Giáo án Sinh học 9 Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể mới nhất

Tải xuống 8 1.6 K 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                         BÀI 23. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ (TIẾT 1)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm đột biến số lượng NST,thể dị bội, thể đa bội. Các dạng của thể dị bội 2n+1, 2n-1, 2n – 2
- Giải thích cơ chế hình thành thể 2n+1 và 2n-1.
- Hậu quả của biến đổi số lượng ở một cặp NST
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình.
3. Phẩm chất năng lực cần hình thành
a. Nhóm năng lực chung
- Năng lực tự học : tự tìm hiểu khái niệm đột biến số lượng NST, Các dạng ĐB số lượng
NST( thể dị bội).
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: tìm ví dụ minh họa các dạng ĐB số
lượng NST( thể dị bội).
b. Năng lực chuyên biệt:
- Quan sát: hình ảnh các dạng thể dị bội, nhận biết sự thay đổi hình dạng kích thước ở các
thể dị bội.
- Mô tả chính xác cơ chế phát sinh thể dị bội 2n + 1 và 2n – 1.
- Giải thích nguyên nhân một số bệnh di truyền ở người: Bệnh Đao, Tơc nơ…. .
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: trình bày khái niệm thể dị bội, mô tả cơ chế phát sinh thể dị
bội 2n + 1 và 2n – 1.
4
. Các nội dung tích hợp- Trải nghiệm:
- Kĩ năng hợp tác, ứng xử / giao tiếp, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, phim, internet... để
tìm hiểu khái niệm, sự phát sinh các dạng đột biến số lượng NST.
- Kĩ năng tự tin bày tỏ ý kiến.
- Liên hệ về ứng phó biến đổi khí hậu trong mục II.
- Tích hợp giáo dục đạo đức:
- Liên hệ ứng phó với BĐKH: Tác nhân gây đột biến (Mục II).
- GD đạo đức: Yêu hòa bình, bảo vệ môi trường hạn chế phát sinh ĐB. Biết yêu thương xây
dựng khối đoàn kết nội bộ. (Mục II).

II. Chuẩn bị
1. GV: Thông tin bổ sung SGV trang 89.
- Tranh cơ chế phát sinh các thể dị bội . Máy chiếu
2. HS: Nghiên cứu trước bài ở nhà.
Sưu tầm 1 số tranh ảnh về đột biến số lượng NST trong sách báo, tự nhiên.
3. Câu hỏi bài tập trắc nghiệm:
Câu 1(NB): Đột biến thể dị bội là dạng đột biến:
a. NST bị thay đổi về cấu trúc
b. Bộ NST tăng theo bội số của n và lớn hơn 2n
c. Trong TB sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi
về số lượng
d. Bộ NST chỉ có 1 NST của mỗi cặp tương đồng
Câu 2(TH): Sự biến đổi số lượng ở một cặp NST thường thấy ở những dạng nào?
a. Thể tam nhiễm b. Thể một nhiễm.
c. Thể không nhiễm. d. Câu a, b và c.
Câu 3(TH): Tìm câu phát biểu sai:
a. Trường hợp bộ NST lưỡng bội bị thêm hoặc mất 1 NST ở 1 hoặc một số cặp NST gọi là
dị bội thể
b. Dị bội thể xảy ra do có 1 cặp NST không phân li ở kì sau của giảm phân
c. Đột biến dị bội thể chỉ gặp ở thực vật
d. Bệnh Đao có 3 NST trong cặp số 21 của người
Câu 4(VD): Ở cây lưỡng bội của ngô có bộ NST lưỡng bội 2n = 20
a. Số lượng NST trong bộ NST của thể ba nhiễm là bao nhiêu?
b. Số lượng NST trong bộ NST của thể một nhiễm là bao nhiêu?
c. Số lượng NST trong bộ NST của thể không nhiễm là bao nhiêu?
III. Phương pháp dạy học
- Đàm thoại.
- Thuyết trình; Trực quan.
- Dạy học nhóm.
IV. Tiến trình giờ dạy
1
. Ổn định tổ chức lớp (1 phút):

Ngày giảng Lớp Sĩ số
9A3

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
HS 1: Đột biến NST là gì? Nêu từng dạng đột biến đó?
Đ/A : ĐB cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST.
- Các dạng đột biến cấu trúc NST là: Mất đoạn; Lặp đoạn; Đảo đoạn.
HS 2: Những nguyên nhân nào gây ra biến đổi cấu trúc NST?
-Đ/A :
- Đột biến NST có xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người
- Nguyên nhân: do các tác nhân vật lí, hóa học, phá vỡ cấu trúc NST.
3. Các hoạt động dạy học:
Ngoài sự biến đổi về cấu trúc NST có thể có sự biến đổi số lượng NST. Vậy đột biến số
lượng NST là gì? Nguyên nhân, hậu quả của nó như thế nào? Chúng ta đi tìm hiểu bài hôm
nay.
GV kiểm tra kiến thức cũ của HS: Cặp NST tương đồng? Bộ NST lưỡng bội, đơn bội là gì?
HS:- NST tương đồng: Là cặp NST giống nhau về hình thái, kích thước còn gọi là bộ NST
lưỡng bội.
- Bộ NST đơn bội: Là bộ NST trong giao tử chỉ chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng.
GV cho HS quan sát các tranh bộ NST bình thường và các bộ NST đột biến, yêu cầu so
sánh, rút ra kết luận:
Thế nào là đột biến số lượng nhiễm sắc thể? Có mấy dạng?
HS :
- Khái niệm.
- Đột biến số lượng NST:
+ Xảy ra với 1 hoặc 1 số cặp NST (Đột biến dị bội).
+ Xảy ra với tất cả các cặp NST (Hiện tượng đa bội).
Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng dị bội thể (15 phút)
Mục tiêu: HS trình bày được các dạng biến đổi số lượng ở 1 số cặp NST.
- Phương pháp: Đàm thoại; Trực quan, HĐ nhóm..
- Phương tiện: Tranh vẽ, PHT
Tiến hành :

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
GV cho HS quan sát các tranh bộ NST 2n bình thường
của ruồi giấm cái và các bộ NST đột biến, yêu cầu so sánh,
rút ra kết luận:
Thế nào là đột biến dị bội thể?
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK-67 cho biết Bộ NST lưỡng
bội bình thường của của cà độc dược, lúa, cà chua? (2n=24
NST)
- GV yêu cầu HS quan sát hình 23.1 sgk thảo luận nhóm 2
phút trả lời câu hỏi:
Quả của 12 kiểu cây dị bội (2n+1) khác nhau về:
+ Kích thước của quả và độ dài của gai
+ Hình dạng
Và khác với quả ở quả của cây lưỡng bội bình thường như
thế nào?
-
HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét
bổ sung. GV chốt kiến thức.
- Đáp án:
+ Quả của các thể dị bội khác nhau và khác với quả của cây
lưỡng bội về kích thước( to hơn hoặc nhỏ hơn) ; Hình dạng
tròn hoặc bầu dục; Về độ dài của gai: dài hơn hoặc ngắn hơn.
- Trường hợp HS chưa thảo luận được, GV gợi ý bằng 1 số
câu hỏi:
+ Về kích thước quả của thể (2n+1) to hơn hoặc nhỏ hơn
nhiều so với ở cơ thể lưỡng bội?
+ Cho ví vụ về sự sai khác về hình dạng quả của các cây
(2n+1)?
+ Cho biết gai của cây (2n+1) dài hơn rõ rệt so với cây
lưỡng bội?
I/. Hiện tượng dị bội thể
* Hiện tượng dị bội thể là
đột biến thêm hoặc mất 1
NST ở 1 cặp NST nào đó.
* Có các dạng: 2n + 1
2n – 1
2n - 2

 

GV: Người ta phát hiện ở cà độc dược và một số loài TV
khác như lúa, cà chua 12 thể đột biến thêm 1 NST.
GV yêu cầu HS nghiên cứu TT SGK trả lời câu hỏi:
+ Sự biến đổi số lượng NST thấy ở những dạng nào?
HS: Nghiên cứu TT trả lời.
(Các dạng: 2n + 1; 2n – 1.)
HS phát biểu, bổ sung.
GV hoàn chỉnh kiến thức.
+ Ở ruồi giấm 2n= 8 có bao nhiêu thể đột biến mang đột
biến mất, thêm 1 NST?
HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung.
Phương án HS trả lời: Đột biến mất 1 NST: 4 thể đột biến;
thêm 1NST: 4 thể đột biến
tổng số 8 thể đột biến.
- Tích hợp giáo dục đạo đức: Sống có trách nhiệm yêu hòa
bình, bảo vệ môi trường hạn chế phát sinh ĐB. Biết yêu
thương xây dựng khối đoàn kết nội bộ.
- GV mở rộng:
+ Một số dạng đột biến liên quan đến một số cặp NST dạng
2n - 1 – 1 và 2n + 1 + 1, …
+ Thể dị bội khác với thể lưỡng bội ở điểm nào?
(Khác về
số lượng NST:
- Thể lưỡng bội có 2n NST.
- Thể dị bội có
nhiều hơn hoặc ít hơn 2n một hoặc một số
cặp NST.)
-
Phân biệt hiện tượng dị bội thể và thể dị bội?
( - Hiện tượng dị bội thể: là đột biến thêm hoặc mất 1 nhiễm
sắc thể ở
một cặp NST nào đó.
- Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có
một
hoặc một số cặp NST bị thay đổi về mặt số lượng.)

Hoạt động 2: Sự phát sinh thể dị bội (20 phút).
Mục tiêu: HS giải thich được cơ chế phát sinh thể dị bội (2n + 1) và (2n – 1).

- Phương pháp: Đàm thoại; Trực quan, HĐ nhóm..
- Phương tiện: Tranh vẽ, PHT
Tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
- HĐ thảo luận nhóm 5 phút:
Nhóm 1:
Sự phân ly của 1 cặp NST hình thành các giao tử có bộ
NST như thế nào trong
- Trường hợp bình thường?
- Trường hợp bị rối loạn?
Nhóm 2:
Các giao tử nói trên tham gia thụ tinh tạo hợp tử có số
lượng NST như thế nào?
HS: Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến nêu được:
+ Bình thường: Mỗi giao tử có 1 NST.
+ Bị rối loạn:
1 giao tử có 2 NST.
1 giao tử không có NST nào.
hợp tử có 3 NST hay 1 NST của cặp tương đồng.
Giao tử n+1 gặp n (bt) => hợp tử 2n+1.
Giao tử n-1 gặp n (bt) => hợp tử 2n-1.
Trình bày cơ chế phát sinh thể dị bội?
GV thông báo: Nữ chứa cặp giới tính XX, nam XY. Quá
trình đột biến có thể xảy ra ở những cặp này.
VD: Ở người thêm 1 NST số 21 gây bệnh đao.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn 1 phút:
Viết sơ đồ thể
hiện cơ chế phát sinh thể XXY, XXX, OX, OY? Tại sao hình
thành được những thể đột biến này?
II. Sự phát sinh thể dị bội
* Cơ chế phát sinh thể dị
bội:
- do sự không phân li của căp
NST tương đồng nào đó
trong giảm phân.
- Kết quả là một giao tử có cả
2 NST của 1 cặp, còn 1 giao
tử không mang NST nào.
- các giao tử bất thường này
kết hợp với các giao tử bình



- HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét
bổ sung. GV chốt kiến thức.
P: XX x YY
Gp: XX,O X,Y
F
1: XXX, XXY, XO, YO
- Do rối loạn giảm phân ở tế bào sinh trứng => hình thành
trứng chứa giao tử 2 NST và trứng không chứa NST nào
trong cặp giới tính.
- GV giới thiệu thể XXX, XXY còn gọi là thể tam nhiễm.
Thể XO, YO còn gọi là thể 1 nhiễm.
- GV giới thiệu 1 số dạng thể dị bội và cho HS quan sát tranh
minh hoạ.
+ Nêu hậu quả hiện tượng dị bội thể?
- GV rút ra kết luận.
GV thông báo thêm 1số dạng dị bội thể khác: 2n + 1 + 1; 2n
+ 2; 2n – 1 – 1; …
Cho HS quan sát một số hình ảnh gây ÔNMT
- Em cần làm gì để hạn chế xuất hiện ĐB?
thường, sẽ tạo ra các thể dị
bội.
*
Hậu quả:
- Gây biến đổi hình thái
(hình dạng, kích thước, màu
sắc) ở TV hoặc gây bệnh ở
người như bệnh đao, bệnh
tơcnơ.

4. Củng cố (3 phút):
Trả lời câu hỏi phần trắc nghiệm.
+ GV: Hướng dẫn HS làm bài tập SGK/68.
A/ Sự biến đổi số lượng ở 1cặp NST thường thấy ở dạng nào??
B/ Em hãy nêu cơ chế dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số NST là (2n + 1) và (2n – 1)?
C/ Em hãy nêu hậu quả của hiện tượng di bội thể?
5.
Hướng dẫn HS học ở nhà (1 phút):
GV yêu cầu HS về nhà học bài theo câu hỏi, làm bài tập SGK/68.
GV yêu cầu HS về nhà đọc mục em có biết /68, nghiên cứu trước bài 24 ”Đột biến số lượng NST.
V. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................................................................................
.....................
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 9 Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 9 Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 9 Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 9 Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 9 Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 9 Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể mới nhất (trang 8)
Trang 8
Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống