Giáo án Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mới nhất

Tải xuống 6 2.3 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mới nhất . Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                            BÀI 22: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm và 1 số dạng đột biến cấu trúc NST.
- Nắm được nguyên nhân và vai trò của đột biến cấu trúc NST.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình.
3. Phẩm chất năng lực cần hình thành- phát triển
a. Năng lực chung
- NL tư duy, sáng tạo: nhận biết nguyên nhân phát sinh các dạng ĐB
- Năng lực hợp tác: thể hiện trong hoạt động nhóm khi tìm hiểu khái niệm, các dạng đột biến
cấu trúc NST.
- Năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: tìm ví dụ minh
họa đột biến cấu trúc NST
b. Năng lực chuyên biệt:
- Quan sát: hình ảnh các dạng đột biến cấu trúc NST.
- Tìm mối liên hệ: kiểu gen và kiểu hình khi giải thích nguyên nhân phát sinh ĐB.
- Đưa ra các tiên đoán, nhận định: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của đột biến cấu
trúc NST đối với kiểu hình so với đột biến gen.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: trình bày khái niệm đột biến cấu trúc NST, nguyên nhân ĐB.
c. Kiến thức
- HS trình bày được khái niệm và một số dạng của đột biến cấu trúc NST.
- HS giải thích được nguyên nhân, vai trò của ĐB cấu trúc NST với bản thân SV và con người.
-
Cơ sở khoa học và nguyên nhân của một số bệnh ung thư ở người.
4
. Các nội dung tích hợp- trải nghiệm:
- Kĩ năng hợp tác, ứng xử / giao tiếp, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, phim, internet... để
tìm hiểu khái niệm, nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến và tính chất cấu trúc
NST.
- Kĩ năng tự tin bày tỏ ý kiến.
- GDĐĐ: Yêu hòa bình, BVMT, sống có trách nhiệm (Mục II).
- GD KNS: KN thu thập, xử lí thông tin, hợp tác, trình bày.

-GDBVMT: Cơ sở KH và ng.nhân một số bệnh ung thư, GDHS có ý thức, thái độ BVMT
(Mục II).
- Liên hệ ƯP BĐKH: Tác nhân gây đột biến (Mục II).
II. Chuẩn bị
1. GV: Tranh hình 22 SGK.
Tranh cơ chế đột biến cấu trúc NST.
Thông tin bổ sung: Sách DT học của “Phan Cự Nhân”. PHT.
2. HS: Nghiên cứu trước bài ở nhà. Phiếu học tập: Các dạng đột biến cấu trúc NST.
3. Câu hỏi – bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là
A. làm đứt gãy NST, tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các cromatit.
B. quá trình tổng hợp protein hinfht hành thoi phân bào bị ức chế ở kì đầu của phân bào.
C. rối loạn quá trình nhân đôi của ADN trong quá trình phân bào.
D. làm đứt gãy NST dẫn đến rối loạn sự tiếp hợp trong giảm phân I.
Câu 2: Trong đột biến cấu trúc NST, dạng đột biến nào không làm thay đổi số lượng gen
trên NST?
A. Mất đoạn B. Lặp đoạn
C. Đào đoạn D. Chuyển đoạn
Câu 3: Khi nói về vai trò của đột biến cấu trúc NST đối với tiến hóa và chọn giống, phát
biểu nào sau đây không đúng?
A. Có thể dùng đột biến chuyển đoạn tạo các dòng côn trùng giảm khả năng sinh sản.
B. Dùng đột biến mất đoạn nhỏ để loại bỏ những gen không mong muốn ra khỏi cơ thể động
vật.
C. Đột biến đảo đoạn góp phần tạo nên các nòi trong loài.
D. Đột biến lặp đoạn tạo điều kiện cho đột biến gen phát sinh alen mới.
III. Phương pháp dạy học:
- Quan sát tìm tòi, đàm thoại.
- Trực quan, dạy học nhóm.
IV. Tiến trình giờ dạy
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút):

Ngày giảng Lớp Kiểm diện
9A3

2.Kiểm tra bài cũ (4 phút)
Bài tập: cho 1 đoạn ADN:
- A-G-T-X-A -
- T-X-A-G-T -
Xác định đoạn ADN trong đó trường hợp thay thế cặp thứ 4 bằng cặp T-A:

Trả lời: - A-G-T-A-A-
- T-X-A-T-T-

3. Các hoạt động dạy học:

Trong tự nhiên SV hoặc con người đôi khi bị đột biến gen dẫn đến sự biến đổi kiểu hình. Vậy đột biến NST sẽ dẫn đến những biến đổi gì thì cô cùng các em đi nghiên cứu bài hôm nay.
Hoạt động 1: Đột biến cấu trúc NST là gì? (20 phút)
Mục tiêu: HS hiểu, trình bày được khái niệm đột biến cấu trúc NST, kể tên được 1 số dạng
đột biến cấu trúc NST
- Phương pháp:HĐ nhóm, đàm thoại, trực quan..
- Phương tiện: Bảng phụ,PHT
Tiến hành :

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
- HĐ nhóm 3 phút.
- GV treo tranh hình 22 SGK.
- Giải thích:
+ Mũi tên dài chỉ q/trình dẫn đến đột
biến
+ Mũi tên ngắn chỉ điểm xảy ra ĐB.
+ Bên trái là NST ban đầu gồm các
đoạn nào?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 3-4 phút
hoàn thành PHT:
I. Đột biến cấu trúc NST là gì?
- Bảng các dạng đột biến cấu trúc NST.
ST
T
NST ban đầu NST sau khi bị
biến đổi
Dạng
biến đổi
a Gồm các đoạn:
ABCDEFGH
Mất đoạn H Mất đoạn
b Gồm các đoạn:
ABCDEFGH
Lặp lại đoạn
BC
Lặp đoạn

 

- Phiếu HT: Tìm hiểu các dạng đột
biến cấu trúc NST.

ST
T
NST ban
đầu
NST
sau khi
bị biến
đổi
Dạng
biến
đổi
a
b
c
HS quan sát H23.1/65 trao đổi nhóm,
thảo luận nhóm đưa ra ý kiến hoàn
thành phiếu học tập.
GV yêu cầu các nhóm lên dán PHT.
HS: Đại diện nhóm lên bảng dán.
GV: Đưa đáp án.
HS: So sánh đối chiếu và hoàn thành
bảng vào vở học.
GV: Vậy đột biến cấu trúc NST là gì?
gồm có mấy dạng ĐB cấu trúc NST ?
HS: Dựa vào ND SGK/65 trả lời.
GV: NX và giảng giải lại cho HS hiểu
và chốt lại kiến thức.
HS: Nghe giảng và ghi nhớ kiến thức.

c Gồm các đoạn:
ABCDEFGH
Trình tự đoạn
BCD đổi thành
DCB
Đảo đoạn

- ĐB cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc
của NST.
- Các dạng đột biến cấu trúc NST là: Mất đoạn; Lặp
đoạn; Đảo đoạn.

Hoạt động 2: Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST (15 phút)
Mục tiêu: HS nêu được nguyên nhân phát sinh và vai trò của đột biến cấu trúc NST.
- Phương pháp: đàm thoại, trực quan..
- Phương tiện:
Tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
- HĐ cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Có những nguyên nhân nào gây
đột biến cấu trúc NST?
HS: Thu nhận thông tin SGK nêu được các nguyên
nhân vật lí, hoá học, phá vỡ cấu trúc NST. Kết
luận.
- GDĐĐ: Yêu hòa bình, BVMT, sống có trách
nhiệm (Mục II).
GV: H/dẫn HS tìm hiểu VD1, 2 SGK.
+ VD1 là dạng đột biến nào?
+VD nào có hại, có lợi cho SV con người?
Hãy cho biết tính chất lợi, hại của đột biến cấu trúc
NST?
HS: Nghiên cứu VD, trả lời câu hỏi.
* Phương án HS trả lời:
+ VD 1 là dạng mất đoạn.
+ VD 1 có hại cho con người.
+ VD 2 có lợi cho SV.
HS: tự rút ra kết luận.
GV chốt kiến thức: Đa số đột biến gây hại ở động
vật
phòng tránh các tác nhân gây đột biến cho
người và động vật. biến đổi môi trường
Tuy nhiên, đột biến ở thực vật lại có thể tạo giống
mới ưu việt, năng suất cao
sử dụng trong công
nghệ sinh học. Hiện nay ở một số nơi, người dân
sử dụng hầu hết các loài thực vật có năng suất cao
nhập nội
giảm đa dạng loài bản địa suy giảm
đa dạng sinh học.
II. Nguyên nhân phát sinh và tính
chất của đột biến cấu trúc NST.
1/. Nguyên nhân phát sinh
- Đột biến NST có xuất hiện trong điều
kiện tự nhiên hoặc do con người
- Nguyên nhân: do các tác nhân vật lí,
hóa học, phá vỡ cấu trúc NST.
2/. Vai trò của đột biến cấu trúc NST
+ VD 1 là dạng mất đoạn.
+ VD 1 có hại cho con người.
+ VD 2 có lợi cho SV.
- Đột biến cấu trúc NST thường có hại
cho bản thân SV.
- Một số đột biến có lợi => Có ý nghĩa
trong chọn giống và tiến hoá.


4. Củng cố (4 phút):
- Trả lời câu hỏi trắc nghiệm phần chuẩn bị
- GV: Hướng dẫn HS làm bài tập SGK/66.
Cho 1 NST có cấu trúc sau: A B C D
=> Hãy xác định NST khi đột biến trong các trường hợp:
+ Đột biến mất đoạn C.
+ Đột biến đảo đoạn BC.
+ Đột biến lặp đoạn BC.
Đáp án:
1) A B D
2) A C B D
3) A B C B C D
5.
Hướng dẫn HS học ở nhà (1 phút):
GV yêu cầu HS về nhà học bài, làm BT theo câu hỏi SGK/66.
GV yêu cầu HS về nhà đọc mục em có biết /66.
GV yêu cầu HS nghiên cứu trước bài 23 tìm hiểu thể dị bội, thể đa bội và cơ chế phát sinh.
V. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
...........................
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 9 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể mới nhất (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống