20 câu Trắc nghiệm Chương 4: Hệ thức lượng trong tam giác (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án - Toán lớp 10

Tải xuống 34 2.4 K 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Toán lớp 10 Chương 4: Hệ thức lượng trong tam giác sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Toán 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Chương 4: Hệ thức lượng trong tam giác. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Toán 10 Chương 4: Hệ thức lượng trong tam giác

I. Nhận biết

Câu 1Cho tam giác ABC bất kì có BC = a, AC = b và AB = c. Đẳng thức nào đúng?

A. b2 = a2 + c2 – ac.cosB;

B. a2 = b2 + c2 + 2bc.cosA;

C. c2 = b2 + a2 + ab.cosC;

D. c2 = b2 + a2 – 2ab.cosC.

Đáp án: D

Giải thích:

Theo định lí côsin ta có:

a2 = b2 + c2 – 2bc.cosA;

b2 = a2 + c2 – 2ac.cosB;

c2 = b2 + a2 – 2ab.cosC.

Do đó phương án D là đúng.

Vậy ta chọn phương án D.

Câu 2Cho tam giác ABC có AB = c, BC = a và AC = b. Gọi R là bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

A. asinA=2R;

B. b=a.sinBsinA.     

C. b = 2R.sinA;

D. c = 2R.sinC.

Đáp án: C

Giải thích:

Theo định lí sin ta có: asinA=bsinB=csinC=2R. Do đó A đúng.

Từ asinA=bsinB ta suy ra b=asinA.sinB=a.sinBsinA. Do đó B đúng.

Ta cũng có hệ quả định lí sin: b = 2R.sinB và c = 2R.sinC.

Do đó C sai và D đúng.

Vậy ta chọn phương án C.

Câu 3Cho tam giác ABC bất kì có BC = a, AC = b và AB = c. Gọi ha, hb, hc độ dài các đường cao lần lượt ứng với các cạnh BC, CA, AB. Biết tam giác ABC có diện tích là S. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. ha = Sa

B. hb = 2Sb;

C. hc = S2c;

D. ha = 4Sa.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có công thức tính diện tích tam giác ABC là:

S = 12aha = 12bhb =  chc

Do đó ta có: ha =2Sa;  hb = 2Sb;  hc = 2Sc

Vậy ta chọn phương án B.

Câu 4Cho tam giác ABC bất kì có BC = a, AC = b và AB = c. Gọi R, r lần lượt là bán kính đường tròn ngoại tiếp và nội tiếp tam giác; p, S lần lượt là nửa chu vi và diện tích tam giác. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. S = 12abc;

B. asinA=R;

C. cosB=b2+c2a22bc;

D. r=Sp.

Đáp án: D

Giải thích:

Theo hệ quả định lí côsin ta có: cosB=a2+c2b22ac. Do đó C sai.

Theo định lí sin ta có: asinA=2R. Do đó B sai.

Ta có các công thức tính diện tích tam giác như sau:

• S = abc4R. Do đó A sai.

• S = pr, suy ra r=Sp. Do đó D đúng.

Vậy ta chọn phương án D.

Câu 5Cho tam giác ABC có BC = a, AC = b và AB = c. Biết C^=120°. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. c2 = a2 + b2 – ab;

B. c2 = a2 + b2 + ab;

C. c2 = a2 + b2 – 3ab;

D. c2 = a2 + b2 + 3ab.

Đáp án: B

Giải thích:

Theo định lí côsin ta có: c2 = a2 + b2 – 2ab.cosC.

Mà C^=120° nên cosC = 12

Do đó c2 = a2 + b2 – 2ab.12 = c2 = a2 + b2 + ab.

Vậy ta chọn phương án B.

Câu 6 Với điểm M45;35, ta gọi xOM^=α. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. sinα=35 và cosα =45;

B. sinα=45 và cosα =35;

C. sinα=1625 và cosα =925;

D. sinα=925 và cosα =1625..

Đáp án: A

Giải thích:

Với điểm M45;35, ta có xOM^=α. Khi đó theo định nghĩa, ta có:

 sinα = yM = 35;

⦁ cosα = xM = 45.

Vậy ta chọn phương án A.

Câu 7. Với mọi góc α thỏa mãn 0° ≤ α ≤ 180°, ta luôn có sin(90° – α) và tan(90° – α) lần lượt bằng:

A. cotα và cosα;            

B. sinα và tanα;            

C. cosα và cotα;            

D. cosα và tanα.

Đáp án: C

Giải thích:

Với mọi góc α thỏa mãn 0° ≤ α ≤ 180°, ta luôn có:

⦁ sin(90° – α) = cosα;

⦁ tan(90° – α) = cotα.

Do đó ta chọn phương án C.

Câu 8Với mọi góc α thỏa mãn 0° ≤ α ≤ 180°, ta luôn có cos(180° – α) bằng:

A. –cosα;             

B. cosα;               

C. sinα;                

D. tanα.

Đáp án: A

Giải thích:

Với mọi góc α thỏa mãn 0° ≤ α ≤ 180°, ta luôn có cos(180° – α) = –cosα.

Do đó ta chọn phương án A.

Câu 9. Giá trị của tan103° bằng:

A. tan77°;           

B. –tan77°;          

C. cot77°;            

D. –cot77°.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có tan103° = tan(180° – 77°) = –tan77°.

Vậy ta chọn phương án B.

Câu 10Nếu góc α thỏa mãn 90° ≤ α ≤ 180° thì:

A. cotα > 0;         

B. tanα > 0;         

C. cosα > 0;                  

D. sinα > 0.

Đáp án: D

Giải thích:

Nếu góc α thỏa mãn 90° ≤ α ≤ 180° thì α là góc tù.

Khi đó sinα > 0, cosα < 0, tanα < 0, cotα < 0.

Do đó ta chọn phương án D.

II. Thông hiểu

Câu 1. ∆ABC có AB = 5, AC = 10, A^=60°. Độ dài đường cao ha của ∆ABC bằng:

A. 35;               

B. 5;                

C. 5;           

D. 32.

Đáp án: C

Giải thích:

Áp dụng định lí côsin cho ABC, ta có:

BC2 = AB2 + AC2 – 2AB.AC.cosA

= 52 + 102 – 2.5.10.cos60°

= 75.

Suy ra BC = 7553.

Diện tích ∆ABC là:

S=12AB.AC.sinA=12.5.10.sin60°=2532 (đơn vị diện tích)

Ta có S=12BC.ha

Suy ra ha=2SBC=2.2532.53=5.

Vậy ta chọn phương án C.

Câu 2. Cho hình thoi ABCD có cạnh bằng 1 cm và có đường chéo AC = 3 cm. Số đo BAD^ bằng:

A. 30°;                

B. 45°;                 

C. 60°;       

D. 120°.

Đáp án: C

Giải thích:

TOP 20 câu Bài tập ôn tập chương 4 - Toán 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Vì ABCD là hình thoi có cạnh bằng 1 cm nên ta có AB = BC = 1 cm và AC = 3 cm.

Áp dụng hệ quả của định lí côsin cho ABC, ta có:

cosBAC^=AB2+AC2BC22.AB.AC=12+32122.1.3=32.

Suy ra BAC^=30°.

Vì ABCD là hình thoi nên đường chéo AC là tia phân giác của BAD^.

Suy ra BAD^=2BAC^=2.30°=60°.

Vậy ta chọn phương án C.

Câu 3. Tam giác đều nội tiếp đường tròn bán kính R = 4 cm có diện tích bằng:

A. 13 cm2;           

B. 132 cm2;                

C. 123 cm2;                

D. 15 cm2.

Đáp án: C

Giải thích:

Do ∆ABC đều nên BAC^=60°.

Áp dụng định lí sin cho ∆ABC, ta có BCsinBAC^=2R

⇔ BC = 2R.sinA = 2.4.sin60° = 43.

Vì ∆ABC đều nên ta có AB = AC = BC = 43.

Diện tích ∆ABC là:

S=AB.AC.BC4R=43.43.434.4=123 (cm2)

Do đó ta chọn phương án C.

Câu 4. Cho ∆ABC biết b = 32, c = 45, A^=87°. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. a ≈ 53,8, B^37°,  C^56° ;          

B. a ≈ 2898,3, B^37°,  C^56°;                 

C. a ≈ 53,8, B^56°,  C^37°;            

D. a ≈ 55,2, B^37°,  C^56°;.

Đáp án: A

Giải thích:

Áp dụng định lí côsin cho DABC, ta có:

a2 = b2 + c2 – 2bc.cosA

= 322 + 452 – 2.32.45.cos87°

≈ 2898,3

Suy ra a ≈ 2898,3 ≈ 53,8.

Theo định lí sin, ta có sinB=b.sinAa32.sin87°53,80,6

Suy ra C^=180°A^+B^180°87°+37°=56°.

Do đó B^37° 

(B^180°37°=143° không thỏa mãn do A^+B^87°+143°=230°>180°)

∆ABC có: A^+B^+C^=180° (định lí tổng ba góc trong một tam giác)

Suy ra C^=180°A^+B^180°87°+37°=56°.

Vậy a ≈ 53,8, B^37°,  C^56°.

Do đó ta chọn phương án A.

Câu 5. Cho ∆ABC, biết A^=60°hc=23, R = 6. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. a=63,  b=2+46,c=4;;

B. a=63,  b=4,  c=2+46;          

C. a=63,  b=4,c=2+6;   

D. a=63,  b=2+6,c=4.

Đáp án: B

Giải thích:

⦁ Theo hệ quả định lí sin, ta có:

a = 2R.sinA = 2.6.sin60° = 63.

⦁ Ta có S = 12chc=12bcsinA.

Suy ra hc = b.sinA

Do đó b=hcsinA=23sin60°=4.

⦁ Theo định lí côsin, ta có a2 = b2 + c2 – 2bc.cosA

Suy ra 632=42+c22.4.c.cos60°

Khi đó c2 – 4c – 92 = 0

Vì vậy c=2+46 hoặc c=246.

Vì c là độ dài một cạnh của ∆ABC nên c > 0.

Do đó ta nhận c=2+46.

Vậy ta chọn phương án B.

Câu 6. Giá trị của biểu thức B = 3 – sin290° + 2cos260° – 3tan245° bằng:

A. 2;          

B.12;          

C. 12;                

D. 0.

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có B = 3 – sin290° + 2cos260° – 3tan245°.

= 3 – 12 + 2.122 – 3.12 = 12.

Vậy ta chọn phương án C.

Câu 7. Cho hai góc α và β (với 0° ≤ α, β ≤ 180°) thỏa mãn α + β = 180°. Giá trị của biểu thức P = sinα.cosα + sinβ.cosβ bằng:

A. 0;

B. 1;           

C. –1;                  

D. 2.

Đáp án: A

Giải thích:

Với 0° ≤ α, β ≤ 180° và α + β = 180° ta có:

⦁ sinα = sin(180° – β) = sinβ;

⦁ cosα = cos(180° – β) = –cosβ.

Suy ra P = sinα.cosα + sinβ.cosβ

= sinβ.(–cosβ) + sinβ.cosβ

= 0.

Vậy ta chọn phương án A.

Câu 8Giá trị của biểu thức M = sin50° + cos70° + cos110° – sin130° bằng:

A. –1;

B. 12;

C. 0;

D. 1;

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có M = sin50° + cos70° + cos110° – sin130°

= sin50° + cos70° + cos(180° – 70°) – sin(180° – 50°)

= sin50° + cos70° – cos70° – sin50°

= (sin50° – sin50°) + (cos70° – cos70°)

= 0 + 0

= 0.

Vậy ta chọn phương án C.

Câu 9. Giá trị của biểu thức H = cot5°.cot10°.cot15°…cot80°.cot85° bằng:

A. –1;

B. 1;

C. 0;

D. 2.

Đáp án đúng là: B

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có H = cot5°.cot10°.cot15°…cot80°.cot85°

= cot5°.cot10°.cot15°…cot(90° – 10°).cot(90° – 5°)

= cot5°.cot10°.cot15°…tan10°.tan5°

= (cot5°.tan5°).(cot10°.tan10°)…(cot40°.tan40°).cot45°

= 1.1…1.cot(45°)           (Áp dụng kết quả Bài tập 5b, trang 65, Sách giáo khoa Toán 10, Tập một)

= cot45°

= 1.

Vậy ta chọn phương án B.

Câu 10. ∆ABC có AB = 3, AC = 6 và A^=60°. Độ dài bán kính R của đường tròn ngoại tiếp ∆ABC bằng:

A. 3;          

B. 33;               

C. 3;                 

D. 6.

Đáp án: A

Giải thích:

Áp dụng định lí côsin cho DABC, ta có:

BC2 = AB2 + AC2 –2.AB.AC.cosA

= 32 + 62 – 2.3.6.cos60°

= 27.

Suy ra BC=27=33.

Áp dụng định lí sin, ta có BCsinA=2R.

Suy ra R=BC2.sinA=332.sin60°=3.

Vậy ta chọn phương án A.

III. Vận dụng

Câu 1. Cho biết tanα = –3 (0° ≤ α ≤ 180°). Giá trị của H=6sinα7cosα6cosα+7sinα bằng:

A. 43;         

B. -53;                 

C. -43;                

D. 53.

Đáp án: D

Giải thích:

Vì tanα = –3 nên sinαcosα=3 do đó cosα ≠ 0.

Ta có H=6sinα7cosα6cosα+7sinα

=6.sinαcosα7.cosαcosα6.cosαcosα+7.sinαcosα        (vì cosα ≠ 0)

=6.tanα76+7.tanα

=6.376+7.3=53.

Vậy ta chọn phương án D.

Câu 2. Cho biết sinα – cosα = 15(0° ≤ α, β ≤ 180°). Giá trị của E=sin4α+cos4α bằng:

A. 155;              

B. 175;              

C. 195;              

D. 215.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có sinα – cosα = 15.

sinαcosα2=152

sin2α+cos2α2sinαcosα=15

12sinαcosα=15 (Vì sin2α + cos2α = 1, áp dụng Bài tập 5a, trang 65, Sách giáo khoa Toán 10, Tập một)

2sinαcosα=45

sinαcosα=25

sin2αcos2α=425

Ta có E=sin4α+cos4α

=sin2α2+cos2α2

=sin2α2+2sin2αcos2α+cos2α22sin2αcos2α

=sin2α+cos2α22sin2αcos2α

=122.425=175 

Vậy ta chọn phương án B.

Câu 3. Cho biết 2cosα+2sinα=2, với 0° < α < 90°. Giá trị của cotα bằng:

A. 54;

B. 34;

C. 22;

D. 24.

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có 2cosα+2sinα=2

2sinα=22cosα

⇒ 2sin2α = (2 – 2cosα)2

⇔ 2(1 – cos2α) = 4 – 8cosα + 4cos2α

⇔ 6cos2α – 8cosα + 2 = 0   (1)

Đặt t = cosα.

Vì 0° < α < 90° nên 0 < t < 1.

Phương trình (1) tương đương với: 6t2 – 8t + 2 = 0

t=1t=13

Vì 0 < t < 1 nên ta nhận t=13.

Với t=13, ta có cosα=13.

Suy ra cos2α=19

Áp dụng Bài tập 5a, trang 65, Sách giáo khoa Toán 10, Tập một, ta có:

sin2α + cos2α = 1

sin2α=1cos2α=119=89.

sinα=223sinα=223

Vì 0° < α < 90° nên α là góc nhọn.

Do đó sinα > 0.

Vì vậy ta nhận sinα=223.

Ta có cotα=cosαsinα=13:223=13.322=122=24.

Vậy ta chọn phương án D.

Câu 4. Cho ∆ABC và các khẳng định sau:

(I) b2 – c2 = a(b.cosC – c.cosB);

(II) (b + c)sinA = a(sinB + sinC);

(III) ha = 2R.sinB.sinC;

(IV) S = R.r.(sinA + sinB + sin C);

Số khẳng định đúng là:

A. 1;          

B. 2;           

C. 3;           

D. 4.

Đáp án: D

Giải thích:

⦁ Ta xét khẳng định (I):

Áp dụng định lí côsin cho ∆ABC ta có:

b2 – c2 = c2 + a2 – 2ca.cosB – (a2 + b2 – 2ab.cosC)

= c2 + a2 – 2ca.cosB – a2 – b2 + 2ab.cosC

= c2 – b2 + 2a(b.cosC – c.cosB)

Þ b2 – c2 = c2 – b2 + 2a(b.cosC – c.cosB)

Þ 2(b2 – c2) = 2a(b.cosC – c.cosB)

Þ b2 – c2 = a(b.cosC – c.cosB).

Do đó khẳng định (I) đúng.

⦁ Ta xét khẳng định (II):

Áp dụng hệ quả định lí sin cho ∆ABC ta có:

(b + c)sinA = 2R.sinB+2R.sinC.a2R

=sinB+sinC.2R.a2R

= a(sinB + sinC).

Vì vậy khẳng định (II) đúng.

⦁ Ta xét khẳng định (III):

Áp dụng hệ quả định lí sin cho ∆ABC ta có:

2R.sinB.sinC = 2R.b2R.c2R

=bc2R=abc4R.2a

=2Sa=ha.

Vì vậy khẳng định (III) đúng.

⦁ Ta xét khẳng định (IV):

Áp dụng hệ quả định lí sin cho ∆ABC ta có:

R.r.(sinA + sinB + sin C) = R.r.a2R+b2R+c2R

=R.r.1Ra2+b2+c2

=r.a+b+c2=r.p=S.

Vì vậy khẳng định (IV) đúng.

Vậy có 4 khẳng định đúng, ta chọn phương án D.

Câu 5Cho ∆ABC thỏa mãn sinA=sinB+sinCcosB+cosC. Khi đó ∆ABC là:

A. Tam giác vuông;                

B. Tam giác cân;           

C. Tam giác tù;             

D. Tam giác đều.

Đáp án: A

Giải thích:

• Theo hệ quả của định lí côsin, ta có:

cosB=a2+c2b22ac và cosC=a2+b2c22ab.

• Theo hệ quả định lí sin, ta có:

sinA=a2R;  sinB=b2R;  sinC=c2R.

• Ta có sinA=sinB+sinCcosB+cosC

⇔ sinA(cosB + cosC) = sinB + sinC

a2R.a2+c2b22ac+a2+b2c22ab=b2R+c2Ra2R.12aa2+c2b2c+a2+b2c2b12a2+c2b2c+a2+b2c2b=b+cba2+c2b2+ca2+b2c2bc=2b+c

⇔ a2b + bc2 – b3 + a2c + b2c – c3 = 2b2c + 2bc2

⇔ b3 + c3 – (a2b + a2c) + (b2c + bc2) = 0

⇔ (b + c)(b2 – bc + c2) – a2(b + c) + bc(b + c) = 0

⇔ (b + c)(b2 – bc + c2 – a2 + bc) = 0

⇔ (b + c)(b2 + c2 – a2) = 0

⇔ b + c = 0 (vô lí vì b, c > 0) hoặc b2 + c2 = a2

⇔ AC2 + AB2 = BC2

Áp dụng định lí Pytago đảo, ta được ∆ABC vuông tại A.

Vậy ta chọn phương án A.

Câu 6Cho ∆ABC có a.sinA + b.sinB + c.sinC = ha + hb + hc. Khi đó ∆ABC là:

A. Tam giác cân;           

B. Tam giác đều;           

C. Tam giác thường;               

D. Tam giác vuông.

Đáp án: B

Giải thích:

Diện tích ∆ABC là: S=12a.ha=12b.hb=12c.hc.

Suy ra ha=2Sa;  hb=2Sb;  hc=2Sc.

Diện tích ∆ABC là:

S=12bc.sinA=12ac.sinB=12ab.sinC.

Suy ra sinA=2Sbc;  sinB=2Sac;  sinC=2Sab.

Ta có a.sinA + b.sinB + c.sinC = ha + hb + hc

a.2Sbc+b.2Sac+c.2Sab=2Sa+2Sb+2Sc

2S.abc+bac+cab=2S.1a+1b+1c

abc+bac+cab=1a+1b+1c

a2+b2+c2abc=bc+ac+ababc

⇔ a2 + b2 + c2 = bc + ac + ab

⇔ 2a2 + 2b2 + 2c2 = 2bc + 2ac + 2ab

⇔ (a2 – 2ab + b2) + (a2 – 2ac + c2) + (b2 – 2bc + c2) = 0

⇔ (a – b)2 + (a – c)2 + (b – c)2 = 0

ab=0ac=0bc=0a=ba=cb=c

⇔ a = b = c.

Vậy ∆ABC là tam giác đều.

Do đó ta chọn phương án B.

Câu 7. Từ vị trí A, người ta quan sát một cái cây cao mọc vuông góc với mặt đất như hình vẽ.

TOP 20 câu Bài tập ôn tập chương 4 - Toán 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Biết vị trí quan sát cách mặt đất một khoảng AH = 4 m và khoảng cách từ chân đường vuông góc của vị trí quan sát A trên mặt đất tới gốc cây là HB = 20 m, BAC^=45°. Chiều cao của cây gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 17,5 m;           

B. 17 m;              

C. 16,5 m;           

D. 16 m.

Đáp án: A

Giải thích:

Xét ∆ABH vuông tại H có tanABH^=AHHB=420=15.

Suy ra ABH^11°19'.

Ta có CB ⊥ BH (cái cây vuông góc với mặt đất)

Suy ra CBH^=90°.

Do đó CBA^+ABH^=90°

Vì vậy CBA^=90°ABH^90°11°19'=78°41'

∆ABC có CAB^+CBA^+ACB^=180° (định lí tổng ba góc trong một tam giác)

Suy ra ACB^=180°CAB^+CBA^180°45°+78°41'=56°19'.

∆ABH vuông tại H nên theo định lí Pythagore ta có:

AB2 = AH2 + BH2

= 42 + 202 = 416

Suy ra AB = 426 (m) 

Áp dụng định lí sin cho ∆ABC, ta được BCsinBAC^=ABsinACB^

Suy ra BCsin45°=426sin56°19'

Do đó BC=426.sin45°sin56°19'17,33 (m).

Giá trị này gần với 17,5 (m)

Vậy ta chọn phương án A.

Câu 8. Giả sử CD = h là chiều cao của tháp, trong đó C là chân tháp.

TOP 20 câu Bài tập ôn tập chương 4 - Toán 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Một người đứng tại vị trí A (CAD^=63°), không sang được bờ bên kia để đo chiều cao h của tháp nên chọn thêm một điểm B (ba điểm A, B, C thẳng hàng) cách A một khoảng 24 m và CBD^=48° để tính toán được chiều cao của tháp. Chiều cao h của tháp gần nhất với:

A. 18 m;              

B. 18,5 m;           

C. 60 m;              

D. 60,5 m.

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có CAD^+BAD^=180° (hai góc kề bù).

BAD^=180°CAD^=180°63°=117°.

∆ABD có: BAD^+ADB^+ABD^=180° (định lí tổng ba góc trong một tam giác)

ADB^=180°BAD^+ABD^=180°117°+48°=15°.

Áp dụng định lí sin cho ∆ABD, ta được BDsinBAD^=ABsinADB^

Suy ra BDsin117°=24sin15°

Do đó BD=24.sin117°sin15°82,6 (m)

∆BCD vuông tại C: sinCBD^=CDBD.

Suy ra h=CD=BD.sinCBD^82,6.sin48°=61,4 (m)

Giá trị này gần với 60,5 m.

Vậy ta chọn phương án D.

Câu 9. Trên nóc một tòa nhà có một cột ăng-ten cao 5 m. Từ vị trí quan sát A cao 7 m so với mặt đất, có thể nhìn thấy đỉnh B và chân C của cột ăng-ten dưới góc 50° và 40° so với phương nằm ngang.

TOP 20 câu Bài tập ôn tập chương 4 - Toán 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Chiều cao của tòa nhà gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 12 m;              

B. 19 m;              

C. 24 m;              

D. 29 m.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có BAC^+CAD^=BAD^=50°

Do đó BAC^=50°CAD^=50°40°=10°.

∆ABD có: ABD^+BAD^+ADB^=180° (định lí tổng ba góc trong một tam giác)

ABD^=180°BAD^+ADB^=180°50°+90°=40°.

Áp dụng định lí sin cho ∆ABC, ta được ACsinABC^=BCsinBAC^

Suy ra AC=BC.sinABC^sinBAC^=5.sin40°sin10°18,5 (m)

∆ACD vuông tại D: sinCAD^=CDACCD=AC.sinCAD^18,5.sin40°11,9.

Suy ra CD=AC.sinCAD^18,5.sin40°11,9 (m)

Chiều cao của tòa nhà là:

CH = CD + DH = 11,9 + 7 = 18,9 (m)

Giá trị này gần với 19 m nhất.

Vậy ta chọn phương án B.

Câu 10. Từ hai vị trí A và B của một tòa nhà, người ta quan sát được đỉnh C của ngọn núi. Biết rằng độ cao của tòa nhà là AB = 70 m, phương nhìn AC tạo với phương ngang AH một góc bằng 30°, phương nhìn BC tạo với phương ngang BD một góc bằng 15°30’.

TOP 20 câu Bài tập ôn tập chương 4 - Toán 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Ngọn núi đó có độ cao so với mặt đất gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 135 m;            

B. 234 m;            

C. 165 m;            

D. 195 m.

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có BAC^+CAH^=BAH^=90°.

BAC^=90°30°=60°.

Ta có ABC^=ABD^+DBC^=90°+15°30'=105°30'.

∆ABC có BAC^+ABC^+ACB^=180° (định lí tổng ba góc trong một tam giác)

Suy ra ACB^=180°BAC^+ABC^=180°60°+105°30'=14°30'.

Áp dụng định lí sin cho ∆ABC, ta được ACsinABC^=ABsinACB^

Suy ra AC=AB.sinABC^sinACB^=70.sin105°30'sin14°30'269,4 (m)

∆ACH vuông tại H: sinCAH^=CHAC

Suy ra CH=AC.sinCAH^269,4.sin30°=134,7 (m)

Vậy ngọn núi cao khoảng 134,7 m.

Giá trị này gần với 135 m nhất.

Do đó ta chọn phương án A.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Toán 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 3: Giải tam giác và ứng dụng thực tế

Trắc nghiệm Ôn tập chương 4

Trắc nghiệm Toán 10 Bài 1: Khái niệm vectơ

Trắc nghiệm Toán 10 Bài 2: Tổng và hiệu của hai vectơ

Trắc nghiệm Toán 10 Bài 3: Tích của một số với một vectơ

Tài liệu có 34 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống