Lý thuyết Định lí và chứng minh định lí (Kết nối tri thức 2024) hay, chi tiết | Toán lớp 7

Tải xuống 8 6.9 K 49

Với tóm tắt lý thuyết Toán lớp 7 Bài 11: Định lí và chứng minh định lí sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập tự luyện chọn lọc giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán lớp 7.

Lý thuyết Toán lớp 7 Bài 11: Định lí và chứng minh định lí

A. Lý thuyết Định lí và chứng minh định lí

1. Định lí. Giả thiết và kết luận của định lí

• Định lí là một khẳng định được suy ra từ những khẳng định đúng đã biết. Mỗi định lí thường được phát biểu dưới dạng:

Nếu … thì …

+ Phần giữa từ “nếu” và từ “thì” là giả thiết của định lí.

+ Phần sau từ “thì” là kết luận của định lí.

Giả thiết, kết luận viết tắt tương ứng là GT và KL.

Ví dụ:

+ Định lí “Nếu hai góc đối đỉnh thì hai góc đó bằng nhau” được suy ra từ khẳng định đúng là “hai góc kề bù có tổng số đo bằng 180°).

Giả thiết là: hai góc đối đỉnh

Kết luận là: hai góc đó bằng nhau.

Ta viết giả thiết và kết luận của định lý trên bằng kí hiệu như sau:

GT

xOy^ và x'Oy'^ đối đỉnh

KL

xOy^ x'Oy'^

Định lí và chứng minh định lí (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 7) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

2. Chứng minh định lí

• Chứng minh một định lí là dùng lập luận để từ giả thiết và những khẳng định đúng đã biết suy ra kết luận của định lí.

Ví dụ:

+ Chứng minh định lí: “Nếu hai góc đối đỉnh thì hai góc đó bằng nhau” như sau:

GT

xOy^ và x'Oy'^ đối đỉnh

KL

xOy^ x'Oy'^

Định lí và chứng minh định lí (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 7) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Ta có: xOy^ + xOy'^ = 180° (hai góc kề bù)

xOy^ = 180° − xOy'^ (1)

Lại có: x'Oy'^xOy'^ = 180° (hai góc kề bù)

x'Oy'^ = 180° − xOy'^ (2)

Từ (1) và (2) xOy^ x'Oy'^ (đpcm)

B. Bài tập tự luyện

B1. Bài tập tự luận

Bài 1. Vẽ hình, viết giả thiết, kết luận và chứng minh định lí: “Góc tạo bởi hai tia phân giác của hai góc kề bù là một góc vuông”.

Hướng dẫn giải

Định lí và chứng minh định lí (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 7) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

GT

aPy^ và yPb^ là hai góc kề bù

Px là tia phân giác của aPy^

Pz là tia phân giác của yPb^

KL

xPz^ là góc vuông

Vì Px là tia phân giác của aPy^ nên xPy^=12aPy^  

Vì Pz là tia phân giác của yPb^ nên yPz^=12yPb^ 

Nên xPy^+yPz^=12aPy^+12yPb^=12aPy^+yPb^

Mà ta có: aPy^ yPb^ = 180° (hai góc kề bù)

Do đó: xPy^+yPz^=12180°=90°

Mặt khác: xPy^+yPz^=xPz^

Vậy xPz^=90°, tức là xPz^ là góc vuông.

Bài 2. Cho hình vẽ dưới đây. Biết Ax song song với Cy.

Định lí và chứng minh định lí (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 7) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Chứng minh rằng xAB^+BCy^=ABC^

Hướng dẫn giải

GT

Ax // Cy

KL

xAB^+BCy^=ABC^ 

Qua B, kẻ đường thẳng mn song song với đường thẳng chứa tia Ax.

Định lí và chứng minh định lí (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 7) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Vì Ax // mn nên xAB^=B1^ (hai góc so le trong)  (1)

Vì Ax // mn mà Ax //Cy (giả thiết)

Do đó: mn // Cy (tính chất hai đường thẳng song song)

Vì mn // Cy nên BCy^=B2^ (hai góc so le trong) (2)

Từ (1) và (2) ta có: xAB^+BCy^=B1^+B2^

Mà ABC^=B1^+B2^

Vậy xAB^+BCy^=ABC^ (đpcm)

Bài 3. Vẽ hình, viết giả thiết, kết luận và chứng minh định lí: “Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau”.

Hướng dẫn giải

Định lí và chứng minh định lí (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 7) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

GT

xx' và yy' là hai đường thẳng phân biệt

xx'zz' tại A

yy'zz' tại B

KL

xx' // yy' 

Vì xx'zz' tại A  nên x'AB^=90°

Vì yy'zz' tại B  nên z'By'^=90°

Nên x'AB^=z'By'^=90°

Mà hai góc ở vị trí đồng vị.

Do đó xx' // yy' (dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

B2. Bài tập trắc nghiệm

Bài 4. Cho định lí: “Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó vuông góc với đường thẳng còn lại”.

Hình vẽ minh hoạ cho định lí trên là:

Định lí và chứng minh định lí (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 7) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

A. Hình 1, Hình 2;

B. Hình 2, Hình 3;                                                      

C. Hình 3, Hình 4;                                                              

D. Hình 1, Hình 3.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Hình 2 không thỏa mãn điều kiện hai đường thẳng song song nên loại phương án A, B.

Hình 4 không thỏa mãn điều kiện vuông góc với một trong hai đường thẳng nên loại phương án C.

Hình 1, 3 thỏa mãn cả hai điều kiện trên.

Vậy chọn phương án D.

Bài 5. Phát biểu định lí sau bằng lời.

Giả thiết

t cắt m tại A, t cắt n tại B

A1^ và B1^là hai góc đồng vị

A1^=B1^

Kết luận

m // n

A. Nếu đường thẳng t cắt hai đường thẳng m, n và trong số các góc tạo thành có một cặp góc đồng vị bằng nhau thì hai đường thẳng m, n vuông góc với nhau;                                 

B. Nếu đường thẳng t cắt hai đường thẳng m, n và trong số các góc tạo thành có một cặp góc đồng vị bằng nhau thì hai đường thẳng m, n song song với nhau;                                         

C. Nếu đường thẳng t cắt hai đường thẳng m, n và trong số các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì hai đường thẳng m, n song song với nhau;                              

D. Nếu đường thẳng t cắt hai đường thẳng m, n và trong số các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì hai đường thẳng m, n vuông góc với nhau.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Nếu một đường thẳng t cắt hai đường thẳng m, n và trong số các góc tạo thành có một cặp góc đồng vị bằng nhau thì hai đường thẳng m, m song song với nhau.

Vậy chọn đáp án B.

Bài 6. Điền vào chỗ trống nội dung phù hợp.

Định lí và chứng minh định lí (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 7) – Kết nối tri thức (ảnh 1)A. kết luận;                                                                         

B. khẳng định;                                                                    

C. chứng minh;                                                                   

D. Cả 3 đáp án đều đúng.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Phần nằm giữa từ “Nếu” và từ “thì” là phần giả thiết vậy phần nằm sau từ “thì” là phần kết luận.

Vậy chọn đáp án A.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 10: Tiên đề Euclid. Tính chất của hai đường thẳng song song

Lý thuyết Toán 7 Chương 3: Góc và đường thẳng song song

Lý thuyết Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác

Lý thuyết Bài 13: Hai tam giác bằng nhau. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác

Lý thuyết Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác

Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống