Lý thuyết Tập hợp các số hữu tỉ (Kết nối tri thức 2024) hay, chi tiết | Toán lớp 7

Tải xuống 9 7.8 K 95

Với tóm tắt lý thuyết Toán lớp 7 Bài 1: Tập hợp các số hữu tỉ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập tự luyện chọn lọc giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán lớp 7.

Lý thuyết Toán lớp 7 Bài 1: Tập hợp các số hữu tỉ

A. Lý thuyết Tập hợp các số hữu tỉ

1. Khái niệm số hữu tỉ và biểu diễn số hữu tỉ trên trục số

• Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số ab  với a, b  , b ≠ 0.

Tập hợp các số hữu tỉ được kí hiệu là  .

• Cách biểu diễn số hữu tỉ ab  trên trục số:

 + Chia đoạn thẳng đơn vị thành b phần bằng nhau, lấy một đoạn làm đơn vị mới.

 + Điểm biểu diễn số hữu tỉ ab  cách O một đoạn bằng a đơn vị mới và nằm trước O (nếu số hữu tỉ âm) hoặc nằm sau O (nếu số hữu tỉ dương).

Ví dụ 1:

+  Các số – 7; 0,3; – 234 là các số hữu tỉ vì chúng viết được dưới dạng phân số: – 7 = 71 ; 0,3 = 310 ; – 2  = 114 .

+ Biểu diễn số hữu tỉ  trên trục số ta làm như sau:

Chia đoạn thẳng đơn vị thành 2 phần bằng nhau. Lấy một đoạn làm đơn vị mới (H.a).

Số hữu tỉ 32  được biểu diễn bởi điểm N (nằm sau gốc O) và cách O một đoạn bằng 3 đơn vị mới (H.b)

Lý thuyết Tập hợp các số hữu tỉ – Toán lớp 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

+ Số đối của số hữu tỉ 32  là số hữu tỉ -32  được biểu diễn bởi điểm M (nằm trước gốc O). Ta có OM = ON.

Lý thuyết Tập hợp các số hữu tỉ – Toán lớp 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Chú ý:

• Mỗi số hữu tỉ đều có một số đối. Số đối của số hữu tỉ m là số hữu tỉ – m.

• Số thập phân có thể viết dưới dạng phân số thập phân nên chúng đều là các số hữu tỉ. Tương tự, số nguyên, hỗn số cũng là các số hữu tỉ.

• Trên trục số, hai điểm biểu diễn của hai số hữu tỉ đối nhau nằm về hai phía khác nhau so với điểm O và có cùng khoảng cách đến O.

Ví dụ 2: Số đối của các số hữu tỉ sau: 9,7;  358;  12;6.

Hướng dẫn giải

Số đối của 0 – 9,7 là – (– 9,7) = 9,7;

Số đối của 358 là -358 ;

Số đối của 12 là 12=12 ;

Số đối của 6 là  – 6.

2. Thứ tự trong tập hợp các số hữu tỉ

 Ta có thể so sánh hai số hữu tỉ bất kì bằng cách viết chúng dưới dạng phân số rồi so sánh hai phân số đó.

 Với hai số hữu tỉ a, b bất kì, ta luôn có hoặc a = b hoặc a < b hoặc a > b.

Cho ba số hữu tỉ a, b, c. Nếu a < b và b < c thì a < c (tính chất bắc cầu).

 Trên trục số, nếu a < b thì điểm a nằm trước điểm b.

Ví dụ:

+ So sánh 0,5 và 34  ta làm như sau:

Ta có 0,5 =  510=12=24

Vì 2 < 3 nên 24   34hay 0,5 < 34 .

+ 0,5 < 34  nên 0,5 nằm trước 34  trên trục số.

Lý thuyết Tập hợp các số hữu tỉ – Toán lớp 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

+ Ta có thể cử dụng tính chất bắc cầu để so sánh hai số hữu tỉ 56  và 65  như sau:

Vì 56<66=1 và 1=55<65 nên 56 < 1 < 65 .

Vậy 56<65 .

Chú ý:

• Trên trục số, các điểm nằm trước gốc O biểu diễn số hữu tỉ âm (tức số hữu tỉ nhỏ hơn 0); các điểm nằm sau gốc O biểu diễn số hữu tỉ dương (tức số hữu tỉ lớn hơn 0). Số 0 không là số hữu tỉ dương, cũng không là số hữu tỉ âm.

B. Bài tập tự luyện

B1. Bài tập tự luận

Bài 1. So sánh:

a) – 1,25 và – 1,125;

b) 0,8 và 815 ;

c) 219 và 1019 ;

d) 223 và 176 ;

e) 12022và 12023 ;

f) – 5,6 và 12 ;

g) 79  và 1,5.

Hướng dẫn giải

a) Có 1,25 > 1,125 nên – 1,25 < – 1,125

b) Có  0,8=810=45=1215 , vì  1215>815 . Nên 0,8 >815

c) Có  219<1019 nên  -219<-1019

d) Có 223=83=166 , vì 166<176. Nên 223<176

e) 12022>12023

f) Có – 5,6 < 0 và  12> 0. Nên – 5,6 < 12

g) Có 79< 1 và 1,5 > 1. Nên 79< 1,5.

Bài 2. Điền kí hiệu () thích hợp vào chỗ chấm:

a) 0,15 …  ;

b) -50  …  ;

c) 1,0 …  ;

d) 1,28  …  .

Hướng dẫn giải

a) Vì 0,15 = 15100=320  (trong đó 3; 20  ℤ và 20 ≠ 0) nên 0,15    

b) Ta có: 50  (trong đó 5; 0  ℤ và 0 = 0) nên 50

c) Vì 1, 0 = 11 (trong đó 1; 1  ℤ và 1 ≠ 0) nên 1,0 

d) Vì 1,28=1,2:8=1210:8=1210.18=310 (trong đó 3; 10  ℤ và 10 ≠ 0) nên 1,28.

Bài 3. Cho trục số sau:

Lý thuyết Tập hợp các số hữu tỉ – Toán lớp 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

a) Các điểm A, B, C, D biểu diễn những số hữu tỉ nào?

b) Tìm số đối của các số hữu tỉ trên và biểu diễn chúng trên trục số.

Hướng dẫn giải

a) Ta thấy đoạn thẳng đơn vị cũ (ví dụ đoạn từ 0 đến 1) được chia thành 5 phần bằng nhau nên đoạn đơn vị mới bằng 15  đơn vị cũ. Do đó:

Điểm A nằm trước gốc O và cách gốc O một khoảng bằng 7 đơn vị nên nó biểu diễn số hữu tỉ 75 .

Tương tự, ta có được:

Điểm B biểu diễn số hữu tỉ 25 .

Điểm C biểu diễn số hữu tỉ 45 .

Điểm D biểu diễn số hữu tỉ 95 .

b) Số đối của -75là 75=75

Số đối của -25là 25=25

Số đối của 45là 45

Số đối của 95là -95

Biểu diễn trên trục số:

Lý thuyết Tập hợp các số hữu tỉ – Toán lớp 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)B2. Bài tập trắc nghiệm

Bài 4. Trong các số hữu tỉ: 112; -5; 0,75; 45 . Số đối của số hữu tỉ lớn nhất là

A. 45 ;

B. 5;

C. – 0,75;

D. 45.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Ta có: 112=-32-5=102mà 102<-32<0 nên -5<112<0

0,75=34=152045=1620 mà 1620>1520>0 nên 45>0,75>0

Do đó: -5<-112<0,75<45

Suy ra số lớn nhất là 45 .

Vậy số đối của 45là -45 .

Bài 5. Điểm biểu diễn số đối của của số hữu tỉ 12  là

Lý thuyết Tập hợp các số hữu tỉ – Toán lớp 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

A. điểm A;

B. điểm B;

C. điểm C;

D. điểm D.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Điểm biểu diễn số hữu tỉ đối của 12  nằm khác phía với 12  so với điểm O. Như vậy điểm này nằm sau O.

Khoảng cách tử O đến 12  là 3 đoạn nên khoảng cách từ O đến điểm đó cũng là 3 đoạn.

Vậy điểm biểu diễn số hữu tỉ đối của 12 là điểm C.

Bài 6. Tập hợp số hữu tỉ được kí hiệu là

A. ℕ;

B. ℤ;

C. ℚ;

D. ℝ.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Tập hợp số hữu tỉ được kí hiệu là ℚ.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 2: Cộng, trừ, nhân, chia số hữu tỉ

Lý thuyết Bài 3: Lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ

Lý thuyết Bài 4: Thứ tự thực hiện các phép tính. Quy tắc chuyển vế

Lý thuyết Toán 7 Chương 1: Số hữu tỉ

Lý thuyết Bài 5: Làm quen với số thập phân vô hạn tuần hoàn

 

Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống