Bài tập tự luyện bài toán thực tế về các phép toán trên tập hợp Toán 10

Tải xuống 2 29.1 K 459

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Bài tập tự luyện bài toán thực tế về các phép toán trên tập hợp Toán lớp 10, tài liệu bao gồm 2 trang, tổng hợp đầy đủ lí thuyết công thức và bài tập về Bài tập tự luyện bài toán thực tế về các phép toán trên tập hợp, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Toán sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Câu 1. Xác định M = A ∪ B trong trường hợp A = {x | x ∈ ℕ, x ⋮ 4 và x < 10}, B là tập hợp các số tự nhiên chia hết cho 3 và nhỏ hơn 12.

A. M = {0; 3; 4; 6; 8; 9};

B. M = {0; 4; 6; 8; 9};

C. M = {0; 3; 4; 6; 8; 9; 12};

D. M = {0; 3; 6; 8; 9}.

Đáp án đúng là: A

Liệt kê các phần tử ta có: A = {0; 4; 8} và B = {0; 3; 6; 9}.

Vậy M = A ∪ B = {0; 3; 4; 6; 8; 9}.

Câu 2. Lớp 10A có 22 bạn chơi bóng đá, 25 bạn chơi cầu lông và 15 bạn chơi cả hai môn thể thao này. Hỏi lớp 10A có bao nhiêu bạn chơi ít nhất một trong hai môn?

A. 47;

B. 32;

C. 7;

D. 3.

Đáp án đúng là: B

Gọi A là tập hợp các học sinh của lớp 10A chơi bóng đá và B là tập hợp các học sinh của lớp 10A chơi cầu lông.

Số phần tử của A và B lần lượt là n(A) và n(B) nên n(A) = 22; n(B) = 25.

Ta có:

+) Tập hợp số học sinh chơi cả hai môn thể thao bóng đá và cầu lông là A ∩ B nên n(A ∩ B) =15.

+) Tập hợp số học sinh chơi ít nhất 1 trong 2 môn thể thao đó là A ∪ B.

Nên tổng số học sinh chơi ít nhất 1 trong 2 môn thể thao là n(A ∪ B).

Suy ra n(A ∪ B) = n(A) + n(B) ‒ n(A ∩ B) = 22 + 25 – 15 = 32.

Vậy có 32 học sinh chơi ít nhất một trong hai môn thể thao bóng đá và cầu lông.

Câu 3. Lớp 10E của trường có 30 học sinh thích môn Vật lí, 15 học sinh thích môn Hóa học và 10 học sinh thích cả môn Vật lí và Hóa học. Hỏi lớp 10A có bao nhiêu học sinh chỉ thích Vật lí hoặc chỉ thích Hóa học biết mỗi học sinh của lớp đều thích môn Vật lí hoặc Hoá học.

A. 10;

B. 15;

C. 25;

D. 30.

Đáp án đúng là: C

Gọi A là tập hợp số học sinh thích môn Vật lí.

B là tập hợp số học sinh thích môn Hóa học.

Số phần tử của A và B lần lượt là n(A) và n(B) thì n (A) = 30, n(B) = 15.

Ta có:

+) Tập hợp số học sinh thích cả hai môn Vật lí và Hoá học là: A ∩ B nên n(A ∩ B) = 10.

+) Tập hợp số học sinh thích ít nhất 1 trong 2 môn Vật lí và môn Hóa học là A ∪ B.

Nên số học sinh thích ít nhất một trong hai môn đó là n(A ∪ B).

Suy ra n(A ∪ B) = n(A) + n(B) - n(A ∩ B) = 30 + 15 – 10 = 35.

Vậy số học sinh chỉ thích môn Vật lí hoặc chỉ thích môn Hóa học là:

n(A ∪ B) - n(A ∩ B) = 35 – 10 = 25.

Xem thêm
Bài tập tự luyện bài toán thực tế về các phép toán trên tập hợp Toán 10 (trang 1)
Trang 1
Bài tập tự luyện bài toán thực tế về các phép toán trên tập hợp Toán 10 (trang 2)
Trang 2
Tài liệu có 2 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống