Lý thuyết Sinh học 12 Bài 1 (mới 2023 + 83 câu trắc nghiệm): Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Tải xuống 155 7.9 K 164

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 12 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 155 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi AND và 83 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi AND có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi AND Sinh học lớp 12.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN:

SINH HỌC 12 BÀI 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN

Bài giảng Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Phần 1: Lý thuyết Sinh Học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

I. Gen

Khái niệm

- Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlitpeptit hay phân tử ARN.

Cấu trúc chung của gen cấu trúc

Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN  (ảnh 6)

Vùng điều hoà

Vùng mã hoá

Vùng kết thúc

- Nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc - Có trình tự Nucleotit đặc biệt giúp ARN pôlimeraza có thể hận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã, đồng thời là trình tự điều hoà.

- Nằm ở giữa gen - Mang thông tin mã hoá các axit amin - Vùng mã hoá ở gen của sinh vật nhân sơ là vùng mã hoá liên tục (gen không phân mảnh), ở sinh vật nhân thực có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hoá axit min với các đoạn không mã hoá axit amin (gen phân mảnh)

- Nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc - Mang tín hiệu kết thuc phiên mã.

II. Mã di truyền

Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN  (ảnh 5)

III. Quá trình nhân đôi ADN

1. Vị trí

Trong nhân tế bào, ở kì trung gian.

2. Thành phần tham gia

- ADN mạch khuôn

- Nguyên liệu môi trường: 4 loại nuclêôtit A, T, G, X.

- Enzyme

Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN  (ảnh 4)

- Năng lượng ATP

3. Nguyên tắc

- Nguyên tắc bán bảo tồn

- Nguyên tắc bổ sung

- Nguyên tắc khuôn mẫu

4. Diễn biến

Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN  (ảnh 3)

Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN

– Nhờ các Enzim tháo xoắn 2 mạch đơn của ADN tách dần. (Chạc chữ Y)

Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới

– Enzim ADN-polimeraza sử dụng một mạch làm khuôn mẫu (nguyên tắc khuôn mẫu) tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung.

– Trên mạch khuôn 3’-5’ mạch bổ sung tổng hợp liên tục, trên mạch khuôn 5’-3’ mạch bổ sung tổng hợp ngắt quãng (đoạn Okazaki), sau nói lại nhờ Enzim nối.

Bước 3: Hai phân tử ADN con được tạo thành

– Giống nhau, giống ADN mẹ.

– Mỗi ADN con đều có một mạch mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường, mạch còn lại là của ADN mẹ (nguyên tắc bán bảo tồn)

⇒ Kết luận

Quá trình nhân đôi ADN dựa trên 2 nguyên tắc là nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn đảm bảo từ 1 ADN ban đầu sau 1 lần nhân đôi tạo ra 2 ADN con giống hệt nhau và giống hệt ADN mẹ.

Phần 2:Trắc nghiệm sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
A/ BÀI TẬP LÝ THUYẾT VỀ GEN VÀ MÃ DI TRUYỀN

Câu 1: Timin là nucleotit cấu tạo nên phân tử nào sau đây:
A.    ADN
B.    mARN
C.    ARN 
D.    Protein
Đáp án:
Timin là đơn phân của ADN
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Một đoạn gen có trình tự nuclêôtit là 3’AGXTTAGXA5’. Trình tự các nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn Gen trên là:
A.    3’TXGAATXGT5’
B.    5’AGXTTAGXA3’
C.    5’TXGAATXGT3’
D.    5’UXGAAUXGU3’
Đáp án:
Theo nguyên tắc bổ sung, ta có:
Mạch gốc:                          3’AGXTTAGXA5’
Mạch bổ sung:                   5’TXGAATXGT3’
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là: 3'...AAAXAATGGGGA...5'. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN này là
A.    5'...TTTGTTAXXXXT...3'.  
B.    5'...GTTGAAAXXXXT...3'.
C.    5'...AAAGTTAXXGGT...3'.  
D.    5'...GGXXAATGGGGA...3'.
Đáp án:
Theo nguyên tắc bổ sung, ta có:
Mạch gốc: 3'...AAAXAATGGGGA...5'.
Mạch bổ sung: 5'...TTTGTTAXXXXT...3'.  
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Mạch thứ nhất của gen có trình tự nuclêôtít là 3’AAAXXAGGGTGX 5’. Tỉ lệ ở mạch thứ 2 của gen là?
A.    1/4
B.    1
C.    1/2
D.    2
Đáp án:
Tỉ lệ ở đoạn mạch thứ nhất là: 8/4
Do A liên kết với T và G liên kết với X → A1 = T2, T1 = A2, G1 = X2, X1 = G2
→ Tỉ lệ ở đoạn mạch thứ 2 là 4/8 = 1/2
Đáp án cần chọn là: C
Chú ý: Tỷ lệ ở mạch bổ sung bằng nghịch đảo của mạch gốc và ngược lại.
Câu 5: Người ta sử dụng 1 chuỗi polinucleotit có tỉ lệ (A+G)/(T+X)=4 để tổng hợp một chuỗi polinucleotit bổ sung có chiều dài bằng chuỗi polinucleotit này.Trong tổng số nucleotit tự do mà môi trường nội bào cung cấp có số loại (T+X) chiếm:
A.    4/5
B.    1/5      
C.    1/4
D.    3/4
Đáp án:
Chuỗi polinucleotit mạch gốc = 4
Chuỗi polinucleotit bổ sung 1/4
→ T + X = 80%, A + G = 20%.  Vậy tỷ lệ T+X chiếm 4/5
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Gen phân mảnh có đặc tính là:
A.    Chia thành nhiều mảnh, mỗi mảnh một nơi.
B.    Gồm các nuclêôtit không nối liên tục.
C.    Đoạn mã hóa xen lẫn các đoạn không mã hóa.
D.    Do các đoạn Okazaki gắn lại.
Đáp án:
Gen phân mảnh:gồm các đoạn mã hóa axit amin (exon) xen lẫn các đoạn không mã hóa axit amin (intron).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Đặc trưng của gen phân mảnh là:
A.    Tồn tại ở các nơi khác nhau trong tế bào.
B.    Gồm các vùng mã hóa không liên tục.
C.    Gồm nhiều đoạn nhỏ.
D.    Do các đoạn Okazaki gắn lại.
Đáp án:
Gen phân mảnh: gồm các đoạn mã hóa axit amin (exon) xen lẫn các đoạn không mã hóa axit amin (intron).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Đoạn chứa thông tin mã hóa axit amin của gen ở tế bào nhân thực gọi là:
A.    Nuclêôtit
B.    Exon
C.    Codon
D.    Intron
Đáp án: Nuclêôtit là đơn phân của gen (hay ADN).
Exon là đoạn mã hóa axit amin.
Codon là bộ ba mã hóa trên mARN.
Intron là các đoạn không mã hóa axit amin. 
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Đoạn không chứa thông tin mã hóa axit amin của gen ở tế bào nhân thực gọi là:
A.    Nuclêôtit
B.    Exon
C.    Codon
D.    Intron
Đáp án:
Nuclêôtit là đơn phân của gen (hay ADN).
Exon là đoạn mã hóa axit amin.
Codon là bộ ba mã hóa trên mARN.
Intron là các đoạn không mã hóa axit amin
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Gen của loài sinh vật nào sau đây có cấu trúc phân mảnh
A.    Vi khuẩn lam
B.    Nấm men
C.    Xạ khuẩn
D.    E.Coli
Đáp án:
Gen phân mảnh có ở sinh vật nhân thực, trong 4 loài sinh vật trên thì nấm men là sinh vật nhân thực, A, C, D đều là sinh vật nhân sơ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Gen của loài sinh vật nào sau đây có cấu trúc phân mảnh
A.    Virut
B.    Thực vật
C.    Xạ khuẩn
D.    E.Coli
Đáp án: 
Gen phân mảnh có ở sinh vật nhân thực, trong 4 loài sinh vật trên thì thực vật là sinh vật nhân thực, C, D đều là sinh vật nhân sơ. Virut là dạng sống, chưa có cấu tạo tế bào.
Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là:
A.    Anticodon.
B.    Gen.
C.    Mã di truyền.
D.    Codon.
Đáp án:
Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là gen.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Gen là một đoạn của phân tử ADN
A.    mang thông tin mã hoá chuỗi polipeptit hay phân tử ARN.
B.    mang thông tin di truyền của các loài.
C.    mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.
D.    chứa các bộ 3 mã hoá các axit amin.
Đáp án:
Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là gen.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14: Gen là một đoạn ADN mang thông tin di truyền mã hóa cho một sản phẩm xác định là
A.    Một phân tử protein
B.    Một phân tử mARN
C.    Một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN
D.    Một phân tử protein hay 1 phân tử ARN
Đáp án:
Gen là một đoạn ADN mang thông tin di truyền mã hóa cho một sản phẩm xác định là một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15: Trong các loại nuclêôtit tham gia cấu tạo nên ADN không có loại nào:
A.    Guanin(G).
B.    Uraxin(U).
C.    Ađênin(A).
D.    Timin(T).
Đáp án:
Các loại nucleotit tham gia cấu tạo nên ADN là A, T, G, X.
U là đơn phân cấu tạo nên ARN không phải đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: ADN không được cấu tạo từ các loại nuclêôtit nào:
A.    A, T, G, X.
B.    G, X
C.    A, U, G, X.
D.    A, T
Đáp án:
Các loại nucleotit tham gia cấu tạo nên ADN là A, T, G, X.
U là đơn phân cấu tạo nên ARN không phải đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17: Trên một mạch của gen có tỉ lệ A:T:X:G = 4:2:2:1. Tỉ lệ (A+T)/(X+G) của gen là:
A.    3
B.    2
C.    4
D.    1
Đáp án:
Tỷ lệ (A+T)/(X+G) = =2
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18: Người ta sử dụng một chuỗi polinucleotit có (T+X) / (A+G) = 0,25 làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một chuỗi polinucleotit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ các loại nucleotit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là:
A.    A+G = 20%, T+X = 80%
B.    A+G = 25%, T+X = 75%
C.    A+G = 80%; T+X = 20%
D.    A + G =75%, T+X =25%
Đáp án:
Chuỗi polinu làm khung có = 0,25
Theo nguyên tắc bổ sung A-T, G-X
Vậy chuỗi polinu được tổng hợp có: = 0,25
→ A+G = 20%
    T+X = 80%
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về gen cấu trúc:
A.    Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa axit amin là các đoạn không mã hóa axit amin. 
B.    Mỗi gen mã hóa protein điển hình gồm ba vùng trình tự nucleotit: vùng điều hoà, vùng mã hóa, vùng kết thúc. 
C.    Gen không phân mảnh là các gen có vùng  mã hóa liên tục, không chứa các đoạn không mã hóa axit (intron). 
D.    Vùng điều hòa nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã. 
Đáp án:
D sai,vì vùng điều hoà của gen nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về gen cấu trúc:
A.    Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục.
B.    Mỗi gen mã hóa protein điển hình gồm ba vùng trình tự nucleotit: vùng điều hoà, vùng mã hóa, vùng kết thúc.
C.    Gen không phân mảnh là các gen có vùng mã hóa không liên tục.
D.    Vùng điều hòa nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
Đáp án:
C sai. Vì Gen không phân mảnh là các gen có vùng mã hóa liên tục.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 21: Nếu cùng chứa thông tin mã hóa cho 500 axit amin thì gen ở tế bào nhân thực hay tế bào nhân sơ dài hơn?
A.    Dài bằng nhau.
B.    Ở tế bào nhân thực dài hơn.
C.    Ở tế bào nhân sơ dài hơn.
D.    Lúc hơn, lúc kém tùy loài.
Đáp án: 
Cùng mã hóa cho 500 axit amin nhưng toàn bộ gen không phân mảnh đều mã hóa còn gen phân mảnh thì chỉ có vùng exon là mã hóa cho 500 axit amin, vùng intron xen kẽ không mã hóa cho axit amin nào → gen ở tế bào nhân thực dài hơn.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 22: Nếu cùng chứa thông tin mã hóa cho 1000 axit amin thì gen ở tế bào nhân thực hay tế bào nhân sơ ngắn hơn?
A.    Dài bằng nhau
B.    Ở tế bào nhân sơ ngắn hơn
C.    Ở tế bào nhân thực ngắn hơn
D.    Lúc hơn, lúc kém tùy loài
Đáp án: 
Cùng mã hóa cho 1000 axit amin nhưng toàn bộ gen không phân mảnh đều mã hóa còn gen phân mảnh thì chỉ có vùng exon là mã hóa cho 1000 axit amin, vùng intron xen kẽ không mã hóa cho axit amin nào → gen ở tế bào nhân sơ ngắn hơn.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 23: Vùng mã hoá của gen ở SV nhân thực có 51 đoạn exon và intron xen kẽ. Số đoạn exon và intron lần lượt là
A.    26; 25
B.    25; 26
C.    24; 27
D.    27; 24
Đáp án:
Số đoạn exon là x thì số đoạn intron là x- 1
→ x + x – 1 = 51 → 2x = 52 → x = 26
Vậy số đoạn exon là 26 và intron là 25 
Đáp án cần chọn là: A
Câu 24: Vùng mã hoá của gen ở SV nhân thực có 37 đoạn exon và intron xen kẽ. Số đoạn exon và intron lần lượt là
A.    18; 19.
B.    19; 18.
C.    17; 20.
D.    20; 17.
Đáp án:
Số đoạn exon là x thì số đoạn intron là x- 1
→ x + x – 1 = 37 → 2x = 38 → x = 19
Vậy số đoạn exon là 19 và intron là 18
Đáp án cần chọn là: B
Câu 25: Cho các nhận xét sau về mã di truyền:
(1)     Số loại axit amin nhiều hơn số bộ ba mã hóa.
(2)     Mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin (trừ các bộ ba kết thúc).
(3)     Có một bộ ba mở đầu và ba bộ ba kết thúc.
(4)     Mã mở đầu ở sinh vật nhân thực mã hóa cho axit amin mêtiônin.
(5)     Có thể đọc mã di truyền ở bất cứ điểm nào trên mARN chỉ cần theo chiều 5' – 3'.
Có bao nhiêu nhận xét đúng:
A.    3
B.    1
C.    2
D.    4
Đáp án:
Ý (1) sai vì: số axit amin là 20 còn số bộ ba mã hóa cho aa là 61
Ý (2) đúng vì: mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin..
Ý (3) đúng: bộ ba mở đầu: AUG, bộ ba kết thúc: UAA, UAG, UGA
Ý (4) đúng vì: ở sinh vật nhân thực thì aa mở đầu là Metiônin.
Ý (5) sai vì đọc mã di truyền theo thứ tự từ đầu đến cuối theo chiều 5’ đến 3’ tương ứng với từng bộ ba bắt đầu từ mã mở đầu.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 26: Mã di truyền có bao nhiêu đặc điểm trong số các đặc điểm cho dưới đây:
(1)   là mã bộ ba;   
(2)   đọc từ một điểm xác định theo chiều từ 5’ – 3’ và không chồng gối lên nhau;
(3)   một bộ ba có thể mã hóa cho nhiều axit amin;
(4)   mã có tính thoái hoá;
(5)   mỗi loài sinh vật có một bộ mã di truyền riêng
(6)   mã có tính phổ biển;
(7)   mã có tính đặc hiệu
A.    4.
B.    5.
C.    6
D.    7
Đáp án:
Ý (1) đúng vì: mã di truyền là mã bộ ba
Ý (2) đúng vì: đọc mã di truyền theo thứ tự từ đầu đến cuối theo chiều 5’ đến 3’ tương ứng với từng bộ ba bắt đầu từ mã mở đầu.
Ý (3) sai vì: một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
Ý (4) đúng vì: mã di truyền có tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau qui định một loại axit amin.
Ý (5) sai vì: các loài sinh vật sử dụng chung một bảng mã di truyền (trừ một vài trường hợp).
Ý (6) đúng vì: mã di truyền có tính phổ biển
Ý (7) đúng vì: mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 27: Cho các nhận xét sau về mã di truyền:
1. Mỗi axit amin được mã hóa bởi một bộ ba.
2. Số axit amin nhiều hơn số bộ ba mã hóa.
3. Mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một axit amin.
4. Có ba bộ ba mở đầu và một bộ ba kết thúc.
5. Mã mở đầu ở sinh vật nhân thực mã hóa cho axit amin foocmin mêtiônin.
6. Có thể đọc mã di truyền ở bất cứ điểm nào trên mARN chỉ cần theo chiều 5' – 3'.
Có bao nhiêu nhận xét đúng:
A.    3
B.    1
C.    2
D.    4
Đáp án:
Ý đúng là (1)
Ý (2) sai vì: số axit amin là 20 còn số bộ ba mã hóa cho axit amin là 61
Ý (3) sai vì: bộ ba kết thúc không mã hóa cho axit amin nào.
Ý (4) sai vì có 1 bộ ba mở đầu và 3 bộ ba kết thúc.
Ý (5) sai vì: ở sinh vật nhân thực thì aa mở đầu là Metiônin.
Ý (6) sai vì đọc mà di truyền theo thứ tự từ đầu đến cuối theo chiều 5’ đến 3’ tương ứng với từng bộ ba.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 28: Đặc điểm nào sau đây không phải của mã di truyền?
A.    Mã di truyền thống nhất ở hầu hết các loài sinh vật
B.    Mã di truyền mang tính bán bảo toàn, trong quá trình đọc mã chúng giữ lại một nửa
C.    Mã di truyền được đọc một cách liên tục từng cụm bộ ba một mà không chồng gối lên nhau
D.    Mỗi bộ ba trong mã di truyền chỉ mã hóa cho một axit amin nhất định
Đáp án:
Mã di truyền có các đặc điểm sau
 - Mã di truyền có tính liên tục
 - Mã di truyền mang tính đặc hiệu, mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axit amin
 - Mã di truyền mang tính thống nhất, hầu hết tất cả các sinh vật cùng chung một bộ ba di truyền
 - Mã di truyền mang tính thoái hóa, nhiều bộ mã di truyền cũng mang thông tin mã hóa cho 1 aa
B không phải là đặc điểm của mã di truyền
Đáp án cần chọn là: B
Câu 29: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về mã di truyền?
(1) là mã bộ 3    (2) gồm 62 bộ ba mã hóa aa    (3) có 3 mã kết thúc
(4) chỉ được dùng trong quá trình phiên mã    (5) mã hóa 25 loại axit amin    (6) mang tính thoái hóa
A.    5
B.    3
C.    2
D.    4
Đáp án:
Trong mã di truyền có 64 bộ ba và có 3 bộ ba kết thúc không mã hóa axit amin → có 61 bộ ba mã hóa axit amin
Mã di truyền là mã bộ ba có các đặc điểm sau đây:
- Mã di truyền mang tính thoái hóa 61 bộ ba nhưng mã hóa cho 20 axit amin → nhiều bộ ba cùng mã hóa cho 1 axit amin
- Mã di truyền mang tính phổ biến
- Mã di truyền mang tính đặc hiệu
Phát biểu đúng là 1, 3, 6
Đáp án cần chọn là: B
Câu 30: Khi nói về mã di truyền ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sao đây là không đúng ?
A.    Bộ ba mở đầu mã hóa cho axit amin methionin
B.    Trong thành phần của codon kết thúc không có bazơ loại X
C.    Mỗi axit amin do một hoặc một số bộ ba mã hóa
D.    Mã di truyền được đọc liên tục theo chiều 5’ → 3’ trên mạch mang mã gốc
Đáp án:
Nhận định không đúng là D
Mã di truyền được đọc liên tục theo chiều 5’→ 3’ trên mARN (bộ ba codon)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 31: Một chuỗi pôlinuclêôtit được tổng hợp nhân tạo từ hỗn hợp hai loại nuclêôtit với tỉ lệ là 80% nuclêôtit loại A và 20% nuclêôtit loại U. Giả sử sự kết hợp các nuclêôtit là ngẫu nhiên thì tỉ lệ mã bộ ba AAU là:
A.    64/125
B.    4/125
C.    16/125
D.    1/125
Đáp án:
Ta có:
Tỉ lệ nucleotit loại A trong chuỗi pôlinuclêôtit là:  4/5
Tỉ lệ nucleotit loại U trong chuỗi pôlinuclêôtit là:  1/5
Nếu sự kết hợp giữa các các nuclêôtit là ngẫu nhiên thì ta có tỉ lệ mã bộ ba AAU là:
4/5×4/5×1/5=16/125
Đáp án cần chọn là: C
Câu 32: Một mARN nhân tạo có tỉ lệ các loại nu A : U : G : X = 4 : 3 : 2 : 1. Tỉ lệ bộ mã có 3 loại nu  A, U và G :
A.    14,4%.
B.    7,2%.
C.    21,6%.
D.    2,4%.
Đáp án:
Tỉ lệ bộ mã có 3 loại nu: A, U, G: 0,4 x 0,3 x 0,2 x 3! = 0,144 = 14,4%
Đáp án cần chọn là: A
Câu 33: Người ta tổng hợp một mARN từ một hỗn hợp nuclêôtít có tỉ lệ A: U: G: X = 4: 3: 2: 1. Nếu sự kết hợp trong quá trình tổng hợp là ngẫu nhiên thì tỷ lệ bộ ba mã có chứa nuclêôtít A là:
A.    65,8%
B.    52,6%
C.    72,6%
D.    78,4%
Đáp án:
Tỉ lệ bộ ba có không chứa nu A là (6/10)3 = 27/125
Vậy tỉ lệ bộ ba chứa nu A là: 98/125 = 78,4%
Đáp án cần chọn là: D
Câu 34: Dung dịch có 80% Adenin, còn lại là Uraxin. Với đủ các điều kiện để tạo thành các bộ ba nuclêôtit thì trong dung dịch này có bộ ba mã hóa isoleucin (AUU, AUA) chiếm tỉ lệ
A.    51,2%
B.    38,4%
C.    24%
D.    16%
Đáp án:
Ta có A= 0,8 và U = 0,2
Tỉ lệ các bộ ba isoleucin (AUU, AUA) chiếm tỉ lệ:
0,8 x 0,2 x 0,2 + 0,8 x 0,8 x 0,2 = = 0,16
Đáp án cần chọn là: D
Câu 35: Phân tử mARN có tỉ lệ loại nuclêôtit như sau A: G: X = 3:1:4. Tính theo lí thuyết tỉ lệ bộ ba có chứa 2 nuclêôtit loại A là:
A.    26,37%
B.    27,36%
C.    8,79%
D.    7,98%
Đáp án:
Tỉ lệ bộ ba chứa 2 A và 1 nucleotit khác là:
3/8 x 3/8 x 1/8 x 3 + 3/8 x 3/8 x 4/8 x 3 ≈ 26,37%
Đáp án cần chọn là: A
Câu 36: Mã di truyền có tính đặc hiệu, có nghĩa là:
A.    Mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.
B.    Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
C.    Một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.
D.    Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
Đáp án:
Tính đặc hiệu của mã di truyền là: một bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axit amin.
A chỉ là các bộ ba, không phải tính đặc hiệu của mã di truyền.
B là tính thoái hóa của mã di truyền.
D là tính phổ biến của mã di truyền.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 37: Tính đặc hiệu của mã di truyền được hiểu là
A.    các bộ ba được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nuclêôtit mà không gối lên nhau
B.    một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin
C.    tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ
D.    nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin, trừ AUG và UGG
Đáp án:
Tính đặc hiệu của mã di truyền là một bộ ba chỉ mã hóa cho 1 loại axit amin.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 38: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về tính đặc hiệu của mã di truyền?
A.    Một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axitamin
B.    Một axitamin có thể được mã hoá bởi hai hay nhiều bộ ba
C.    Có một số bộ ba không mã hoá axitamin
D.    Có 61 bộ ba mã hoá axitamin
Đáp án:
Tính đặc hiệu của mã di truyền là 1 bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axit amin
Đáp án cần chọn là: A
Câu 39: Tính đặc hiệu của mã di truyền là
A.    các bộ ba nằm nối tiếp nhưng không chồng gối lên nhau
B.    một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axit amin
C.    nhiều loại bộ ba cùng mã hoá cho một loại axit amin
D.    một số bộ ba cùng mang tín hiệu kết thúc dịch mã
Đáp án:
Tính đặc hiệu của mã di truyền là một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axitamin.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 40: Mỗi bộ ba mã hóa cho 1 axitamin, đây là đặc điểm nào của mã di truyền
A.    Tính liên tục
B.    Tính thoái hoá
C.    Tính đặc hiệu
D.    Tính phổ biến
Đáp án:
Tính liên tục của bộ ba là hiện tượng các bộ ba các bộ ba được đọc liên tục theo chiều 5’→3’ trên phân tử  mARN
Tính thoái hóa: 1 aa có thể được mã hóa bởi nhiều bộ ba khác nhau
Tính đặc hiệu: 1 bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axit amin
Tính phổ biến: hầu hết các sinh vật đều sử dụng chung một mã di truyền
Đáp án cần chọn là: C
Câu 41: Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một axitamin trừ 2 cođon nào sau đây:
A.    3’AUG5’, 3’UUG5’        
B.    3’AUG5’, 3’UGG5’.
C.    3’GUA5’, 5’UGG3’        
D.    5’UXA3’, 5’UAG3’
Đáp án:
2 côđon là 5'AUG3' và 5'UGG3' là 2 codon duy nhất mã hóa cho axit amin là Methionin và Triptophan. Ngoài ra không có acid amin nào mã hóa cho 2 acid amin trên.
Đáp án cần chọn là: C
Chú ý: Chiều của mARN phải được tính theo chiều 5’ đến 3’. Ví dụ codon 3’UGG5’ và 5’UGG3’ là 2 codon khác nhau.
Câu 42: Mã di truyền nào sau đây không có tính thoái hóa
A.    UGG và AUA
B.    UUG và AUA
C.    AUG và UGG
D.    AUG và UUG
Đáp án:
Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau qui định một loại axit amin.
Mã di truyền không có tính thoái hóa được thể hiện ở đáp án C, AUG chỉ mã hóa cho Met hoặc fMet, còn UGG chỉ mã hóa cho Trp hay mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axit amin (tính đặc hiệu).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 43: Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là
A.    nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin
B.    tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền
C.    mã kết thúc là UAA, UAG, UGA
D.    một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit
Đáp án:
Mã di truyền có tính thoái hóa thể hiện ở đặc điểm nhiều bộ ba cùng mang thông tin mã hóa cho một axit amin.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 44: Ví dụ nào sau đây nói lên tính thoái hóa của mã di truyền
A.    Bộ ba 5’AUG3’ quy định tổng hợp mêtionin và mở đầu dịch mã
B.    Bộ ba 5’AGU3’ quy định tổng hợp sêrin
C.    Bộ ba 5’UUX3’ quy định tổng hợp phêninalanin
D.    Bộ ba 5’UUA3’, 5’XUG3’ cùng quy định tổng hợp lơxin
Đáp án:
Tính thoái hóa này hiện tượng 1 axit amin có thể được mã hóa bởi nhiều bộ ba
Đáp án cần chọn là: D
Câu 45: Tính thoái hóa của mã di truyền biểu hiện ở
A.    Một bộ ba chỉ mã hóa một loại axit amin
B.    Một loại axit amin thường được mã hóa bởi nhiều bộ ba
C.    Mọi loài sinh vật đều dùng chung một bộ mã
D.    Được đọc theo cụm nối tiếp không gối nhau
Đáp án:
Tính thoái hóa của mã di truyền biểu hiện ở một loại axit amin được mã hóa bởi nhiều bộ ba
Đáp án cần chọn là: B
Câu 46: Khi nghiên cứu ở cấp độ phân tử, nhận thấy một gen ở người và tinh tinh cùng quy định một chuỗi pôlipeptit nhưng có trình tự nuclêôtit khác nhau. Điều này thể hiện đặc điểm nào của mã di truyền?
A.    Tính liên tục
B.    Tính phổ biến
C.    Tính đặc hiệu
D.    Tính thoái hóa
Đáp án:
Điều thể hiện tính thoái hóa của mã di truyền là: Nhiều bộ ba cùng qui định 1 axit amin.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 47: Đặc điểm thoái hóa của mã di truyền thể hiện ở:
A.    Một bộ ba mã hóa cho nhiều axit amin
B.    Các bộ ba nằm kế tiếp, không gối lên nhau
C.    Nhiều bộ ba cùng mã hóa cho một axit amin
D.    Nhiều bộ ba cùng mang tín hiệu kết thúc dịch mã
Đáp án:
Đặc điểm thoái hóa của mã di truyền thể hiện ở nhiều bộ ba cùng mã hóa cho một axit amin.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 48: Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một  loại axit amin. Những mã di truyền nào sau đây có tính thoái hóa?
A.    5’AUG3’, 5’UGG3’
B.    5’AAX3’, 5’AXG3’
C.    5’UUU3’, 5’AUG3’
D.    5’XAG3’, 5’AUG3’
Đáp án:
Mã AUG không có tính thoái  hóa => loại đáp án A,D, C
Đáp án cần chọn là: B
Câu 49: Ở sinh vật nhân thực, axit amin Leu được mã hoá bởi các bộ ba XUU; XUG; XUX, XUA. Ví dụ trên thể hiện đặc điểm nào sau đây của mã di truyền?
A.    Tính thoái hoá
B.    Tính đặc hiệu
C.    Tính phổ biến
D.    Tính liên tục
Đáp án:
Nhiều bộ ba cùng tham gia mã hoá cho 1 axit amin, đây là ví dụ về tính thoái hoá của mã di truyền
Đáp án cần chọn là: A
Câu 50: Mã di truyền không có đặc điểm nào sau đây?
A.    Mã di truyền có tính phổ biến.
B.    Mã di truyền là mã bộ 3.
C.    Mã di truyền có tính thoái hóa.
D.    Mã di truyền đặc trưng cho từng loài
Đáp án:
Phát biểu sai là D, các loài sinh vật sử dụng chung một bảng mã di truyền (trừ một vài trường hợp).
Mã di truyền là mã bộ ba, có tính phổ biến và có tính thoái hóa.
Đáp án cần chọn là: D

Câu 51: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của mã di truyền?

  1. sinh giới có chung một bộ mã di truyền. 
  2. nhiều bộ ba khác nhau qui định một loại axit amin.
  3. một bộ ba mã hóa cho nhiều loại axit amin.
  4. một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.

Đáp án:

Phát biểu sai là C, một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin (tính đặc hiệu).

Mã di truyền là mã bộ ba, có tính phổ biến và có tính thoái hóa

Đáp án cần chọn là: C

Câu 52: Cho các đặc điểm sau của mã di truyền:

(1) Mã di truyền mỗi loài có đặc điểm riêng biệt và đặc trưng.

(2) Trên mARN, mã di truyền được đọc theo chiều 5- 3.

(3) Mã di truyền có tính dư thừa (tính thoái hoá).

(4) Mã di truyền có tính đặc hiệu.

(5) Mã di truyền có tính phổ biến.

(6) Mã di truyền có tính độc lập.

Có bao nhiêu đặc điểm đúng của mã di truyền?

  1. 2
  2. 4
  3. 6
  4. 5

Đáp án:

Các đặc điểm của mã di truyền là: (2),(3),(4),(5)

Ý (1) sai vì tất cả các loài có chung 1 bộ mã di truyền và có 1 vài trường hợp ngoại lệ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 53: Đặc điểm nào sau đây không phải của mã di truyền?

  1. mã di truyền có tính thoái hóa
  2. mã di truyền là mã bộ ba
  3. có 64 bộ ba đều mã hóa cho các axit amin
  4. mã di truyền có tính đặc hiệu

Đáp án:

Đặc điểm không phải của mã di truyền là: Có 64 bộ ba đều mã hóa cho các axit amin

Đáp án cần chọn là: C

Câu 54: Đặc điểm mã di truyền, nội dung nào sau là không đúng?

  1. Mã di truyền có tính phổ biến, tức là các loại bộ ba đều mã hóa axit amin
  2. Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin
  3. Mã di truyền có tính đặc hiệu, túc là một bộ ba chỉ mã hóa cho 1 loại axit amin
  4. Mã di truyền đọc từ 1 điểm xác đinh theo từng bộ ba nuclêôtit mà không gối lên nhau

Đáp án:

Nội dung không đúng là A

Tính phổ biến của mã di truyền là: hầu hết tất cả các loài sinh vật đều sử dụng chung 1 bảng mã

Đáp án cần chọn là: A

Câu 55: Có bao nhiêu ý kiến về đặc điểm của mã di truyền là đúng ?

(1) mã di truyền có tính phổ biến ở hầu hết các loài, trừ 1 vài ngoại lệ.

(2) mã di truyền có tính đặc hiệu tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.

(3) mã di truyền được đọc từ một điểm xác định, liên tục theo từng bộ ba nucleotit .

(4) mã di truyền mang tính thoái hóa tức là có 3 bộ ba không mã hóa axit amin.

  1. 1
  2. 3
  3. 2
  4. 4

Đáp án:

Các ý kiến đúng là: (1) (2) (3)

4 - Sai, Tính thoái hóa của mã di truyền là 1 axit amin được mã hóa bởi nhiều bộ ba

Đáp án cần chọn là: B

Câu 56: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về mã di truyền ?

  1. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là mỗi bộ ba mã hóa cho nhiều loại axit amin khác nhau
  2. Trên phân tử mARN, bộ ba mở đầu 5’AUG 3’ mã hóa axit amin mêtiônin ở sinh vật nhân thực
  3. Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cũng mã hóa một loại axit amin
  4. Mã di truyền có tính phổ biến, chứng tỏ tất cả các loài sinh vật hiện nay được tiến hóa từ một tổ tiên chung

Đáp án:

Phát biểu không đúng là A

Mã di truyền có tính đặc hiệu, mỗi bộ ba mã hóa chỉ mã hóa cho 1 axit amin; 1 axit amin có thể được mã hóa bởi nhiều bộ ba (tính thoái hóa của mã di truyền).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 57: Có các phát biểu sau về mã di truyền:

(1). Với bốn loại nuclêotit có thể tạo ra tối đa 64 cođon mã hóa các axit amin.

(2). Mỗi cođon chỉ mã hóa cho một loại axit amin gọi là tính đặc hiệu của mã di truyền.

(3). Với ba loại nuclêotit A, U, G có thể tạo ra tối đa 27 cođon mã hóa các axit amin.

(4). Anticođon của axit amin mêtiônin là 5’AUG 3’.

Phương án trả lời đúng là

  1. (1) đúng; (2) sai; (3) đúng; (4) sai.
  2. (1) đúng; (2) sai; (3) đúng; (4) đúng.
  3. (1) sai; (2) đúng; (3) sai; (4) đúng.
  4. (1) sai; (2) đúng; (3) sai; (4) sai

Đáp án:

(1) Sai: với 4 loại ribonucleotide A,U,G,X có thể tạo ra 64 bộ ba, trong đó có 3 bộ ba không mã hóa cho axit amin nào.

(2) Đúng.

(3) Sai: Với 3 loại ribonu A, U, G tạo ra 27 bộ ba nhưng chỉ có 24 bộ ba mã hóa cho axit amin

(4) Sai: anticondon của methionin là 3’UAX 5’

Đáp án cần chọn là: D

Câu 58: Có bao nhiêu phát biểu sau đây về mã di truyền là đúng

(1)   Có 64 mã bộ ba mã hóa, mã hóa cho khoảng 20 loại axit amin khác nhau

(2)   Các mã di truyền có nucleotit thứ hai giống nhau luôn cùng mã hóa cho một axit amin

(3)   Các mã di truyền cùng mã hóa cho một axit amin chỉ sai khác ở nucleotit thứ 3 trong bộ mã hóa

(4)   Trên 1 mARN ở sinh vật nhân sơ có thể có nhiều bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc

(5)   Mã di truyền luôn được đọc liên tục trên mARN theo một chiều xác định từ 5’-3’ và không gối lên nhau.

Số phát biểu đúng là:

  1. 1
  2. 4
  3. 2
  4. 3

Đáp án:

Các phát biểu đúng là : 4,5

1 sai, có 64 bộ ba chứ không phải 64 bộ ba mã hóa. Bao gồm 61 bộ ba mã hóa và 3 bộ ba kết thúc.

2 sai, ví dụ : AUG mã hóa cho Met còn AUX mã hóa cho Ile

3 sai, có thể sai khác ở nu thứ nhất : UUG và XUA mã hóa cho Leu

Đáp án cần chọn là: C

Câu 59: Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Ở sinh vật nhân thực, codon 3’AUG5’ có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hóa axit amin metionin
  2. Codon 3’UAA5’ quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã
  3. Với 3 loại nucleotit A,U,G có thể tạo ra 24 loại codon mã hóa các axit amin
  4. Tính thoái hóa của mã di truyền có nghĩa là mỗi codon có thể mã hóa cho nhiều loại axit amin

Đáp án:

Phát biểu đúng là C

Với 3 loại nu A,U,G ta có thể tạo ra tối đa: 3 x 3 x 3 = 27 bộ ba

Trong đó có 24 bộ ba mã hóa axit amin và 3 bộ ba kết thúc (UAA, UAG, UGA)

Vì các codon mã hoá được đọc theo trình tự từ đầu 5’→3’

A sai, codon 5’AUG 3’ mói có chức năng mở đầu dịch mã

B sai, codon 5’ UAA 3’ qui định kết thúc dịch mã

D sai, tính thoái hóa của mã di truyền là 1 axit amin có thể được mã hóa bằng nhiều bộ ba khác nhau

Đáp án cần chọn là: C

Câu 60: Trong số 64 mã bộ ba, có bao nhiêu mã bộ ba có chứa nucleotit loại Adenin?

  1. 25
  2. 27
  3. 37
  4. 41

Đáp án:

Số bộ ba không chứa nu loại A (các nu chỉ được tạo thành từ U,G,X) = 33 = 27

→ Số bộ ba có chứa A = 64-27=37 

Đáp án cần chọn là: C

Câu 61: Một phân tử mARN được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit A, U, G, X. Hỏi số bộ ba chứa ít nhất 2 nuclêôtit loại A có thể có là bao nhiêu?

  1. 27.
  2. 9.
  3. 10.
  4. 28

Đáp án:

Số bộ ba chứa ít nhất 2 nuclêôtit loại A = số bộ ba chứa 3 nuclêôtit loại A+ số bộ ba chứa 2 nuclêôtit loại A.

Số bộ ba chứa 3 nuclêôtit loại A: 1

Số bộ ba chứa 2 nuclêôtit loại A: 3 x C23 = 9

Số bộ ba chứa ít nhất 2 nuclêôtit loại A = 1 + 9 = 10.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 62: Từ 3 loại nuclêôtit là U, G, X có thể tạo ra bao nhiêu bộ ba chứa ít nhất 1 nuclêôtit loại X?

  1. 19
  2. 27
  3. 37
  4. 8

Đáp án:

Số bộ ba được tạo ra từ 3 nuclêôtit U, G, X là: 33 = 27

Số bộ ba không chứa X là: 23 = 8

Số bộ ba chứa ít nhất 1 nuclêôtit loại X là: 27 – 8 = 19

Đáp án cần chọn là: A

Câu 63: Từ 3 loại nuclêôtit A, T, G người ta đã tổng hợp nên một phân tử ADN nhân tạo mạch kép, sau đó sử dụng phân tử ADN này làm khuôn để tổng hợp một phân tử mARN. Phân tử mARN này có tối đa bao nhiêu loại mã di truyền?

  1. 9 loại
  2. 8 loại
  3. 3 loại
  4. 27 loại

Đáp án:

Từ 3 loại nuclêôtit A, T, G tổng hợp nên 1 phân tử ADN mạch kép thì phân tử này chỉ gồm 2 loại nuclêôtit A và T → mARN chỉ gồm có A và U

Vậy số mã di truyền là: 23 = 8 loại.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 64: Giả sử từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba?

  1. 6 loại mã bộ ba
  2. 27 loại mã bộ ba
  3. 9 loại mã bộ ba
  4. 3 loại mã bộ ba

Đáp án:

Từ 3 loại nuclêôtit A, T, G thì trên mạch gốc có số bộ ba là: 33 = 27

Số bộ ba tối đa được tạo ra trên mạch mã gốc là 27 bộ ba

Đáp án cần chọn là: B

Câu 65:Nếu cứ 2 trong số 4 loại nuclêôtít (A, T, G và X) chỉ mã hóa được 1 loại axit amin (mã bộ 2) thì có bao nhiêu bộ mã khác nhau?

  1. 6
  2. 16
  3. 64
  4. 4

Đáp án:

Nếu là mã bộ 2 như bài cho thì

Vị trí nu thứ nhất có 4 cách chọn (A,T,G,X)

Vị trí nu thứ hai có 4 cách chọn (A,T,G,X)

Số bộ mã khác nhau là: 4 x 4 = 16

Đáp án cần chọn là: B

Câu 66: Cho các đặc điểm sau:

1. Gen là một đoạn ADN, mang thông tin di truyền mã hóa cho một loại sản phẩm nhất định.

2. Nếu bộ ba mở đầu trên mạch mã gốc của gen bị thay đổi thì có thể làm cho sản phẩm của gen là mARN không được dịch mã.

3. Các bộ ba kết thúc quá trình dịch mã trên mạch mã gốc của gen là: 3’TTA5’; 3’TXA5’; 3’XAT5’.

4. Sản phẩm phiên mã của gen cấu trúc ở sinh vật nhân thực có mARN sơ khai.

Có bao nhiêu đặc điểm về gen là đúng?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Đáp án:

Các đặc điểm đúng về gen là: (1), (2), (4).

(3) sai do bộ 3 mang thông tin kết thúc phiên mã là 5’ UAA 3’; 5’ UGA 3’; 5’ UAG 3’ tương ứng trên mạch mã gốc ADN sẽ là: 3’ ATT 5’; 3’ AXT 5’; 3’ ATX 5’.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 67: Cho các đặc điểm sau:

1. Gen là một đoạn ADN, mang thông tin di truyền mã hóa cho một loại sản phẩm nhất định.

2. Nếu bộ ba mở đầu trên mạch mã gốc của gen bị thay đổi thì có thể làm cho sản phẩm của gen là mARN không được dịch mã.

3. Các bộ ba kết thúc quá trình dịch mã trên mạch mã gốc của gen là: 3’ATT5’; 3’AXT5’; 3’ATX5’.

4. Sản phẩm phiên mã của gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ là mARN trưởng thành.

Có bao nhiêu đặc điểm về gen là đúng?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Đáp án:

Các đặc điểm đúng về gen là: (1), (2), (3) (4).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 68: Ở vi khuẩn E.coli, giả sử có 5 chủng đột biến sau đây:

Chủng I: Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.

Chủng II: Đột biến ở gen cấu trúc Y nhưng không làm thay đổi chức năng của prôtêin.

Chủng III: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất  chức năng.

Chủng IV: Đột biến ở vùng Operator làm cho chất ức chế không bám vào được.

Chủng V: Đột biến ở vùng khởi động (P) của Operon làm cho vùng này bị mất chức năng.

Khi môi trường có đường lactôzơ, có bao nhiêu chủng có gen cấu trúc Z, Y, A không phiên mã?

  1. 1
  2. 4
  3. 2
  4. 3

Đáp án:

Chủng I, II, III, đột biến chỉ ảnh hưởng đến prôtêin do gen tổng hợp ra còn gen vẫn phiên mã được.

Chủng IV làm cho chất ức chế không bám vào được còn gen vẫn hoạt động bình thường.

Chủng là V không phiên mã khi môi trường có lactose vì promoter bị đột biến sẽ không liên kết được với ARN polimerase làm cho gen không phiên mã được.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 69: Ở vi khuẩn E. coli, giả sử có 5 chủng đột biến sau đây:

Chủng I: Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.

Chủng II: Đột biến ở gen cấu trúc Y nhưng không làm thay đổi chức năng của prôtêin.

Chủng III: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất  chức năng.

Chủng IV: Đột biến ở vùng Operator làm cho chất ức chế không bám vào được.

Chủng V: Đột biến ở vùng khởi động (P) của Operon làm cho vùng này bị mất chức năng.

Khi môi trường có đường lactôzơ, có bao nhiêu chủng có gen cấu trúc Z, Y, A vẫn phiên mã?

  1. 4
  2. 1
  3. 2
  4. 3

Đáp án:

Chủng I, II, III, đột biến chỉ ảnh hưởng đến prôtêin do gen tổng hợp ra còn gen vẫn phiên mã được.

Chủng IV làm cho chất ức chế không bám vào được còn gen vẫn hoạt động bình thường.

Chủng V không phiên mã khi môi trường có lactose vì promoter bị đột biến sẽ không liên kết được với ARN polimerase làm cho gen không phiên mã được.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 70: Vùng mã hóa gồm các bộ ba có các đặc điểm:

  1. Mang thông tin mã hóa axit amin
  2. Mang tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã
  3. Mang tín hiệu mở đầu quá trình phiên mã
  4. Mang tín hiệu kết thức quá trình dịch mã

Đáp án:

Vùng mã hóa là vùng gồm các bộ ba mang thông tin mã hóa cho axit amin

Đáp án cần chọn là: A

Câu 71: Trong thành phần cấu trúc của một gen điển hình gồm có các phần:

  1. Vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc
  2. Vùng cấu trúc, vùng mã hóa và vùng kết thúc
  3. Vùng khởi động, vùng vận hành và vùng cấu trúc
  4. Vùng khởi động, vùng mã hóa và vùng kết thúc

Đáp án:

Một gen cấu trúc gồm các phần theo trình tự: Vùng điều hòa - Vùng mã hóa - Vùng kết thúc

Đáp án cần chọn là: A

Câu 72: Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm vùng

  1. Điều hoà, vận hành, kết thúc
  2. Khởi đầu, mã hoá, kết thúc
  3. Điều hoà, mã hoá, kết thúc
  4. Điều hoà, vận hành, mã hoá

Đáp án:

Mỗi gen mã hóa prôtêin điển hình gồm: vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc

Vùng điều hòa bao gồm 2 vùng nhỏ là: vùng khởi đầu và vùng vận hành

Đáp án cần chọn là: C

Câu 73: Cấu trúc chung của một gen cấu trúc theo chiều 3' đến 5' bao gồm những vùng theo thứ tự:

(1). Vùng mã hóa         (2). Vùng mở đầu

(3). Vùng điều hòa       (4). Vùng kết thúc

  1. (3) → (1) → (4)
  2. (1) → (2) → (4)
  3. (2) → (1) → (4)
  4. (1) → (3) → (4)

Đáp án:

Một gen cấu trúc gồm các phần theo trình tự: Vùng điều hòa - Vùng mã hóa - Vùng kết thúc

Đáp án cần chọn là: A

Câu 74: Thành phần không thuộc Operon Lac ở vi khuẩn E.coli là:

  1. Các gen cấu trúc.
  2. Vùng vận hành. 
  3. Vùng khởi động. 
  4. Gen điều hòa.

Đáp án:

Gen điều hoà không nằm trong cấu trúc của Operon Lac ở vi khuẩn E.coli.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 75: Vùng kết thúc của gen cấu trúc có chức năng

  1. quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin
  2. mang thông tin mã hoá các axit amin
  3. mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã
  4. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã

Đáp án:

Vùng kết thúc của gen cấu trúc có chức năng mang tín hiệu kết thúc phiên mã, không mang thông tin mã hóa các axit amin hay khởi động phiên mã

Đáp án cần chọn là: C

Câu 76: Vùng kết thúc của gen nằm ở

  1. đầu 5’ mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc dịch mã.
  2. đầu 3’ mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc dịch mã.
  3. đầu 3’ mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
  4. đầu 5’ mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã

Đáp án:

Vùng kết thúc của gen nằm ở đầu 5’ mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 77: Mã di truyền là:

  1. Toàn bộ các nuclêôtit và các axit amin ở tế bào
  2. Thành phần các axit amin quy định tính trạng
  3. Trình tự các nuclêôtit ở các axit nuclêic mã hóa axit amin
  4. Số lượng nuclêôtit ở các axit nuclêic mã hóa axit amin

Đáp án:

Mã di truyền là trình tự các nuclêôtit ở các axit nuclêic mã hóa cho axit amin

Đáp án cần chọn là: C

Câu 78: Bản chất của mã di truyền là

  1. một bộ ba mã hoá cho một axit amin
  2. ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axit amin
  3. các axit amin đựơc mã hoá trong gen
  4. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin

Đáp án:

Bản chất của mã di truyền là bộ ba nuclêôtit mã hóa cho một axit amin.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 79: Tính phổ biến của mã di truyền được hiểu là

  1. tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
  2. nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin, trừ AUG và UGG.
  3. một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
  4. các bộ ba được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nuclêôtit mà không gối lên nhau.

Đáp án:

Tính phổ biến của mã di truyền được hiểu là tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 80: Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền?

  1. Mã di truyền có tính đặc hiệu
  2. Mã di truyền có tính thoái hóa
  3. Mã di truyền có tính phổ biến
  4. Mã di truyền luôn là mã bộ ba

Đáp án:

Điều này thể hiện tính phổ biến của mã di truyền.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 81: Đặc tính nào dưới đây của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới?

  1. Tính thoái hóa
  2. Tính liên tục
  3. Tính phổ biến
  4. Tính đặc hiệu

Đáp án:

Tính phổ biến của mã di truyền là: tất cả các loài đều dung chung bảng mã di truyền (trừ một số ngoại lệ), như vậy tính phổ biến phản ánh sự thống nhất của sinh giới.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 82: Đơn phân nào sau đây cấu tạo nên phân tử ADN?

  1. Axit amin
  2. Ribônuclêôtit
  3. Nuclêôtit
  4. Phôtpholipit

Đáp án:

Đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN là nuclêôtit

Đáp án cần chọn là: C

Câu 83: Nuclêôtit là đơn phân cấu tạo nên phân tử nào sau đây?

  1. ADN
  2. Lipit
  3. Cacbohidrat
  4. Prôtêin

Đáp án:

Nuclêôtit là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN

Đáp án cần chọn là: A

Tài liệu có 155 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống