơron (hướng tâm, trung gian, li tâm).

+ Cơ quan trả lời (còn gọi là cơ quan phản ứng).

Câu 5:

Đáp án: C

Chất cốt giao đảm bảo cho xương có độ mềm dẻo.

Câu 6:

Đáp án: A

Trong sợi cơ, các loại tơ cơ sắp xếp song song và xen kẽ lẫn nhau để có thể tạo ra sự co cơ.

Câu 7:

Đáp án: B

Vì nọc độc của ong là lạ so với cơ thể người => kích thích tiết ra các kháng thể để bảo vệ cơ thể.

Câu 8:

Đáp án: A

Vì tim làm việc 0,4s và nghỉ ngơi 0,4 giây xen kẽ nhau do đó tim làm việc suốt đời mà không mệt mỏi

II. Tự luận

Câu

Nội dung

Điểm

1

(2.5 điểm)

Sự biến đổi thức ăn ở ruột non: 

- Biến đổi lí học: hòa loãng, dồn đẩy thức ăn 

- Biến đổi hoá học : 

+ Biến tinh bột thành đường đơn

+ Protein thành axitamin

+ Lipit thành axit béo và glixerin 

+ Axit nucleic thành các thành phần của nucleic

 

0.5đ

 

0.5đ

0.5đ

0.5đ

0.5đ

2

(2 điểm)

Cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi: 

- Nồng độ khí oxi trong phế nang cao hơn trong mao mạch phổi nên đã có hiện trượng khuếch tán khí oxi từ phế nang vào mao mạch phổi

- Nồng độ khí cacbonic ở phế nang thấp hơn ở mao mạch phổi nên có hiện tượng khuếch tán khí cacbonic từ mao mạch phổi vào phế nang

 

 

 

3

(1.5 điểm)

Dân gian thường dùng vài sợi thuốc lá hay thuốc lào, lông cu li,.. để đắp vào vết thương để vết đứt không chảy máu nữa vì sợi thuốc lào, thuốc lá, lông cu li có tác dụng như những búi tơ máu ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông bịt kín vết thương làm máu không chảy ra được nữa giúp cơ thể không bị mất máu…

1.5đ

 

Bộ 30 Đề thi Sinh học lớp 8 Học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. (Mỗi câu đúng 0.5 điểm)

Câu 1: Hiệu quả trao đổi khí có mối liên hệ mật thiết với trạng thái và khả năng hoạt động của hệ cơ quan nào ?

A. Hệ tiêu hoá                

B. Hệ sinh dục   

C. Hệ bài tiết 

D. Hệ tuần hoàn

Câu 2: Nói sự sống gắn liền với sự thở vì?

A. Mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể đều cần năng lượng.

B. Khi ngừng thở mọi hoạt động sống sẽ ngừng, cơ thể sẽ chết.

C. Lấy O2 vào để ôxi hoá chất dinh dưỡng giải phóng năng lượng cần cho sự sống.

D. Thải CO2 và nước sinh ra trong quá trình ôxi hoá ở tế bào.

Câu 3: Loại mạch nào dưới đây có van?

A. Động mạch cảnh                  

B. Mao mạch phổi       

C. Tĩnh mạch cảnh trong

D. Tĩnh mạch đùi

Câu 4: Sự mỏi cơ xảy ra chủ yếu là do sự thiếu hụt yếu tố dinh dưỡng nào?

A. Oxy        

B. Muối khoáng             

C. Nước                

D. Chất hữu cơ

Câu 5: Xương có tính chất gì?

A. Mềm dẻo                   

B. Vững chắc 

C. Đàn hồi và vững chắc         

D. Mềm dẻo và vững chắc

Câu 6: Trong tế bào, ti thể có vai trò gì?

A. Thu nhận, hoàn thiện và phân phối các sản phẩm chuyển hóa vật chất đi khắp cơ thể

B. Tham gia vào hoạt động hô hấp, giúp sản sinh năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào

C. Tổng hợp prôtêin

D. Tham gia vào quá trình phân bào

Câu 7: Trong cơ thể người, ngoài hệ thần kinh và hệ nội tiết thì hệ cơ quan nào có mối liên hệ trực tiếp với các hệ cơ quan còn lại?

A. Hệ tiêu hóa                 

B. Hệ bài tiết 

C. Hệ tuần hoàn                  

D. Hệ hô hấp

Câu 8: Loại xung thần kinh nào dưới đây không xuất hiện trong một cung phản xạ?

1. Xung thần kinh li tâm

2. Xung thần kinh li tâm điều chỉnh

3. Xung thần kinh thông báo ngược

4. Xung thần kinh hướng tâm

A. 1, 2                   

B. 2, 3                   

C. 1, 4                   

D. 1, 3

Câu 9: Trong cơ thể người, loại tế bào nào dưới đây có khả năng tiết kháng thể?

