Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 9 Bài 2: Liên hệ giữa cung và dây chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 20 trang gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk toán 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Liên hệ giữa cung và dây có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Toán 9.
Giới thiệu về tài liệu:
- Số trang: 20 trang
- Số câu hỏi trắc nghiệm: 30 câu
- Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Liên hệ giữa cung và dây có đáp án – Toán lớp 9:
Liên hệ giữa cung và dây
Câu 1: Chọn khẳng định đúng. Cho đường tròn (O) có dây AB > CD khi đó:
A. Cung AB lớn hơn cung CD
B. Cung AB nhỏ hơn cung CD
C. Cung AB bằng cung CD
D. Số đo cung AB bằng hai lần số đo cung CD
Lời giải:
Với hai cung nhỏ trong một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau:
+) Cung lớn hơn căng dây lớn hơn
+) Dây lớn hơn căng cung lớn hơn
Nên dây AB > CD thì cung AB lớn hơn cung CD
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Chọn khẳng định đúng. Cho đường tròn (O) có cung MN < cung PQ, khi đó:
A. MN > PQ
B. MN < PQ
C. MN = PQ
D. PQ = 2MN
Lời giải:
Với hai cung nhỏ trong một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau:
+) Cung lớn hơn căng dây lớn hơn
+) Dây lớn hơn căng cung lớn hơn
Nên cung MN < cung PQ thì MN < PQ
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Cho đường tròn (O) có hai dây AB, CD song song với nhau. Kết luận nào sau đây là đúng?
Lời giải:
Kẻ KH ⊥ CD và KH ⊥ AB lần lượt tại K và H
Suy ra OK vừa là đường cao, vừa là đường phân giác của
Và OH vừa là đường cao, vừa là đường phân giác của
Do đó
Nên số đo cung AD bằng số đo cung BC, từ đó AD = BC
Phương án A, C, D sai và B đúng
Đáp án cần chọn là: B
Chú ý: Lời giải trên chính là một cách chứng minh cho tính chất “Trong một đường tròn, hai cung bị chắn giữa hai dây song song thì bằng nhau”.
Câu 4: Cho đường tròn (O) có hai dây AB, CD song song với nhau. Kết luận nào sau đây là sai?
Lời giải:
Kẻ KH ⊥ CD và AB lần lượt tại K và H
Suy ra OK vừa là đường cao, vừa là đường phân giác của
Và OH vừa là đường cao, vừa là đường phân giác của
Do đó
Nên số đo cung AD bằng số đo cung BC, từ đó AD = BC
Vì DC // AB; AD = BC nên ABCD là hình thang cân nên AC = BD
Phương án A, B, D đúng và C sai
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Cho đường tròn (O) đường kính AB và một dây cung AC có số đo nhỏ hơn 90o. Vẽ dây CD vuông góc với AB và dây DE song song với AB. Chọn kết luận sai?
Lời giải:
Vì AO ⊥ CD; AO // DE ⇒ CD ⊥ DE ⇒ = 90o mà C, D, E ∈ (O) nên CE là đường kính hay C; O; E thẳng hàng
Xét (O) có OA là đường cao trong tam giác cân ODC nên OA cũng là đường phân giác
Suy ra cung AD bằng cung AC nên dây AD = AC
Lại thấy (đối đỉnh) nên cung AC bằng cung BE suy ra dây AC = BE
Phương án A, B, C đúng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Cho đường tròn (O) đường kính AB và một cung AC có số đo bằng 50o. Vẽ dây CD vuông góc với AB và dây DE song song với AB. Chọn kết luận sai?
Lời giải:
Vì cung AC có số đo 50o nên
Vì AO ⊥ CD; AO // DE ⇒ CD ⊥ DE mà C, D, E ∈ (O) nên CE là đường kính hay C; O; E thẳng hàng
Xét (O) có OA là đường cao trong tam giác cân ODC nên OA cũng là đường phân giác
Lại thấy (đối đỉnh) suy ra (D đúng) và suy ra cung AC bằng cung BE nên B đúng
Ta có nên cung AD < cung DE ⇒ AD < DE hay đáp án A sai
Nên suy ra số đo cung AE = số đo cung BD. Do đó C đúng
Phương án B, C, D đúng và A sai
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Chọn khẳng định đúng.
A. Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây (không đi qua tâm) thì đi qua điểm chính giữa của cung bị căng bởi dây ấy.
B. Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây thì đi qua điểm chính giữa của cung bị căng bởi dây ấy.
C. Trong một đường tròn, đường kính đi qua điểm chính giữa của một cung thì song song với dây căng cung ấy.
D. Trong một đường tròn, hai đường kính luôn vuông góc với nhau.
Lời giải:
+ Trong một đường tròn, đường kính đi qua điểm chính giữa của một cung thì đi qua trung điểm của dây căng cung ấy
+ Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây (không đi qua tâm) thì đi qua điểm chính giữa của cung bị căng bởi dây ấy.
+ Trong một đường tròn, đường kính đi qua điểm chính giữa của một cung thì vuông góc với dây căng cung ấy và ngược lại
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Chọn khẳng định sai.
A. Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây (không đi qua tâm) thì đi qua điểm chính giữa của cung bị căng bởi dây ấy.
B. Trong một đường tròn, hai cung bị chắn giữa hai dây song song thì bằng nhau.
C. Trong một đường tròn, cung lớn hơn căng dây lớn hơn
D. Trong một đường tròn, hai đường kính luôn bằng nhau và vuông góc với nhau.
Lời giải:
+ Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây (không đi qua tâm) thì đi qua điểm chính giữa của cung bị căng bởi dây ấy.
+ Trong một đường tròn, hai cung bị chắn giữa hai dây song song thì bằng nhau.
+ Trong một đường tròn, cung lớn hơn căng dây lớn hơn
+ Hai đường kính của đường tròn luôn bằng nhau nhưng chưa chắc đã vuông góc với nhau
Suy ra A, B, C đúng, D sai
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Cho tam giác ABC cân tại A và Â = 66o nội tiếp đường tròn (O). Trong các cung nhỏ AB; BC; AC, cung nào là cung lớn nhất?
A. AB
B. AC
C. BC
D. AB, AC
Lời giải:
Vì tam giác ABC cân tại A có:
Vì nên theo mối liên hệ giữa cạnh và góc trong tam giác ta có BC > AB = AC
Theo mối liên hệ giữa cung và dây ta có:
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Cho tam giác ABC cân tại A và Â = 70o nội tiếp đường tròn (O). Trong các cung nhỏ AB; BC; AC, cung nào là cung nhỏ nhất?
A. Cung AB
B. Cung AC
C. Cung BC
D. Cung AB, cung AC
Lời giải:
Vì tam giác ABC cân tại A có:
Vì nên theo mối liên hệ giữa cạnh và góc trong tam giác ta có BC > AB = AC
Theo mối liên hệ giữa cung và dây ta có cung BC > cung AB = cung AC
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Cho đường tròn (O; R) và hai dây AB; CD sao cho . So sánh các dây CD; AB
A. CD = 2AB
B. AB > 2CD
C. CD > AB
D. CD < AB < 2CD
Lời giải:
Vì nên cung CD nhỏ hơn cung AB, từ đó dây CD < AB (*)
Xét tam giác OCD cân tại O có nên ∆COD là tam giác đều
⇒ CD = R
AB là dây không đi qua tâm nên AB < 2R ⇒ AB < 2CD (**)
Từ (*) và (**) ta có CD < AB < 2CD
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Cho đường tròn (O; R) và hai dây MN; EF sao cho . Chọn đáp án đúng
A. MN = 2R
B. MN < 2R
C. R√2 < MN
D. Cả B, C đều đúng
Lời giải:
Vì nên cung EF nhỏ hơn cung MN, từ đó dây EF < MN (*)
Xét tam giác OEF cân tại O có = 90o nên theo định lý Pytago ta có:
EF2 = OF2 + OE2 = R2 + R2 = 2R2 ⇒ EF = R√2 (**)
MN là dây không đi qua tâm nên MN < 2R (***)
Từ (*), (**) và (***) ta có R√2 < MN < 2R
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13: Cho tam giác ABC có , đường trung tuyến AM, đường cao CH. Vẽ đường tròn ngoại tiếp BHM. Kết luận nào đúng khi nói về các cung HB; MB; MH của đường tròn ngoại tiếp tam giác MHB?
A. Cung HB nhỏ nhất
B. Cung MB lớn nhất
C. Cung MH nhỏ nhất
D. Ba cung bằng nhau
Lời giải:
Vì trong một đường tròn hai cung bằng nhau căng hai dây bằng nhau nên ta đi so sánh các đoạn thẳng HB; MB; MH
Xét tam giác BCH vuông tại H có:
Xét tam giác HBM có BM = BH (cmt) và = 60o nên ∆HBM là tam giác đều
⇒ BM = BH = HM
Suy ra ba cung HB; MB; MH bằng nhau
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Cho tam giác ABC có = 30o, đường trung tuyến AM, đường cao CH. Vẽ đường tròn ngoại tiếp BHM. Kết luận nào sai khi nói về các cung HB; MB; MH của đường tròn ngoại tiếp tam giác MHB?
A. Cung HB lớn nhất
B. Cung HB nhỏ nhất
C. Cung MH nhỏ nhất
D. Cung MB = cung MH
Lời giải:
Vì trong một đường tròn hai cung bằng nhau căng hai dây bằng nhau nên ta đi so sánh các đoạn thẳng HB; MB; MH
Xét tam giác BCH vuông tại H có:
Xét tam giác HBC vuông tại H có HM là trung tuyến ứng với cạnh huyền nên HM = BM = CM = (**)
Mà nên từ (*) và (**) ta có BM = HM < HB
Suy ra cung MB = cung HM < cung HB
Hay cung HB là cung lớn nhất nên B sai
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Cho đường tròn (O; R), dây cung AB = R√3. Vẽ đường kính CD AB (C thuộc cung lớn AB). Trên cung AC nhỏ lấy điểm M, vẽ dây AN // CM. Độ dài đoạn MN là:
Lời giải:
Vì hai dây MC // AN nên hai cung AM và cung CN bằng nhau hay AM = CN
Suy ra MCNA là hình thang cân ⇒ MN = AC
Gọi H là giao của CD và AB. Khi đó vì AB ⊥ CD tại H nên H là trung điểm của AB
Xét tam giác vuông AHO, theo định lý Pytago ta có:
Theo định lý Pytago cho tam giác ACH vuông ta có:
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16: Cho đường tròn (O; R), dây cung AB = R√2. Vẽ đường kính CD ⊥ AB (C thuộc cung lớn AB). Trên cung AC nhỏ lấy điểm M, vẽ dây AN // CM. Độ dài đoạn MN là:
Lời giải:
Vì hai dây MC // AN nên hai cung AM và cung CN bằng nhau, hay AM = CN
Suy ra MCNA là hình thang cân ⇒ MN = AC
Gọi H là giao của CD và AB. Khi đó vì AB ⊥ CD tại H nên H là trung điểm của AB
Xét tam giác vuông AHO, theo định lý Pytago ta có:
Theo định lý Pytago cho tam giác ACH vuông ta có:
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17: Cho đường tròn (O; R) có hai dây cung AB và CD vuông góc với nhau tại I (C thuộc cung nhỏ AB). Kẻ đường kính BE của (O). Đẳng thức nào sau đây là đúng?
A. IA2 + IC2 + IB2 + ID2 = 2R2.
B. IA2 + IC2 + IB2 + ID2 = 3R2.
C. IA2 + IC2 + IB2 + ID2 = 4R2.
D. IA2 + IC2 + IB2 + ID2 = 5R2.
Lời giải:
Xét (O) có BE là đường kính và A ∈ (O) ⇒ AE ⊥ AB mà CD ⊥ AB
⇒ AE // CD
Nên cung AC bằng cung ED hay AC = ED
Xét các tam giác vuông ∆IAC và ∆IBD ta có:
IA2 + IC2 = AC2; IB2 + ID2 = BD2
⇒ IA2 + IC2 + IB2 + ID2 = AC2 + BD2 = ED2 + BD2
Mà BED vuông tại D nên ED2 + BD2 = EB2 = (2R)2 = 4R2
Vậy IA2 + IC2 + IB2 + ID2 = 4R2.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 18: Cho đường tròn (O; R) có hai dây cung AB và CD vuông góc với nhau tại I (C thuộc cung nhỏ AB). Kẻ đường kính BE của (O). Đẳng thức nào sau đây là sai?
A. IA2 + IC2 + IB2 + ID2 = AD2 + BC2
B. IA2 + IC2 + IB2 + ID2 = BD2 + AC2
C. IA2 + IC2 + IB2 + ID2 = BE2
D. IA2 + IC2 + IB2 + ID2 = AD2
Lời giải:
Xét (O) có BE là đường kính và A ∈ (O) ⇒ AE ⊥ AB mà CD ⊥ AB
⇒ AE // CD
Nên cung AC bằng cung ED hay AC = ED
Xét các tam giác vuông ∆IAC và ∆IBD ta có:
IA2 + IC2 = AC2; IB2 + ID2 = BD2
⇒ IA2 + IC2 + IB2 + ID2 = AC2 + BD2 = ED2 + BD2
Mà BED vuông tại D nên ED2 + BD2 = EB2
Hay IA2 + IC2 + IB2 + ID2 = BE2 nên C đúng mà BE ≠ AD nên D sai
Xét các tam giác vuông ∆IAD và ∆IBC ta có:
IA2 + ID2 = AD2; IB2 + IC2 = BC2 ⇒ IA2 + IC2 + IB2 + ID2 = AD2 + BC2
Vậy A, B, C đúng, D sai
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20: Cho đường tròn (O) đường kính AB và đường tròn (O’) đường kính AO. Các điểm C, D thuộc đường tròn (O) sao cho B ∈ cung CD và cung BC nhơ bằng cung BD nhỏ. Các dây cung AC và AD cắt đường tròn (O’) theo thứ tự E và F. So sánh cung OE và cung OF của đường tròn (O’)
A. Cung OE > cung OF
B. Cung OE < cung OF
C. Cung OE = cung OF
D. Chưa đủ điều kiện so sánh
Lời giải:
Xét (O’) với OA là đường kính và E ∈ (O’) nên OE ⊥ AC
Tương tự với (O) ta có BC AC nên OE // BC mà O là trung điểm của AB
⇒ E là trung điểm của AC
Tương tự mà cung BC bằng cung BD nên BC = BD ⇒ OE = OF hay cung OE = cung OF
Đáp án cần chọn là: C
Vận dụng: Cho đường tròn (O) đường kính AB và đường tròn (O’) đường kính AO. Các điểm C, D thuộc đường tròn (O) sao cho B ∈ cung CD và cung BC nhơ bằng cung BD nhỏ. Các dây cung AC và AD cắt đường tròn (O’) theo thứ tự E và F. So sánh dây AE và AF của đường tròn (O’)
A. AE > AF
B. AE < AF
C. AE = AF
D. Chưa đủ điều kiện so sánh
Lời giải:
Xét (O’) với OA là đường kính và E ∈ (O’) nên OE ⊥ AC
Tương tự với (O) ta có BC AC nên OE // BC mà O là trung điểm của AB
⇒ E là trung điểm của AC
Tương tự mà cung BC bằng cung BD nên BC = BD ⇒ OE = OF hay cung OE = cung OF
Vì OA là đường kính của đường tròn (O’) và E, F ∈ (O’) nên ∆OEA vuông tại E; ∆OFA vuông tại F
Theo định lý Pytago cho tam giác vuông OEA và OFA ta có: AE2 = AO2 – OE2 và AF2 = AO2 – AE2 mà OE = OF (cmt) ⇒ AE2 = AF2 ⇒ AE = AF
Đáp án cần chọn là: C
Bài giảng Toán 9 Bài 1: Góc ở tâm số đo cung