Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN SINH HỌC 12 BÀI 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN MỚI NHẤT - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
PHẦN NĂM : DI TRUYỀN HỌC
CHƯƠNG I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Tiết 1
Bài 1. GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau khi học xong bài này, hs cần phải:
- Trình bày được khái niệm gen và kể tên đc 1 vài loại gen (gen đh, gen cấu
trúc).
- Nêu được khái niệm và các đặc điểm chung của mã di truyền, lí giải được vì
sao mã di truyền là mã bộ ba.
- Trình bày đc những diễn biến chính của cơ chế sao chép ADN ở Tb nhân sơ.
2. Kĩ năng:
Qua bài rèn luyện và phát triển tư duy phân tích, khái quát hóa.
3. Thái độ:
Qua bài tích hợp GDMT(liên hệ): bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc ĐTV quý
hiếm.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo Viên:
- Tranh phóng to hình 1.2 , bảng 1 trong SGK.
- Tranh về sơ đồ cơ chế tự nhân đôi của ADN.
- PP dạy học: Vấn đáp
2. Học sinh:
- Đồ dùng học tập, sgk sinh học 10.
- Đọc trước bài ở nhà, xem lại những kiến thức về gen ở lớp 9 và 10.
III. KỸ NĂNG SỐNG
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng; hợp tác; quản lý thời gian và đảm nhận
trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về khái niệm gen, cấu trúc chung của
gen cấu trúc; mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ: không
2. Giảng bài mới:
Gv: gợi lại kiến thức đã học ở lớp 9 và 10 về gen.
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung kiến thức cơ bản |
* Hoạt động I : Tìm hiểu khái niệm, cấu trúc của gen. GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm gen đã được học ở lớp 9 nêu khái niệm gen ? * Hoạt động 2: Tìm hiểu về mã di truyền. GV : Đưa ra câu hỏi tình huống: Gen cấu tạo từ các nucleotit, protein cấu tạo từ aa. Vậy làm thế nào mà gen qui định tổng hợp protein được ? HS: Trả lời được: Thông qua mã di truyền. GV : Vậy mã di truyền là gì ? Tại sao mã di truyền là mã bộ ba ? HS: Nghiên cứu SGK mục II trang 7 trả lời câu hỏi, lớp nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, giúp HS hoàn thiện kiến thức. GV: Mã di truyền có những đặc điểm gì? |
I. GEN 1. Khái niệm : - Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi pôlipepetit hay một phân tử ARN. - Ví dụ: SGK 2. Cấu trúc của gen cấu trúc : II. MÃ DI TRUYỀN. 1. Khái niệm: - Mã di truyền là trình tự các nucleôtit trong gen qui định trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin( Mã di truyền là mã bộ ba) - Trong 64 bộ ba thì có 3 bộ ba không mã hóa aa. + 3 bộ kết thúc: UAA, UAG, UGA, ->qui định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã. + 1 bộ mở đầu: AUG->qui định điểm khởi đầu dịch mã và qui định aa metionin (SV nhân thực), foocmin metionin (SV nhân sơ). 2. Đặc điểm của mã di truyền: - Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định và liên tục trên từng bộ ba nuclêôtit. |
HS: Nghiên cứu mục II SGK trang 8 trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét bổ sung để hoàn thiện kiến thức. * Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình nhân đôi ADN. GV: Treo tranh toàn bộ cơ chế tự nhân đôi của ADN để HS quan sát và đưa ra câu hỏi: + Quá trình nhân đôi của ADN gồm mấy bước chính? + Bước 2 diễn ra như thế nào? Mạch nào được sử dụng làm mạch khuôn? + Chiều tổng hợp của các mạch mới? Mạch nào được tổng hợp liên tục? Tại sao? + Có nhận xét gì về cấu trúc của 2 phân tử ADN con? + Nhờ nguyên tắc nào mà 2 phân tử ADN con tạo ra giống nhau và giống với ADN mẹ? HS: Quan sát sơ đồ hình 1.2 thảo luận và thống nhất ý kiến tả lời các câu hỏi trên. GV: Nhận xét bổ sung ý nghĩa của quá trình nhân đôi ADN để hoàn thiện kiến thức. |
- Mã di truyền có tính phổ biến. - Mã di truyền có tính đặc hiệu. - Mã di truyền có tính thoái hóa. III. QÚA TRÌNH NHÂN ĐÔI AND(tái bản AND). 1. Diễn biến. - Qua trình nhân đôi ADN diễn ra ở pha S(Kì trung gian) của chu kì tế bào, chuẩn bị cho phân bào. - Qua trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn và gồm các bước: Bước 1: Tháo xoắn ADN. Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới. Bước 3: Hai phân tử ADN mới được tạo thành. 2. Ý nghĩa Truyền thông tin di truyền trong hệ gen từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, đảm bảo cho sự sống được duy trì liên tục, mỗi loài có một bộ gen đặc trưng và tương đối ổn định. |
3. Củng cố:
- Giải thích NTBS và NTBBT trong quá trình tự nhân đôi ADN.
- Vì sao quá trình tổng hợp trên hai mạch đơn của ADN lại không giống nhau?
- Vì sao MDT là mã bộ ba?
4. Dặn dò:
- Trả lời câu hỏi và bài tập trang 10 SGK. Đọc trước bài 2.