A. Limpo B           

B. Limpo T           

C. Bạch cầu mono

D. Bạch cầu ưa acid

Câu 10: Khi nói về hoạt động tim mạch, phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Van 3 lá luôn đóng, chỉ mở khi tâm thất trái co.

B. Van động mạch luôn mở, chỉ đóng khi tâm thất co.

C. Khi tâm thất trái co, van hai lá sẽ đóng lại.

D. Khi tâm thất phải co, van 3 lá sẽ mở ra.

II. TỰ LUẬN : (5 điểm)

Câu 1: Phản xạ là gì ? Phân tích một ví dụ về phản xạ?(2 điểm)

Câu 2: Chuyển hóa cơ bản là gì? Có ý nghĩa quan trọng như thế nào? (1 điểm)

Câu 3: Hoạt động tiêu hóa ở khoang miệng diễn ra như thế nào? Vì sao nhai cơm lâu trong miệng thấy ngọt? (2 điểm)

Đáp án:

I. Trắc nghiệm:

1. D

2. B

3. D

4. A

5. D

6. B

7. C

8. B

9. A

10. C

 

Câu 1:

Đáp án: D

Sự trao đổi khí ở phổi xảy ra ở vòng tuần hoàn nhỏ, qua hệ thống mao mạch phổi.

Câu 2:

Đáp án: B

Khi ngừng thở mọi hoạt động sống sẽ ngừng, cơ thể sẽ chết → sự sống gắn liền với sự thở.

Câu 3: 

Đáp án: D

Tĩnh mạch đùi có van để ngăn máu chảy ngược.

Câu 4:

Đáp án: A

Co cơ cần có năng lượng nhưng khi thiếu oxy, năng lượng tạo ra ít mà axit lactic tích tụ nhiều khiến cho cơ bị đầu độc và gây ra sự mỏi cơ.

Câu 5:

Đáp án: D

Xương được cấu tạo từ chất cốt giao và chất khoáng. Chất cốt giao làm xương mềm dẻo, chất khoáng làm xương vững chắc.

Câu 6:

Đáp án: B

Ti thể được ví như nhà máy điện của tế bào, có chức năng sản sinh năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào

Câu 7:

Đáp án: C

Hệ tuần hoàn có mạng lưới mao mạch trải rộng khắp toàn bộ cơ thể để làm nhiệm vụ trao đổi chất.

Câu 8:

Đáp án: B

Trong một cung phản xạ chỉ xuất hiện xung thần kinh hướng tâm và xung thần kinh li tâm.

Câu 9:

Đáp án: A

Khi các vi khuẩn thoát ra khỏi sự thực bào gặp hoạt động của tế bào limpo B tiết ra kháng thể kết hợp theo nguyên tắc chìa khóa ổ khóa với kháng nguyên => vô hiệu hóa tế bào vi khuẩn.

Câu 10:

Đáp án: C

Khi tâm thất trái co, van hai lá sẽ đóng lại để toàn bộ máu từ tâm thất chuyển lên động mạch chủ, không bị lọt vào tâm nhĩ.

II. Tự luận

Câu

Nội dung

Điểm

1

(2 điểm)

- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích từ môi trường bên trong hay bên ngoài cơ thể thông qua hệ thần kinh. 

- Phân tích 1 ví dụ về phản xạ: Khi chạm tay vào vật nóng cơ quan thụ cảm là da tiếp nhận thông tin chuyển thành luồng xung thần kinh theo nơron hướng tâm đến Trung ương,Trung ương phân tích phát đi thông tin bằng xung thần kinh đi đến Nơron li tâm theo dây thần kinh li tâm ra cơ quan phản ứng là cơ và xương ở tay để rụt tay lại tránh vật nóng

 

 

2

(1 điểm)

- Chuyển hóa cơ bản là năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi, năng lượng duy trì sự sống, hoạt động của tim, hô hấp và duy trì thân nhiệt. 

- Ý nghĩa: Xác định thang chuyển hóa cơ bản của các lứa tuổi, kiểm tra chuyển hóa để xác định trạng thái bệnh lí.

0.5đ

 

 

0.5đ

3

(2 điểm)

Tiêu hóa ở khoang miệng gồm: 

- Biến đổi lí học: Tiết nước bọt, nhai đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn. 

+ Tác dụng: Làm mềm nhuyễn thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt tạo viên vừa để nuốt. 

- Biến đổi hóa học: Hoạt động của Enzim trong nước bọt. 

+ Tác dụng: Biến đổi 1 phần tinh bột ( Chín ) trong thức ăn thành đường Mantozo. 

- Nhai cơm hay bánh mì lâu trong miệng thấy ngọt vì cơm bánh mì là tinh bột khi nhai trong miệng sẽ bị enzim amilaza biến đổi thành đường Mantozo nên thấy ngọt.

 

0.75đ

 

 

 

0.75đ

 

 

0.5đ

 

 

Bộ 30 Đề thi Sinh học lớp 8 Học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 7

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

I. TRẮC NGHIỆM:(4 điểm) Hãy chọn phương án trả lời  đúng nhất.

Câu 1. Các bác sĩ thường dùng ống nghe, nghe tiếng động của tim để chân đoán bệnh. Tiếng tim do đâu sinh ra?

A. Do sự co cơ tâm thất và đóng các van nhĩ thất

B. Do sự đóng các van tổ chim ở động mạch chủ và động mạch phổi gây ra

C. Do sự va chạm các mỏm tim vào lồng ngực

D. Câu A, B đúng.

Câu 2. Trong các yếu tố sau, yểu tố nào đóng vai trò chủ yếu làm cho công lớn nhất ?

A. Tiết diện cơ to         

B. Nhịp co thích hợp.

C. Khối lnọng của vật tác động phải thích hợp

D. Tinh thần phấn khởi

Câu 3. Bào quan có chức năng tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng là:

A. Ti thể               

B. Ribôxôm         

C. Lưới nội chất

D. Bộ máy gôngi

Câu 4. Gặp người  bị tai nạn gãy xương cẩn phải làm gì?

A. Đặt nạn nhân nằm yên     

B. Tiến hành sơ cứu

C. Nắn lại ngay chỗ xương gãy     

D. Cả A và B.

Câu 5. Hoạt động của van trong pha thất co là:

A. Van nhĩ thất mở, van động mạch đóng.

B. Cả hai van cùng mở

C. Van nhĩ thất đóng, van động mạch mở   

D. Cả hai van cùng đóng.

Câu 6. Đặc điểm câu tạo chủ yếu của dạ dày là:

A. Có lớp cơ rất dày và khỏe.

B. Có 2 lớp cơ: cơ vòng và cơ dọc.

C. Có lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.

D. Cả A và C

Câu 7. Enzyme  pepsin chi hoạt động hiệu quả trong môi trường có:

A. Axit HCl và nhiệt độ bình thường của cơ thể

B. Axit HCl loãng và nhiệt độ bình thường của cơ thể

C. Axit HC1 đặc và nhiệt độ bình thường của cơ thể

D. Cả A và B đều sai .

Câu 8. Các bệnh nào dễ lây qua đường hô hấp?

A. Bệnh Sars, bệnh lao phổi       

B. Bệnh cúm, bệnh ho gà

C. Bệnh tả, bệnh về giun sán   

D. Cả hai câu A và B đúng

II. TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. Nêu các biện pháp bảo vệ, rèn luyện hệ hô hấp?

Câu 2. Trình bày vai trò của hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết trong sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.

Câu 3. Với khẩu phần ăn đầy đủ và sự tiêu hóa diễn ra thuận lợi, những chất dinh dưõng được hấp thụ ở  ruột non là những chất nào? Phải ăn uống như thế nào để tránh bị đau dạ dày?

Bộ 30 Đề thi Sinh học lớp 8 Học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 8

 Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

I. TRẮC NGHIỆM(4 điểm) Hãy chọn phưong án trả lời đúng nhất:

Câu 1  là nơi thực hiện các hoạt động sống của tế bào.

A. Màng sinh chất.         

B. Chất tế bào.

C. Nhân tế bào.           

D. Câu A và C đúng.

Câu 2. Gây cho cơ thể khả năng tạo ra kháng thể bằng cách tiêm chủng vacxin được gọi là:

A. Miễn dịch bẩm sinh     

B. Miễn dịch nhân tạo

C. Miễn dịch tập nhiễm.     

D. Cả A, B và C đều sai.

Câu 3. Các bệnh nào dễ truyền nhiễm qua đường hô hấp ?

A. Bệnh Sars, bệnh lao phổi

B. Bệnh cúm. bệnh ho gà

C. Bệnh thương hàn, thổ tả, kiết lị, các bệnh về giun sán

D. Câu A và B đúng.

Câu 4. Trong thành phần hoá học của tế bào, các hợp chất nào là cơ sở vật chất chủ yếu của sụ sống ?

A. Gluxit               

B. Lipit

C. Prôtêin và axit nuclêic

D. Nước và muối khoáng

Câu 5. Tế bào nào sau đây có kích thước lớn nhất ?

A. Tế bào tinh trùng       

B. Tế bào trứng

C. Tế bào thần kinh     

D. Tế bào cơ

Câu 6. về mặt sinh học, câu thành ngữ “nhai kĩ no lâu” có ý nghĩa gì ?

A. Nhai kĩ thì ăn được nhiều hơn

B. Nhai kĩ làm thức ăn biến đổi thành những phân tử rất nhỏ, tạo điều kiện cho các enzim phân giải hết thức ăn, do đó có nhiều chất nuôi cơ thể hơn.

C. Nhai kĩ thời gian tiết nước bọt lâu hơn

D. Nhai kĩ tạo cho ta cảm giác ăn nhiều nên no lâu

Câu 7. Cấu tạo sợi nhánh và sợi trục của nơron khác nhau căn bản nhất ở điểm nào ?

A. Sợi nhánh là loại tua ngắn, sợi trục là loại tua dài.

B. Sợi nhánh có thể gồm nhiều sợi, sợi trục chỉ gồm một sợi

C. Sợi trục có bao miêlin, sợi nhánh không có

D. Xung thần kinh bao giờ cùng đi từ sợi nhánh vào thân nơron và từ thân ra sợi trục.

Câu 8. Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể người?

A. Các cơ quan trong cơ thể người đều được cấu tạo bởi tế bào

B. Các hoạt động sống của tế bào là cơ sở cho các hoạt động sống của cơ thể

C. Khi toàn bộ các tế bào bị chết thì cơ thể sẽ chết.

D. Câu A và B đúng.

II. TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. Sự thực bào là gì? Do những loại bạch cầu nào thực hiện ? Nêu sự khác nhau về hoạt động bảo vệ cơ thể của tế bào limphô B và tế bào limpliô T.

Câu 2. Hãy mô tả tóm tắt đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vai trò của nó.

Câu 3. Các thành phần cấu tạo chủ yếu của hệ hô hấp và chức năng của nó là gì ?

Câu 4. Nêu các biện pháp vệ sinh tim mạch.

Bộ 30 Đề thi Sinh học lớp 8 Học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 9

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

I. TRẮC NGHIỆM(4 điểm) Hãy chọn phương án trả lời  đúng nhất:

Câu 1. Vì sao khi còn bé, nếu gánh nặng thường xuyên thì sẽ không cao lên được ?

A. Vì xương không dài ra đưọc

B. Vì thiếu chất xương tạo xương mới.

C. Vì hai tấm sụn hoá xương nhanh nên không dài ra được.

D. Vì hai tấm sụn tăng trương ở gần hai đầu xương hoá xương hết nên xương không dài ra được.

Câu 2. Tật cong vẹo cột sống do nguyên nhân chủ yếu nào gây nên ?

A. Ngồi học không đúng tư thế.     

B. Đi giày, guốc cao gót.

C. Thức ăn thiếu canxi.       

D. Thức ăn thiếu vitamin  A, C và D.

Câu 3. Do đâu khi cơ co tế bào cơ ngắn lại

A. Do các tơ cơ mảnh co ngắn lại làm cho các đĩa sáng ngắn lại.

B. Do các tơ cơ dày co ngan làm cho các đĩa tối co ngắn.

C. Do sự trượt lên nhau của các tơ cơ: lớp tơ cơ mảnh lồng vào lớp tơ cơ dày làm đĩa sáng ngắn lại và tế bào cơ co ngắn lại

D. Các tơ cơ mảnh xuvên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho tế bào cơ ngắn lại.

Câu 4. Cấu tạo sợi nhánh và sợi trục của noron khác nhau căn bản nhất ở  điểm  nào ?

A. Sợi nhánh là loại tua ngắn, sợi trục là loại tua dài.

B. Sợi nhánh có thể gồm nhiều sợi, sợi trục chỉ gồm một sợi

C. Sợi trục có bao miêlin, sợi nhánh kliôim có

D. Xung thần kinh bao giờ cũng đi từ sợi nhánh vào thân nơron và từ thân ra sợi trục.

Câu 5. Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể người?

A. Các cơ quan trong cơ thể người đều được cấu tạo bởi tế bào

B. Các hoạt động sống của tế bào là cơ sở cho các hoạt động sống của cơ thể

C. Khi toàn bộ các tế bào bị chết thì cơ thể sẽ chết.

D. Câu A và B đúng.

Câu 6. Bào quan có chức năng thu nhận, hoàn thiện, phân phổi sản phẩm trong tế bào là:

A. Ti thể                      

B. Lưới nội chất     

C. Ribôxôm                

D. Bộ máy gôngi

Câu 7. Nơron có 2 tính chất cơ  bản là:

A. Cảm ứng và hưng phấn       

B. Co rút và  dẫn truyền

C. Hưng phấn và dẫn truyền     

D. Cảm ứng và dẫn truyền.

Câu 8. Cặp người bị tai nạn gãy xương cần phải làm gì?

A. Đặt nạn nhân nằm yên      

B. Tiến hành sơ cứu

C. Nắn lại ngay chỗ xương gãy         

D. Cả A và B.

II. TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. Trình bày những điểm khác nhau giữa vòng tuần hoàn lỏn và vòng tuần hoàn nhỏ?

Câu 2. Nêu vai trò của gan?

Câu 3. Trình bày vai trò của hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết trong sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.

Bộ 30 Đề thi Sinh học lớp 8 Học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 10

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

I. TRẮC NGHIỆM(4 điểm)

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời  đúng nhất:

1. Trong cơ thể mô biểu bì có chức năng gì?

A. Co, dãn.                              

B. Nâng đỡ, liên hệ.                  

C. Bảo vệ, hấp thụ, bài tiết. 

D. Tiếp nhận, trả lời các kích thích.

2. Có 3 loại xương đó là:

A. Xương sọ, xương chi và xương sườn.

B. Xương đầu, xương thân và xương chi.

C. Xương dài, xương ngắn và xương sọ.

D. Xương dài, xương ngắn, xương dẹt

3. Máu gồm:

A. Hồng cầu và tiểu cầu.     

B. Huvết tương và các tế bào máu

C. Bạch cầu và hồng cầu.           

D. Hồng cầu, bạch cầu và tiêu cầu

4. Đường dẫn khí có chức năng gì ?

A. Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường.

B. Trao đổi khí ở  phổi và tế bào.

C. Làm ấm, làm ẩm không khí và bảo vệ phổi.

D. Bảo vệ hệ hô hấp.

Câu 2. Hãy hếia chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A rồi ghi vào phần trả lời :

Các cơ quan

(A)

Đặc điểm cấu tạo đặc trưng

(B)

Trả lời

1. Mũi

a. Có 6 tuyến amiđan và một tuyến V.A chứa nhiều tế bào limphô.

1 +

2. Họng

b. Có lớp mao mạch dày đặc, có lớp niêm mạc tiết chất nhày

2 +

3. Thanh quản

c. Cấu tạo bời 15-20 vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau. Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy với nhiều lông rung chuyển động liên tục.

3 +

4. Khí quản

d. Có nắp thanh quản có thể cử động để đậy kín đường hô hấp.

4 +

5. Phế quản

e. Có nhiều lông mũi.

5 +

6. Phổi

h. Cấu tạo các vòng sụn ở phế quán, nơi tiếp xúc các phế nang thì không có vòng sụn mà là các thớ cơ.

6 +

 

i. Được cấu tạo bởi các phế nang tập hợp từng cụm và được bao bói mạng mao mạch dày đặc có từ 700 đến 800 triệu phế nang.

7 +

 

II. TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. Nêu đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn. Nêu các biện pháp rèn luyện và bao vệ hệ tim mạch?

Câu 2. Thở sâu có lợi gì? Làm thế nào để có một hệ hô hấp khỏe mạnh?

Câu 3. Cấu tạo của dạ dày như thế nào? Ý nghĩa của HCl tiết ra trong dạ dày?

Bộ 30 Đề thi Sinh học lớp 8 Học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 11

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 11)

I. TRẮC NGHIỆM(5 điểm)

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời  đúng nhất:

1. Nguyên nhân nào dẫn tới sự khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương thú?

A. Đứng thẳng và lao động                 

B. Ăn thịt, ăn chín 

C. Có tư duy trừu tượng                           

D. Sống thành xã hội

2. Trong quá trình đông máu, loại ion nào sau đây có tác dụng biến đổi prôtein hòa tan thành các tơ máu ?

A. K+          

B. Ba2+                 

C. Ca2+                 

D. Mg2+

Câu 2. Hãy chọn các từ hay cụm từ sau để điền vào chỗ trống (...) thay cho các số 1, 2, 3... trong câu để câu trở  nên hoàn chỉnh và hợp lí.

a. Cơ thực quản

b. Tinh bột

c. Dễ nuốt

d. Amilaza

e. Lưỡi

f. Răng

g. Cơ môi

h. Tuyến nước bọt

i. Má

k. Viên thức ăn

Nhờ hoạt động phối hợp của …(1)… lưỡi, các …(2)… và …(3)… cùng các …(4)… làm cho thức ăn đưa vào khoang miệng trở thành …(5)…, nhuyễn, thấm đẫm nước bọt và …(6)… trong đó một phần …(7)… được enzim …(8)… biến thành đường mantôzơ. Thức ăn được nuốt xuống thực quản nhờ hoạt động chủ yếu của …(9)… và được đẩy qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của các …(10)…

Câu 3. Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ơ côt B phù hợp với các thông tin ở cột A rồi ghi vào cột trả lời:

Hoạt động

(A)

Biểu hiện 

(B)

Trả lời

1. Đồng hoá

2. Dị hoá

a - Là quá trình phân giải các chất hữu cơ được tích lũy trong cơ thể thành các chất đơn giản,

b - Là quá trình tổng hợp nên những chất đặc trưng của tế bào.

c - Tích luỹ năng lượng trong các liên kết hoá học.

d - Bẻ gãy các liên kết hoá học để giải phóng năng lượng, cung cấp cho mọi hoạt động của tế bào (sinh công, tổng hợp chất mới và sinh nhiệt)

1…………..

2……………

 

II. TỰ LUẬN: (5 điểm)

Câu 1. Sự thực bào là gì? Do những loại bạch cầu nào thực hiện ? Nêu sự khác nhau về hoạt động bảo vệ cơ  thể của tế bào lim phô B và tế bào lim phô T?

Câu 2. Sự tiêu hoá hoá học ở ruột non diễn ra như thế nào ?

Câu 3. Các thành phần cấu tạo chủ yếu của hệ hô hấp và chức năng của nó là gì ?

Bộ 30 Đề thi Sinh học lớp 8 Học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 12

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 12)

I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)

Câu 1. Hãy nối các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp rồi ghi vào phần trả lời :

Côt A

(Cơ quan hô hấp)

Cột B

(Chức năng)

1. Khoang mũi

a. Chống bụi, vi khuẩn và vật lạ, giúp không khí dễ đi qua

2. Khí quản và phế quản

b. Làm tăng bề mặt trao đổi khí của phổi, đảm bảo cho sự trao đổi khí giữa máu với không khí trong phế nang dỗ dàng.

3.Thanh quản

c. Ngăn bụi và diệt khuẩn, sưởi ấm và làm ấm không khí

4. Phổi

d. Nhận không khí từ khoang mùi, hầu chuyển vào khí quản. Ngăn thức ăn không cho lọt vào khí quản trong lúc nuốt thức ăn

 

Trả lời: 1…..; 2……; 3…….; 4………

Câu 2. Hãy chọn phương án trả lời  đúng:

1. Vai trò của emim amilaza ?

A. Là tuyến tiêu hoá nằm ở khoang miệng

B. Tiêu hoá hoàn toàn tinh bột thành đường mantôzơ

C. Biến đổi tinh bột thành đường mantôzơ

D. Cả A, B và C đúng

2. Chất dinh dưỡng trong thức ăn được hấp thụ chủ yếu ở:

A. Khoang miệng           

B. Ruột non          

C. Dạ dày             

D. Ruột già

3. Câu nào sau đây sai?

A. Xương to ra về bề ngang nhờ sụn tăng trưởng phân chia

B. Tính chất của cơ đó là co và duỗi

C. Có 3 loại khớp là khớp bán động, khớp động và khớp bất động

D. Xương dài hình ống, giữa chứa tuỷ đỏ ở trẻ em, tuỷ vàng ở ngứời lớn.

4. Ở động mạch, máu được vận chuyển nhờ:

A. Sức đẩy của tim và sự co dãn của động mạch

B. Sức hút của lồng ngực khi hít vào và sức đẩy của tim

C. Sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch và sức đẩy của tim

D. Sức hút của tâm nhĩ và sự co dãn của động mạch

5. Câu nào dưới đây được coi chức năng của  hệ tiêu hóa của người?

A. Xử lí cơ học thức ăn

B. Thủy phân thức ăn thành các đơn phân tiêu hóa được

C. Loại bỏ thức ăn không đặc trưng cho loài

D. Cả A, B và C

6. Enzyme amliase chỉ hoạt động hiệu quả trong môi trường có:

A. Nhiệt độ 37°C và pH là 2 - 3     

B. Nhiệt độ 37°C và pH là 7.2

C. Nhiệt độ 37°C và pH là 3,7 

D. Cả A, B và C đều sai

7. Một cung phản xạ gồm đầy đủ các thành phần sau:

A. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng.

B. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, co quan thụ cảm, cơ quan phản ứng.

C. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản xạ

D. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan phản xạ.

8. Khi nhai kỹ cơm cháy trong miệng ta thấy có vị ngọt, vì :

A. Cơm cháy và thức ăn được nhào trộn kỹ.

B. Cơm cháy đã biến thành đường mantôzơ.

C. Nhờ sự hoạt động của amilaza.

D. Thức ăn được nghiền nhỏ.

II. TỰ LUẬN: (5 điểm)

Câu 1. Nhũng đặc điểm nào của ruột non giúp nó thực hiện tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng? Vì sao ăn uống đúng cách lại giúp cho sự tiêu hóa đạt hiệu quả?

Câu 2. Vì sao huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn chuyển được qua tĩnh mạch về tim?

Câu 3. Trình bày vai trò của gan.

Bộ 30 Đề thi Sinh học lớp 8 Học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 13

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 13)

I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời  đúng nhất:

1. Loại tế bào máu làm nhiệm vụ vận chuyến O2 và CO2 là:

A. Bạch cầu              

B. Hồng cầu.                          

C. Tiểu cầu.              

D. Câu B và C

2. Ở khoang miệng, thức ăn dược biến đổi về mặt cơ học:

A. Làm nhuyễn và nhào trộn với pepsin

B. Cắn xé, làm nhuyễn và nhào trộn với amilaza

C. Cắn xé, vo viên và nhào trộn với amilaza

D. Cắn xé, vo viên và tấm dịch vị.

3. Câu nào sau dây là không đúng ?

A. Ở khoang miệng, thức ăn được biến đổi về mặt lí học và hoá học

B. Thức ăn lipit được biến đổi ở dạ dày

C. Biến đổi hóa, học ở dạ dày là hoạt động của enzim pepsin

D. Ở ruột non, sự biến đổi thức ăn chủ yếu là biến đổi hóa học

4. Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào xảy ra do:

A. Sự khuếch tán từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp hơn

B. Sự khuếch tán từ nơi có áp suất thấp đến nơi có áp suất cao hơn

C. Áp suất CO2 trong phế nang cao hơn trong máu nên CO2 ngấm từ máu vào phế nang

D. Áp suất O2 trong phế nang thấp hơn trong máu nên O2 ngấm từ phế nang vào máu

5. Chất được hấp thụ và vận chuyển theo các con đường máu và bạch huyết là:

A. Sản phẩm của lipit.     

B. Sản phẩm của axit nuclêic

C. Sản phẩm của protein       

D. Sản phấm của gluxit

6. Vai trò của ruột già là:

A.Hấp thụ lại nước và thải phân     

B. Thải phân

C. Là nơi chứa phân         

D. Cả A và C đúng

Câu 2. Điền từ thích hợp: phản ứng, co rút, hệ tlìần kinh vào chỗ trống (…..) trong câu sau đây:

Phản xạ là … của cơ thể, thông qua … để trả lời các kích thích của môi trường.

Câu 3. Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:

Mồi chu kì co dãn của tim gồm … pha. đó là pha nhĩ co, pha … pha dãn chung.

II. TỰ LUẬN: (5 điểm)

Câu 1. Vẽ sơ đồ để phản ánh mối quan hệ giữa cho và nhận của các nhóm máu? Giải thích vì sao nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho và nhóm máu AB là nhỏm máu chuyên nhận?

Câu 2. Nêu các biện pháp vệ sinh tim mạch?

Bộ 30 Đề thi Sinh học lớp 8 Học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 14

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 14)

I. TRẮC NGHIỆM:(4 điểm) Hãy chọn phương  án trả lời  đúng nhất:

Câu 1. Nơi tổng hợp protein trong tế bào là:

A. Lưới nội chất.        

B. Ti thể                     

C. Ribôxôm.              

D. Bộ máy gôngi.

Câu 2. Hiện tượng bạch cầu bao lấy và nuốt vi khuẩn gây bệnh được gọi là:

A. Sự bài tiết          

B. Sự hấp thụ             

C. Sự thực bào.        

D. Sự trao đổi chất.

Câu 3. Mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài khoảng:

A. 0,1s                

B. 0 3s.                       

C. 0,4s.                

D. 0,8s.

Câu 4. Đặc điểm cấu tạo của phổi làm tăng bề mặt trao đổi khí là:

A. Có 2 lớp màng giữa có dịch

B. Có khoảng 700 - 800 triệu phế nang

C. Có thể nở ra theo lồng ngực

D. Cả A và B.

Câu 5. Nơi tổng hợp protein trong tế bào là:

A. Ribôxôm                

B. Ti thể.   

C. Lưới nội chất          

D. Bộ máy Gôngi.

Câu 6. Trong cơ thể mô thần kinh có chức năng gì?

A. Co, dãn           

B. Nâng đỡ, liên hệ.

C. Bảo vệ, hấp thụ, bài tiết.       

D. Tiếp nhận, trả lời các kích thích.

Câu 7. Xương to ra là nhờ:

A. Sự phân chia của tế bào mô xương cứng.

B. Sự phân chia của tế bào sụn tăng trưởng

C. Sự phân chia của tế bào khoang xương

D. Sự phân chia của tế bào màng xương.

Câu 8. Ở khoang miệng, thức ăn được biến đổi về mặt cơ học:

A. Làm nhuyễn và nhào trộn với pepsin.

B. Căn xé, làm nhuyễn và nbào trộn với amilaza

C. Cắn xé, vo viên và nhào trộn với amilaza

D. Cắn xé, vo viên và tẩm dịch vị.

II. TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1.

a.Miễn dịch là gì? Nêu sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.

b. Vì sao có người bị bệnh thương hàn, sau khi khỏi thì cả đời không mắc lại bệnh đó nữa ? Đây là miễn dịch tự nhiên hay miễn dịch nhân tạo ?

Câu 2. Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng ?

Câu 3. Nêu các biện pháp bảo vệ, rèn luyện hệ hô hấp.

Bộ 30 Đề thi Sinh học lớp 8 Học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 15

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 15)

I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Hãy chọn phương án trả lời  đúng nhất:

Câu 1. Sự khác nhau căn bản nhất về chức năng giữa cơ vân và cơ trơn ?

A. Tế bào cơ vân có nhiều nhân, tế bào cơ trơn có một nhân

B. Tế bào cơ vân có các vân ngang, tế bào cơ trơn không có

C. Cơ vân gắn với xương, cơ trơn tạo nên thành nội quan

D. Cơ trơn co rút không tự ý, cơ vân co rút tuỳ ý.

Câu 2. Enzim tiêu hoá tác động đến thức ăn như thế nào ?

A. Enzim tiêu hoá là loại xúc tác sinh học có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng

B. Mỗi loại enzim tiêu hoá chỉ tác động được trong một môi trường nhất định, đến một loại thức ăn nhất định

C. Có sự phối hợp giữa các enzim tiêu hoá trong việc biến đổi thức ăn từ những chất phức tạp thành những chất dinh dưỡng hấp thụ được.

D. Câu B và C đúng.

Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho máu lưu thông trong mạch ?

A. Sự co dãn của tim.

B. Sự co dãn của thành động mạch,

C. Sự co rút của các cơ quanh thành mạch.

D. Sức hút của tâm nhĩ.

Câu 4. Hô hấp gắng sức khác hô hấp thường như thế nào ?

A. Hô hấp gắng sức có dung lượng hô hấp lớn hơn hô hấp thường.

B. Hô hấp gắng sức có số cơ tham gia nhiều hơn hô hấp thường.

C. Hô hấp gắng sức là hoạt động có ý thức, hô hấp thường là hoạt động vô ý thức

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 5. Máu A cho được người có nhóm máu:

A. Máu B                           

B. Máu O.

C. Máu A và máu B     

D. Máu A và máu AB.

Câu 6. Enzim pepsin chỉ hoạt động hiệu quả trong môi trường có:

A. Axit HCl và nhiệt độ bình thường của cơ thể

B. Axit HCl loãng và nhiệt độ bình thường của cơ thể

C. Axit HCl đặc và nhiệt độ bình thường của cơ thể

D. Cả A và B đều sai.

Câu 7. Bào quan có chức năng tham gia quá trình phân chia tế bào là:

A. Ti thể             

B. Nhân                

C. Ribôxôm                    

D. Trung thể

Câu 8. Máu thực hiện trao đổi khí là máu ở trong:

A. Động mạch      

B. Tĩnh mạch.

C. Mao mạch        

D. Động mạch và tĩnh mạch.

II. TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. Nêu đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn. Các biện pháp rèn luyện và bảo vệ hệ tim mạch ?

Câu 2.

a. Sự trao đổi khí ở  phổi và ở  tế bào xảy ra như thế nào?

b. Vì sao phải thở không khí thoáng và sạch?

Câu 3. Thuốc lá có hại như thế nào đối với cơ thể?

Bộ 30 Đề thi Sinh học lớp 8 Học kì 1 năm 2022 có đáp án - Đề 16

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 16)

I. TRẮC NGHIỆM(4 điểm)

Câu 1. Hãv chọn phương án trả lời  đúng nhầt:

1. Trong cơ thế mô cơ có chức năng gì?

A. Co, dãn                 

B. Nâng đỡ, liên hệ.

C. Bảo vệ, hấp thụ, bài tiết.   

D. Tiếp nhận, tra lời các kích thích

2. Một cung phản xạ gồm đầy đủ các thành phần sau:

A. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng

B. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng

C. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản xạ

D. Nơron hướng tâm, noron li tâm, nơron trung gian, cơ quan phản xạ

3. Ở động mạch, máu được vận chuyển nhờ:

A. Sức đẩy của tim và sự co dãn của động mạch

B. Sức hút của lồng ngực khi hít vào và sức đẩy của tim

C. Sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch và sức đây của tim

D. Sức hút của tâm nhĩ và sự co dãn của động mạch

4. Trong các yếu tố sau, yếu tố nào đóng vai trò chủ yếu làm cho công lớn nhất ?

A.Tiết diện cơ to                 

B. Nhịp co thích hợp.

C. Khối lượng của vật tác động phải thích hợp

D. Tinh thần phấn khởi

5. Bộ xương người tiến hóa theo hướng nào ?

A. Thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao dộng.

B. Thích nghi với việc ăn thức ăn chín.

C. Thích nghi với khá năng tư duy trừu tượng.

D. Thích nghi với đời sống xă hội.

Câu 2. Hãy sắp xếp vị trí của các tuyến tiêu hoá tương ứng với các cơ quan tiêu hoá rồi ghi vào cột trả lời :

Cơ quan tiêu hoá

Trả lời

Tuyến tiêu hoá

Khoang miệng

Dạ dày

Ruột non

1………………

2………………

3……………….

Tuyến ruột

Tuyến nước ngọt

Tuyến vị

Tuyến tuỵ

Tuyến gan

 

II. TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. Chức năng của huyết tương, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu ?

Câu 2. Hãy giải thích để chứng minh tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể

Câu 3. Sự biến đổi thức ăn trong khoang miệng, trong dạ dày xảy ra như thế nào ? Em có nhận xét gì về sự biến đổi  này?

 

Tài liệu có 23 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống