Giải Sinh Học 8 Bài 33: Thân nhiệt

740

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Sinh Học lớp 8 Bài 33: Thân Nhiệt chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Thân nhiệt lớp 8.

Giải bài tập Sinh Học lớp 8 Bài 33: Thân nhiệt

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 105 SGK Sinh học 8: - Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì?

- Nhiệt độ cơ thể ở người khoẻ mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Người ta đo thân nhiệt bằng nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ cơ thể xác định cơ thể bình thường hay bị bệnh.

Nhiệt độ ở cơ thể bình thường là 37oC, và dao động không quá 0,5oC

Khi trời lạnh: nhiêt tỏa ra mạnh làm cho cơ thể mất nhiệt nên mao mạch ở da co lại làm giảm lượng máu tới da giúp giảm bớt sự mất nhiệt.

Khi trời nóng: cơ thể tăng tỏa nhiệt bằng phản xạ dãn mao mạch.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 105 SGK Sinh học 8: - Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh nhiệt. Vậy nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đã đi đâu và để làm gì?

- Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức toả nhiệt nào?

- Vì sao vào mùa hè, da người ta hồng hào, còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tái hoặc sởi gai ốc?

- Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió (trời oi bức), cơ thể ta có những phản ứng gì và có cảm giác như thế nào?

- Từ những ý kiến trả lời trên hãy rút kết luận về vai trò của da trong sự điều hoà thân nhiệt.

Trả lời:

- Nhiệt do hoạt động của cơ thể tạo ra thường xuyên được máu phân phối khắp cơ thể và toả ra môi trường đảm bảo cho thân nhiệt ổn định.

- Khi lao động nặng, cơ thể toả nhiệt qua hơi nước ở hoạt động hô hấp và toả nhiệt qua da, qua sự bốc hơi của mồ hôi. Do đó, người lao động nặng thì hô hấp mạnh và đổ mồ hôi. 

- Mùa hè da hồng hào vì mao mạch ở da dãn, lưu lượng máu qua nhiều tạo điều kiện cho cơ thê tăng cường toả nhiệt. Trời lạnh, mao mạch co lại, lưu lượng máu qua da ít nên da tím tái. Đồng thời cơ chân lông co lại nên sởi gai ốc làm giảm thiểu sự toả nhiệt qua da.

- Trời nóng, độ ẩm không khí cao, mồ hôi tiết ra nhiều, khó bay hơi nên mồ hôi chảy thành dòng, sự toả nhiệt khó khăn, ta cảm thấy bức bối, khó chịu.

Kết luận:

- Da là cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất trong điều hoà thân nhiệt.

- Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da dãn giúp toả nhiệt nhanh, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hồi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.

- Khi trời rét, mao mạch ở da co lại, cơ chân lông co để giảm sự toả nhiệt.

- Ngoài ra, khi trời quá lạnh, còn có hiện tượng cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để sinh nhiệt.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 3 trang 105 SGK Sinh học 8: - Chế độ ăn uống mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào?

- Vào mùa hè chúng ta cần làm gì để chống nóng?

- Để chống rét, chúng ta phải làm gì?

- Vì sao nói: rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng, lạnh?

- Việc xây nhà ở, công sở, ... cần lưu ý những yếu tố nào để góp phần chống nóng, chống lạnh?

- Trồng cây xanh có phải là một biện pháp chống nóng không? Tại sao?

Trả lời:

- Chế độ ăn uống mùa hè và mùa đông khác nhau:

+ Chế độ ăn uống mùa hè: Tránh ăn những thức ăn sinh nhiều nhiệt, ăn những thức ăn có nước ví dụ như: Ăn nhiều canh, nước trái cây, rau quả, ….

+ Chế độ ăn uống mùa đông: ăn những thức ăn sinh nhiều năng lượng như các thức ăn có chất béo, giàu protein, thức ăn nóng, thức ăn có ít nước, …

- Vào mùa hè ta chống nóng bằng cách:

+ Đi nắng cần đội mũ nón.

+ Không chơi thể thao ngoài trời nắng và nhiệt độ không khí cao.

+ Trời nóng, sau khi lao động hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh.

- Để chống rét chúng ta cần:

+ Trời rét cần giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân; không ngồi nơi hút gió.

+ Rèn luyện thể dục thể thao hợp lí để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.

- Việc xây nhà ở, công sở, … cần lưu ý những yếu tố để góp phần chống nóng, chống lạnh như:

Hướng nhà tránh ánh nắng trực tiếp, có nhiều gió vào mùa hè, tránh được gió lạnh vào mùa đông.

+ Trồng cây xanh tạo bóng mát ở trường và khu dân cư.

Câu hỏi và bài tập (trang 106 SGK Sinh học 8)

Câu 1 trang 106 SGK Sinh học 8: Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt trong các trường hợp: Trời nóng, trời oi bức và khi trời rét.

Trả lời:

Cơ chế điều hoà thân nhiệt trong các trường hợp:

- Trời nóng: mao mạch ở da dãn ra giúp tỏa nhiệt nhanh, đồng thời tăng tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi giúp giảm nhiệt cơ thể.

- Khi trời oi bức: mồ hôi chảy thành dòng.

- Trời lạnh: mao mạch ở da co lại, cơ chân lông co giúp giảm tỏa nhiệt. Nếu lạnh quá thi cơ co liên tục để sinh nhiệt (phản xạ run).

Câu 2 trang 106 SGK Sinh học 8: Hãy giải thích các câu sau:

- "Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói"

- "Rét run cầm cập"

Trả lời:

+ Khi trời nóng: tăng toả nhiệt (toát mồ hôi) nên nhanh có cảm giác khát nước. Khi trời mát: giảm toả nhiệt, tăng sinh nhiệt (tăng dị hoá) nên nhanh có cảm giác khát đói.

+ Khi trời lạnh: giảm toả nhiệt (mạch máu dưới da co, cơ chân lông co), tăng sinh nhiệt (phản xạ run) nên có hiện tượng run cầm cập.

Câu 3 trang 106 SGK Sinh học 8: Để phòng cảm nóng, cảm lạnh, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày em cẩn chú ý nhũng điểm gì?

Trả lời:

Để phòng cảm nóng, cảm lạnh, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày em cần chú ý:

* Phòng cảm nóng:

Khi trời nóng bức, độ ẩm không khí cao mà sự tỏa nhiệt và thoát mồ hôi của cơ thể không thực hiện được thì thân nhiệt tăng cao tức ta bị cảm nóng. Vi vậy để tránh cảm nóng ta cần phải:

- Chống nóng bằng cách phải đội nón khi ra nắng. Không chơi ngoài nắng gắt (trưa hè).

- Trời nóng, sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh

- Trồng cây xanh tạo bóng mát ở trường học và khu dân cư.

* Phòng cảm lạnh:

- Trời rét cần giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân; không ngồi nơi hút gió.

- Không nên chơi thể thao vào những ngày trời rét, mưa to.

- Rèn luyện thể dục thể thao hợp lí để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.

Lý thuyết Bài 33:Thân nhiệt

I. Thân nhiệt

Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể. Ở người bình thường, nhiệt độ cơ thể luôn ổn định ở mức 37°C và không dao động quá 0,5°c (37°C là nhiệt độ đo ở miệng, ở nách thấp hơn một ít, còn ở hậu môn nhiệt độ cao hơn một ít).

Quá trình chuyển hóa năng lượng trong tế bào sản sinh ra nhiệt, nhiệt được tỏa ra môi trường qua da, qua hô hấp và bài tiết. Vì vậy, đảm bảo thân nhiệt ổn định chính là tạo ra sự cân bằng giữa quá trình sinh nhiệt và quá trình tỏa nhiệt.

II. Sự điều hòa thân nhiệt

1. Vai trò của da trong điều hòa thân nhiệt

2. Vai trò của hệ thần kinh tròn điều hòa thân nhiệt

Sự tăng, giảm quá trình dị hóa ở tế bào để điều tiết sự sinh nhiệt, cùng với các phản ứng co, dãn mạch máu dưới da; tăng, giảm tiết mồ hôi, co duỗi cơ chân lông để điều tiết sự tỏa nhiệt của cơ thể đều là phản xạ. Điều đó chứng tỏ hệ thần kinh giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động điều hòa thân nhiệt.

III. Phương pháp phòng chống nóng, lạnh

Khi nhiệt độ môi trường cao mà không thông thoáng, sự tỏa nhiệt và thoát mồ hôi là ngưng trệ làm nhiệt độ cơ thể tăng cao, ta dễ bị cảm nóng.

Đi nắng hay vừa lao động xong, thân nhiệt đang cao mà tắm ngay hoặc ngồi nghỉ nơi gió lùa cũng có thể bị cảm.

Mùa rét, nhiệt độ không khí xuống thấp, cơ thể mất nhiệt nhiều, nếu không giữ cho cơ thể đủ ấm sẽ bị cảm lạnh.

Bài giảng Sinh học 8 Bài 33: Thân nhiệt

Đánh giá

0

0 đánh giá