Lý thuyết Sinh học 12 Bài 5 (mới 2023 + 75 câu trắc nghiệm): Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Tải xuống 48 5.3 K 77

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 12 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 48 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể và 75 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể Sinh học lớp 12.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể:

SINH HỌC 12 BÀI 5: NHIỄM  SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ

Bài giảng Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Phần 1: Lý thuyết Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

I. Hình thái và cấu trúc của nhiễm sắc thể

1. Hình thái của nhiễm sắc thể

Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (ảnh 8)

Hình thái NST ở kì giữa

Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (ảnh 7)

- NST là 1cấu trúc gồm phân tử ADN và liên kết với các loại prôtêin khác nhau (chủ yếu prôtein histôn)

- Mỗi nhiễm sắc thể chứa: Tâm động, vùng đầu mút

- Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc.

- Có 2 loại NST: NST thường và NST giới tính.

2. Cấu trúc siêu hiển vi của NST.

Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (ảnh 6)

Ở sinh vật nhân thực: NST được cấu tạo từ chất nhiễm sắc gồm ADN và prôtêin:

- Đơn vị cấu trúc cơ bản của NST là nucleoxôm.

- (ADN + prôtêin) → Nuclêôxôm (8 phân tử prôtêin histôn được quấn quanh bởi một đoạn phân tử ADN dài khoảng 146 cặp nuclêôtit, quấn 1 ¾ vòng) → Sợi cơ bản (khoảng 11 nm) →Sợi nhiễm sắc (25 – 30 nm) → Ống siêu xoắn (300 nm) → Crômatit (700 nm) → NST.

II. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

1. Khái niệm.

- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST, thực chất là sắp xếp lại trình tự các gen, làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.

Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (ảnh 5)

2. Các dạng đột biến cấu trúc NST.

Mất đoạn

Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (ảnh 4)

- Là đột biến làm mất đi một đoạn nào đó của NST

- Làm giảm số lượng gen trên NST, mất cân bằng gen.

- Thường gây chết hoặc giảm sức sống.

Lặp đoạn

Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (ảnh 3)

- Là đột biến làm cho một đoạn của NST có thể lặp lại một hay nhiều lần.

- Làm tăng số lượng gen trên NST, mất cân bằng gen.

- Làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng, không gây hậu quả nghiêm trọng, tạo nên các gen mới trong quá trình tiến hóa.

Đảo đoạn

Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (ảnh 2)

- Là đột biến trong đó một đoạn NST đứt ra và đảo ngược 180o và nối lại.

- Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.

- Có thể ảnh hưởng đến sức sống, giảm khả năng sinh sản của thể đột biến, tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa.

Chuyển đoạn

Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (ảnh 1)

- Là đột biến dẫn đến sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST không tương đồng.

- Một số gen trên NST thể này chuyển sang NST khác dẫn đến làm thay đổi nhóm gen liên kết.

- Chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản.

Phần 2: 75 câu hỏi Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Câu 1: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?

1. Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể.

2. Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

3. Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết.

4. Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.

5. Có thể làm gen trên nhiễm sắc thể hoạt động mạnh lên

A.   4

B.   2

C.   5

D.   3

Đáp án:

Các phát biểu đúng với đột biến đảo đoạn NST là: (1),(4),(5).

Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi số lượng gen và thành phần gen trong nhóm liên kết nên (2),(3) sai

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Cho biết một số hệ quả của các dạng đột biến NST như sau:

(1) Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.

(2) Có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên NST đó.

(3) Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động.

(4) Làm thay đổi thành phần nhóm gen liên kết.

(5) Làm giảm hoặc gia tăng số lượng gen trên NST.

(6) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.

Có bao nhiêu hệ quả là đúng đối với đột biến đảo đoạn NST?

A.   4

B.   2

C.   3

D.   6

Đáp án:

Các phát biểu đúng với đột biến đảo đoạn NST là: (1), (3), (6)

Đột biến đảo đoạn làm thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trên NST mà không làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên NST đó, có thể không làm thay đổi thành phần nhóm gen liên kết.

-> (2), (4), (5) sai

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?

(1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể

(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể

(3) Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết

(4) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến

A.   (1), (4)

B.   (2), (4)

C.   (1), (2)

D.   (2), (3)

Đáp án:

Các phát biểu đúng là: (1), (4).

2 sai, đảo đoạn là sự đứt ra của 1 đoạn NST, quay ngược 180o rồi nối lại, do đó số lượng gen trên NST không thay đổi

3 sai, đảo đoạn không làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Trong các dạng đột biến sau, có bao nhiêu dạng đột biến có thể làm thay đổi hình thái của NST?

1. Mất đoạn

2. Lặp đoạn NST

3. Đột biến gen

4. Đảo đoạn ngoài tâm động

5. Chuyển đoạn không tương hỗ

6. Đột biến lệch bội

A.   4

B.   3

C.   2

D.   1

Đáp án:

Các đột biến làm thay đổi hình thái NST: (1), (2), (5).

Các đột biến này làm NST mất hoặc thêm các đoạn NST → làm thay đổi hình thái của NST theo hướng ngắn đi hoặc dài ra

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây có thể làm cho 2 alen khác nhau của một gen cùng nằm trên 1 NST đơn?

A.   Mất đoạn

B.   Đảo đoạn

C.   Chuyển đoạn

D.   Lặp đoạn

Đáp án:

Chuyển đoạn có thể dẫn đến 2 alen của cùng 1 gen nằm trên 1 NST đơn

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit của cặp NST kép tương đồng xảy ra trong giảm phân I dẫn đến kết quả nào sau đây?

A.   Mất đoạn và lặp đoạn

B.   Hoán vị gen

C.   Mất đoạn và đảo đoạn

D.   Mất đoạn và chuyển đoạn

Đáp án:

Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit của cặp NST kép tương đồng xảy ra trong giảm phân I dẫn đến đột biến mất đoạn và lặp đoạn

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Ở kì đầu của giảm phân 1, sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa các đoạn crômatit cùng nguồn gốc trong cặp NST tương đồng sẽ dẫn tới dạng đột biến

A.   mất cặp và thêm cặp nuclêôtit

B.   đảo đoạn NST

C.   chuyển đoạn NST

D.   mất đoạn và lặp đoạn NST

Đáp án:

Sự trao đổi chéo không cân giữa các cromatit cùng nguồn trong cặp tương đồng dẫn tới 1 chiếc bị mất đoạn; 1 chiếc bị lặp đoạn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là

A.   Làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN, tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít

B.   Làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN

C.   Tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít

D.   Làm đứt gãy nhiễm sắc thể dẫn đến rối loạn trao đổi chéo

Đáp án:

Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN, tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là sự đứt gãy nhiễm sắc thể gây ảnh hưởng tới quá trình

A.   Nhân đôi NST.

B.   Tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít

C.   Rối loạn trao đổi chéo.

D.   Cả 3 ý trên

Đáp án:

Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN, tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Khi nói về đột biến lặp đoạn NST, phát biểu nào sau đây không đúng?

A.   Làm thay đổi số lượng gen xảy ra trong cùng một cặp NST

B.   Làm tăng số lượng gen trên NST

C.   Có thể xảy ra ở NST thường hoặc NST giới tính

D.   Làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác

Đáp án:

Đột biến lặp đoạn NST không thể làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm gen liên kết khác

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Khi nói về đột biến lặp đoạn NST, phát biểu nào sau đây sai?

A.   Đột biến lặp đoạn làm tăng số lượng gen trên 1 NST

B.   Đột biến lặp đoạn luôn có lợi cho thể đột biến

C.   Đột biến lặp đoạn có thể làm cho 2 alen của 1 gen cùng nằm trên 1 NST

D.   Đột biến lặp đoạn có thể dẫn đến lặp gen, tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo ra các gen mới

Đáp án:

Phát biểu sai là B, đột biến lặp đoạn thường gây hại cho sinh vật vì làm mất cân bằng hệ gen

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: NST ở sinh vật nhân thực có bản chất là?

A.   ADN

B.   Prôtêin

C.   Lipit

D.   ARN

Đáp án:

Ở sinh vật nhân thực NST có bản chất là ADN

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được cấu tạo từ chất nhiễm sắc có thành phần chủ yếu gồm

A.   ARN và prôtêin loại histon.

B.   ADN và prôtêin loại histon.

C.   ARN và pôlipeptit.

D.   lipit và pôlisaccarit.

Đáp án:

Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được cấu tạo từ chất nhiễm sắc có thành phần chủ yếu gồm ADN và prôtêin loại histon

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Ở sinh vật nhân thực, nhiễm sắc thể được cấu trúc bởi 2 thành phần chủ yếu là:

A.   ARN và protein

B.   ADN và protein histon

C.   ADN và tARN

D.   ADN và mARN

Đáp án:

Ở sinh vật nhân thực, nhiễm sắc thể được cấu trúc bởi 2 thành phần chủ yếu là ADN và protein histon.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Đột biến cấu trúc NST là?

A.   Đột biến điểm

B.   Sự biến mất hoặc tăng thêm NST

C.   Sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST

D.   Cả ba ý trên.

Đáp án:

Đột biến cấu trúc NST là sự thay đổi trong cấu trúc của từng NST → Sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST dẫn đến thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Đột biến cấu trúc NST là?

A.   Sự thay đổi trong cấu trúc NST.

B.   Sự biến mất hoặc tăng thêm số lượng gen trên NST.

C.   Sắp xếp lại các gen trên NST.

D.   Cả ba ý trên.

Đáp án:

Đột biến cấu trúc NST là sự thay đổi trong cấu trúc của từng NST → Sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST dẫn đến thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm tăng số lượng gen trên một nhiễm sắc thể, tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo nên gen mới cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá

A.   Đảo đoạn 

B.   Chuyển đoạn. 

C.   Mất đoạn. 

D.   Lặp đoạn.

Đáp án:

Đột biến lặp đoạn làm tăng số lượng gen trên một nhiễm sắc thể, tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo nên gen mới cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Loại đột biến nào sau đây thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một NST?

A.   Đảo đoạn NST.                                                          

B.   Mất đoạn NST.

C.   Lặp đoạn NST.                                                           

D.   Chuyển đoạn giữa hai NST khác nhau.

Đáp án:

Đột biến đảo đoạn NST thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một NST

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19: Sự trao đổi chéo không cân giữa các cromatit trong một cặp NST kép tương đồng là nguyên nhân dẫn đến:

A.   Hoán vị gen

B.   Đột biến chuyển đoạn.

C.   Đột biến lặp đoạn và mất đoạn

D.   Đột biến đảo đoạn

Đáp án:

Sự trao đổi chéo không cân giữa các cromatit trong một cặp NST kép tương đồng là nguyên nhân dẫn đến đột biến lặp đoạn và mất đoạn

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20: Sự đứt gãy của một đoạn NST và nối lại vào chính NST đó là nguyên nhân dẫn đến:

A.   Hoán vị gen.

B.   Đột biến chuyển đoạn hoặc đảo đoạn

C.   Đột biến lặp đoạn và mất đoạn.

D.   Đột biến đảo đoạn

Đáp án:

Đột biến đảo đoạn NST là đột biến mà đoạn NST bị đứt ra, quay 180o rồi nối lại vào vị trí cũ.

Đột biến chuyển đoạn trên 1 NST là đoạn NST bị đứt gắn lại vào NST đó nhưng ở vị trí khác so với ban đầu.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 21: Một NST bị đột biến có kích thước ngắn hơn bình thường. kiểu đột biến gây nên NST bất thường này có thể là

A.   Mất đoạn NST hoặc đảo đoạn NST

B.   Mất đoạn NST hoặc chuyển đoạn không tương hỗ giữa các NST

C.   Chuyển đoạn trên cùng NST hoặc mất đoạn NST

D.   Đảo đoạn NST hoặc chuyển đoạn tương hỗ giữa các NST

Đáp án:

Một NST bị đột biến có kích thước ngắn hơn bình thường, kiểu đột biến có thể tạo ra NST này là mất đoạn NST hoặc chuyển đoạn không tương hỗ giữa các NST

Đáp án cần chọn là: B

Câu 22: Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi độ dài của phân tử ADN?

A.   Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

B.   Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.

C.   Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.

D.   Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.

Đáp án:

Loại đột biến không làm thay đổi độ dài của phân tử ADN là: đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 23: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi nhóm gen liên kết là

A.   đảo đoạn.

B.   chuyển đoạn.  

C.   lặp đoạn.

D.   mất đoạn.

Đáp án:

Dạng đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi nhóm gen liên kết.

Đáp án cần chọn là: B

Tài liệu có 48 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống