Giáo án Sinh học 9 Bài 26: Thực hành Nhận biết một vài dạng đột biến mới nhất

Tải xuống 3 2.8 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 26: Thực hành Nhận biết một vài dạng đột biến mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                  BÀI 26. THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT MỘT VÀI DẠNG ĐỘT BIẾN
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- HS biết được 1 số dạng ĐB hình thái ở TV và phân biệt được sự sai khác về hình thái của
thân, lá, hoa, quả, hạt, hoa thể lưỡng bội và thể đa bội trên tranh ảnh. . .
- HS nhận biết được hiện tượng mất đoạn NST trên ảnh chụp hiển vi hoặc trên tiêu bản.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng q/s trên tranh và tiêu bản, kĩ năng sử dụng kính hiển vi, hoạt động nhóm.
- Rèn kĩ năng quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình, kĩ năng tự tin khi trình bày trước tập
thể.
- Rèn kĩ năng phát triển tư duy, lý luận.
3. Phẩm chất năng lực cần hình thành- phát triển
a. Nhóm năng lực chung
- Năng lực hợp tác: thể hiện trong hoạt động nhóm khi thực hiện nhận biết vài dạng đột biến.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: tìm hiểu thông tin các dạng đột biến.
b. Năng lực chuyên biệt:
- Quan sát: hình ảnh, các tiêu bản hiển vi về các dạng đột biến.
- Biết sử dụng kính hiển vi: quan sát bộ NST bình thường và bộ NST bị đột biến trên tiêu bản.
- Mô tả chính xác các hình vẽ khi quan sát tư liệu để phân biệt dạng đột biến với dạng gốc.
4
. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:
- Kĩ năng phân tích, thu nhận, xử lí thông tin khi quan sát xác định từng dạng đột biến.
- Kĩ năng hợp tác, ứng xử/giao tiếp, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công.
II. Chuẩn bị
* GV: - Tranh ảnh về các dạng đột biến hình thái ở TV.
- Tranh ảnh về các kiểu đột biến cấu trúc NST ở hành tây, hành ta.
- Tranh về các kiểu biến đổi số lượng cấu trúc NST ở hành tây, dâu tằm, dưa hấu.
- Tiêu bản Bộ NST thường và bộ NST có h/tượng mất đoạn. Bộ NST (2n, 3n, 4n, …).
Máy chiếu
* Học sinh: Sưu tầm mẫu vật; Xem trước bài ở nhà.
III. Phương pháp dạy học:
- Đàm thoại, nhóm, trực quan.
- Làm việc với SGK, nêu và giải quyết vấn đề.
- Thực hành - quan sát; Hoàn tất một nhiệm vụ.
IV. Tiến trình giờ dạy
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút):

Ngày giảng Lớp Kiểm diện
9A3

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài.
3. Bài thực hành
:
Hoạt động 1: Tổ chức thực hành (5 phút).
GV: Chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm cử ra 1 thư kí nhóm để ghi kết quả làm TH.
GV: Gọi nhóm trưởng của các nhóm lên bàn GV để nhận dụng cụ thực hành.
GV: Hướng dẫn HS quan sát tranh, mẫu vật để tiến hành làm bài thực hành.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành (5 phút).
GV: Nêu yêu cầu của bài thực hành.
HS: Nghe giảng và nghiên cứu yêu cầu của bài thực hành.
Hoạt động 3: Học sinh tiến hành thực hành (20 phút).
I/. Quan sát các dạng đột biến theo tranh, mẫu vật thật để phân biệt các loại đột biến.
Mục tiêu: HS chỉ ra được đâu là dạng gốc đâu là dạng đột biến
Yêu cầu HS quan sát tranh, mẫu vật đột biến.
Chia nhóm -> nhóm trưởng điều khiển nhóm quan sát mẫu vật, tranh ảnh, thư kí tổng hợp ý
kiến để hợp thành bảng 26; Các dạng đột biến với dạng gốc.
GV theo dõi hoạt động của các nhóm, nhắc nhở khuyến khích các nhóm.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV thống nhất ý kiến của các nhóm và treo Bảng kiến thức chuẩn.

- Chuột đen-> trắng.
- Người da vàng -> bạch tạng.
- Lá lúa xanh -> trắng.
- Thân lúa tròn -> dẹt.
- Hạt tròn -> dài.
- Lá dâu tằm nhỏ -> to.
- Củ hành tây nhỏ ->to.
- Dưa hấu có hạt -> không hạt.

HS theo dõi bảng kiến thức chuẩn, sửa chữa bổ sung.
II/. Quan sát bộ NST thường và bộ NST có biến đổi cấu trúc hoặc số lượng NST.
Mục tiêu: HS phân biệt được các loại đột biến NST: đột biến cấu trúc và đột biến số lượng
Vẽ hình đột biến thường gặp.
- Yêu cầu mỗi nhóm quan sát các tiêu bản hiển vi về:
+ Đột biến cấu trúc NST (dạng mất đoạn).
+ Thể dị bội (bệnh down, tơcnơ).
+ Thể đa bội ở thực vật (dâu tằm, dưa hấu).
- Chú ý: hướng dẫn h.s cách lên tiêu bản hiển vi.
- HS: Lên tiêu bản quan sát.
So sánh với dạng thường biến không đột biến, vẽ hình.
Hoạt động 4 : Báo cáo kết quả thực hành (10 phút)
- Yêu cầu HS viết thu hoạch, vẽ hình các đột biến cấu trúc, số lượng NST theo bảng sau :

Đối tượng quan sát Đặc điểm hình thái
Thể lưỡng bội Thể đa bội

4. Củng cố (3 phút):
GV: Nhận xét tinh thần, thái độ thực hành của các nhóm.
GV: Nhận xét chung kết quả giờ thực hành và yêu cầu HS thu dọn dụng cụ thực hành.
5. Hướng dẫn HS học ở nhà (1 phút):
- Về viết thu hoạch, vẽ hình.
- Chuẩn bị tranh ảnh, mẫu vật bài thường biến, ôn lại kiến thức về đột biến, kiểu gen, kiểu
hình
V. Rút kinh nghiệm.
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
....................
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 26: Thực hành Nhận biết một vài dạng đột biến mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 26: Thực hành Nhận biết một vài dạng đột biến mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 9 Bài 26: Thực hành Nhận biết một vài dạng đột biến mới nhất (trang 3)
Trang 3
Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Sinh học 9
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống