Lý thuyết Sinh học 12 Bài 4 (mới 2023 + 54 câu trắc nghiệm): Đột biến gen

Tải xuống 60 4.8 K 70

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 12 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4: Đột biến gen đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 60 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 4: Đột biến gen và 54 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 4: Đột biến gen có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 4: Đột biến gen Sinh học lớp 12.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 4: Đột biến gen:

SINH HỌC 12 BÀI 4: ĐỘT BIẾN GEN

Bài giảng Sinh học 12 Bài 4: Đột biến gen

Phần 1: Lý thuyết Sinh Học 12 Bài 4: Đột biến gen

I. KHÁI QUÁT VÀ CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN GEN

1. Khái niệm

- Là những biến đổi nhỏ trong cấu của gen liên quan đến 1 (đột biến điểm ) hoặc một số cặp nu.

- Đa số đột biến gen là có hại, một số có lợi hoặc trung tính.

- Đặc điểm:

+ Mỗi lần biến đổi gen tạo ra 1 alen mới.

+ Tần số đột biến gen tự nhiên là rất thấp (〖10〗(-6) - 〖10〗(-4)).

- Tác nhân gây đột biến gen:

+ Tia tử ngoại

+ Tia phóng xạ

+ Chất hoá học

+ Sốc nhiệt

+ Rối loạn qúa trình sinh lí, sinh hoá trong cơ thể

- Thể đột biến: là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể.

2. Các dạng đột biến gen

Dạng đột biến

Đột biến thay thế một cặp nucleôtit

Đột biến mất hoặc thêm một cặp nucleôtit

Đặc điểm

Làm thay đổi trình tự a.a trong prôtêin và thay đổi chức năng của prôtêin.

Làm thay đổi trình tự a.a trong prôtêin và thay đổi chức năng của prôtêin.

- Làm thay đổi trình tự aa trong chuỗi pôipeptit và làm thay đổi chức năng của protein.

II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ PHÁT SINH ĐỘT BIẾN GEN

1. Nguyên nhân

- Do tác động lí, hóa, sinh học ở ngoại cảnh.

- Do những rối loạn sinh lí, hóa sinh trong tế bào.

2. Cơ chế phát sinh đột biến gen.

3. Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN.

- Các bazơ nitơ thường tồn tại ở 2 dạng cấu trúc: dạng thường và dạng hiếm.

+ Các dạng hiếm (hỗ biến) có những vị trí liên kết hiđrô bị thay đổi làm cho chúng kết cặp không đúng khi nhân đôi, từ đó dẫn đến phát sinh đột biến gen.

VD:

Sinh học 12 Bài 4: Đột biến gen (ảnh 1)

4. Tác động của các nhân tố đột biến

- Tác động của các tác nhân vật lí: Tia tử ngoại (UV) làm cho 2 bazơ Timin trên 1 mạch ADN liên kết với nhau làm phát sinh ĐBG.

- Tác động của các tác nhân hóa học: 5-Brôm Uraxin là đồng đẳng của Timin gây thay thế A-T → G-X.

- Tác nhân sinh học: Virut gây ra đột biến.

Sinh học 12 Bài 4: Đột biến gen (ảnh 2)

III. HẬU QUẢ VÀ VAI TRÒ CỦA ĐỘT BIẾN GEN.

1. Hậu quả của đột biến gen.

- Đột biến gen có thể gây hại, vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.

- Mức độ gây hại của các alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như phụ thuộc vào tổ hợp gen.

2. Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen.

Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống, cho nghiên cứu di truyền.

Phần 2: Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 4: Đột biến gen

Câu 1: Đột biến gen là gì?

A.   Tạo ra những alen mới;

B.   Sự biến đổi của một hay một số cặp nuclêôtit trong gen;

C.   Sự biến đổi của 1 nuclêôtit trong gen;

D.   Tạo nên những kiểu hình mới;

Đáp án:

Đột biến gen là sự biến đổi của một hay một số cặp nuclêôtit trong gen

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Đột biến gen là:

A.   Là sự biến đổi vật chất di truyền xảy ra trong cấu trúc phân tử của NST.

B.   Là sự biến đổi kiểu hình thích nghi với môi trường.

C.   Là sự biến đổi xảy ra trong phân tử AND có liên quan đến 1 hoặc một số cặp NST.

D.   Là những biến đổi trong cấu trúc của gen có liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit

Đáp án:

Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen có liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một cặp nucleotit gọi là?

A.   Đột biến số lượng NST.

B.   Đột biến cấu trúc NST.

C.   Đột biến điểm

D.   Thể đột biến

Đáp án:

Những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một cặp nucleotit gọi là đột biến điểm.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Các loại đột biến gen bao gồm:

A.   Thêm một hoặc vài cặp bazơ

B.   Thay thế một hoặc vài cặp bazơ;

C.   Bớt một hoặc vài cặp bazơ;

D.   Cả A, B, C

Đáp án:

Các loại đột biến gen bao gồm: Thêm một hoặc vài cặp bazơ; Bớt một hoặc vài cặp bazơ; Thay thế một hoặc vài cặp bazơ;

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Các loại đột biến gen bao gồm:

A.   2 loại: thêm và mất

B.   2 loại: mất và thay thế

C.   3 loại: thêm, mất và thay thế

D.   3 loại: thêm, mất và đảo

Đáp án:

Các loại đột biến gen bao gồm: Thêm một hoặc vài cặp bazơ; Bớt một hoặc vài cặp bazơ; Thay thế một hoặc vài cặp bazơ;

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Thể đột biến là:

A.   Cơ thể mang đột biến gen đó biểu hiện chỉ ở kiểu hình trội

B.   Cơ thể mang đột biến gen đó biểu hiện chỉ ở kiểu hình lặn

C.   Cơ thể mang đột biến gen đó biểu hiện chỉ ở kiểu hình trung gian

D.   Cơ thể mang đột biến gen đó biểu hiện chỉ ở kiểu hình

Đáp án:

Thể đột biến là cơ thể mang đột biến gen đó biểu hiện chỉ ở kiểu hình

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Thể đột biến là những cơ thể mang đột biến

A.   đã biểu hiện ra kiểu hình

B.   gen hay đột biến nhiễm sắc thể

C.   nhiễm sắc thể

D.   gen

Đáp án:

Thể đột biến là những cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không có ở đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit?

A.   Chỉ liên quan tới 1 bộ ba

B.   Dễ xảy ra hơn so với các dạng đột biến gen khỏc.

C.   Làm thay đổi trình tự nuclêôtit của nhiều bộ ba.

D.   Có thể không gây ảnh hưởng gì tới cơ thể sinh vật.

Đáp án:

Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit không làm thay đổi trình tự nuclêôtit của nhiều bộ ba

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclêôtit còn số liên kết hidro của gen thì giảm?

A.   Thay một cặp nuclêôtit G-X bằng cặp A-T

B.   Thêm một cặp nuclêôtit

C.   Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp G-X

D.   Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp T-A

Đáp án:

Khi thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T thì số lượng nucleotit không thay đổi và số lượng liên kết hidro giảm đi 1.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Trong đột biến điểm thì đột biến thay thế là dạng phổ biến nhất. Có bao nhiêu phát biểu sai giảithích cho đặc điểm trên?

I. Đột biến thay thế có thể xảy ra khi không có tác nhân gây đột biến.

II. Là dạng đột biến thường ít ảnh hưởng đến sức sống của sinh vật hơn so với các dạng còn lại.

III. Dạng đột biến này chỉ xảy ra trên một mạch của phân tử ADN.

IV. Là dạng đột biến thường xảy ra ở nhóm động vật bậc thấp.

A.   2

B.   3

C.   1

D.   4

Đáp án:

Các phát biểu sai về đột biến điểm:

+ III sai vì có thể xảy ra trên 2 mạch

IV sai vì có thể xảy ra ở bất kì đối tượng nào mang vật chất di truyền

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Đột biến gen xảy ra ở sinh vật nào?

A.   Sinh vật nhân sơ.

B.   Sinh vật nhân thực đa bào.

C.   Sinh vật nhân thực đơn bào.

D.   Tất cả các loài sinh vật.

Đáp án:

Tất cả các loài sinh vật đều có thể xảy ra đột biến gen 

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Đột biến gen thường xảy ra khi

A.   NST đóng xoắn

B.   Dịch mã

C.   ADN nhân đôi

D.   Phiên mã

Đáp án:

Đột biến gen thường xuất hiện khi ADN nhân đôi, khi đó NST giãn xoắn,2 mạch phân tử ADN được tách ra để tổng hợp mạch mới.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Trong trường hợp nào một đột biến gen trở thành thể đột biến:

A.   Gen đột biến lặn xuất hiện ở trạng thái đồng hợp tử.

B.   Gen đột biến trội.

C.   Gen đột biến lặn nằm trên NST X không có alen trên NST Y, cơ thể mang đột biến là cơ thể mang cặp NST giới tính XY.

D.   Tất cả đều đúng.

Đáp án:

Các trường hợp A, B, C đều có thể trở thành thể đột biến.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Trong trường hợp nào một đột biến gen sẽ không trở thành thể đột biến

A.   Gen đột biến lặn xuất hiện ở trạng thái đồng hợp tử

B.   Đột biến gen lặn xuất hiện ở trạng thái dị hơp tử

C.   Gen đột biến lặn nằm trên NST X không có alen trên NST Y, cơ thể mang đột biến là cơ thể mang cặp NST giới tính XY

D.   Gen đột biến trội

Đáp án:

Các trường hợp A, C, D đều có thể trở thành thể đột biến.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Tại sao đột biến gen có tần số thấp nhưng lại thường xuyên xuất hiện trong quần thể giao phối?

A.   Vì vốn gen trong quần thể rất lớn

B.   Vì gen có cấu trúc kém bền vững.

C.   Vì tác nhân gây đột biến rất nhiều.

D.   Vì NST bắt cặp và trao đổi chéo trong nguyên phân.

Đáp án:

Tần số đột biến ở từng gen rất thấp nhưng đột biến gen lại thường xuyên xuất hiện trong quần thể giao phối vì mỗi cá thể có rất nhiều gen và quần thể có rất nhiều cá thể → vốn gen trong quần thể rất lớn  nguồn biến dị di truyền vô cùng phong phú.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Tại sao dạng mất hoặc thêm một cặp nucleotit làm thay đổi nhiều nhất về cấu trúc protein?

A.   Do phá vở trạng thái hài hoà sẵn có ban đầu của gen.

B.   Sắp xếp lại các bộ ba từ điểm bị đột biến đến cuối gen dẫn đến sắp xếp lại trình tự các axit amin từ mã bộ ba bị đột biến đến cuối chuỗi polipeptit

C.   Làm cho enzyme sửa sai không hoạt động được

D.   Làm cho quá trình tổng hợp protein bị rối loạn.

Đáp án:

Khi mất, thêm một cặp nuclêôtit, gây nên đột biến dịch khung, sắp xếp lại các bộ ba từ điểm bị đột biến đến cuối gen dẫn đến việc sắp xếp lại trình tự các axit amin từ mã bộ ba bị đột biến đến cuối chuỗi polipeptit.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17: Những dạng đột biến gen nào thường gây hậu quả nghiêm trọng cho sinh vật?

A.   Mất và thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí số 1 trong bộ ba mã hóa.

B.   Thêm và thay thế 1 cặp nuclêôtit.

C.   Mất và thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí số 3 trong bộ ba mã hóa.

D.   Mất và thêm 1 cặp nuclêôtit.

Đáp án:

Dạng đột biến gây hậu quả nghiêm trọng nhất là thêm hoặc mất 1 cặp nucleotit, vì làm trượt khung sao chép.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Căn cứ vào trình tự của các nuclêôtit trước và sau đột biến của đoạn gen sau, hãy cho biết dạng đột biến:

Trước đột biến:   A T T G X X T X X A A G A X T

                            T A A X G G A G G T T X T G A

Sau đột biến    :   A T T G X X T A X A A G A X T

                            T A A X G G A T G T T X T G A

A.   Mất một cặp nuclêôtít 

B.   Thêm một cặp nuclêôtít

C.   Thay một cặp nuclêôtít 

D.   Đảo vị trí một cặp nuclêôtít

Đáp án:

Thay thế thay thế cặp G-X thành A-T

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Căn cứ vào trình tự của các nuclêôtit trước và sau đột biến của đoạn gen sau, hãy cho biết dạng đột biến:

Trước đột biến: A T T G X X T X X A A G A X T

                         T A A X G G A G G T T X T G A

Sau đột biến:   A T T G X X T X X A A G A X G T

                        T A A X G G A G G T T X T G X A

A.   Mất một cặp nuclêôtit

B.   Thêm một cặp nuclêôtit

C.   Thay một cặp nuclêôtit

D.   Đảo vị trí một cặp nuclêôtit

Đáp án:

Dạng đột biến trên là thêm một cặp nuclêôtit G-X.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20: Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclêôtit còn số liên kết hidro của gen thì giảm?

A.   Thay một cặp nuclêôtit G-X bằng cặp A-T.

B.   Thêm một cặp nuclêôtit.

C.   Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp G-X.

D.   Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp T-A.

Đáp án:

Khi thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T thì số lượng nucleotit không thay đổi và số lượng liên kết hidro giảm đi 1.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 21: Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclêôtit còn số liên kết hidro của gen thì tăng?

A.   Thay một cặp nuclêôtit G-X bằng cặp A-T

B.   Thêm một cặp nuclêôtit

C.   Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp G-X

D.   Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp T-A

Đáp án:

Khi thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X thì số lượng nucleotit không thay đổi và số lượng liên kết hidro tăng lên 1.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 22: Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số liên kết hydrô trong gen nhưng không làm tăng số nuclêôtit của gen?

A.   Đột biến thay thế cặp nuclêôtit A-T bằng cặp G-X

B.   Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit loại A-T

C.   Đột biến thay thế cặp nuclêôtit G-X bằng cặp A-T

D.   Đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit loại G-X

Đáp án:

Một cặp A-T có 2 liên kết hydro, một cặp G-X có 3 liên kết hydro → Đột biến thay thế cặp nuclêôtit A-T bằng cặp G-X sẽ làm tăng liên kết hydro nhưng không làm thay đổi tổng nuclêôtit.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 23: Phân tử mARN được tổng hợp từ 1 gen đột biến có số ribônuclêôtit loại G giảm 1, các loại còn lại không thay đổi so với trước đột biến. Dạng đột biến nào sau đây đã xảy ra ở gen nói trên?

A.   Thêm 1 cặp nuclêôtit loại G-X.

B.   Thêm 1 cặp nuclêôtit loại A-T.

C.   Mất 1 cặp nuclêôtit loại G-X.

D.   Mất 1 cặp nuclêôtit loại A-T.

Đáp án:

Phân tử mARN có số ribônuclêôtit loại G giảm đi 1 → Mất 1 cặp nuclêôtit loại G-X

Đáp án cần chọn là: C

Câu 24: Phân tử mARN được tổng hợp từ 1 gen đột biến có số ribônuclêôtit loại A tăng 1, các loại còn lại không thay đổi so với trước đột biến. Dạng đột biến nào sau đây đã xảy ra ở gen nói trên?

A.   Thêm 1 cặp nuclêôtit loại G-X

B.   Thêm 1 cặp nuclêôtit loại A-T

C.   Mất 1 cặp nuclêôtit loại G-X

D.   Mất 1 cặp nuclêôtit loại A-T

Đáp án:

Phân tử mARN có số ribônuclêôtit loại A tăng lên 1 → Thêm 1 cặp nuclêôtit loại A-T

Đáp án cần chọn là: B

Câu 25: Đột biến ở vị trí nào trong gen làm cho quá trình dịch mã không thực hiện được ?

A.   Đột biến ở mã mở đầu.

B.   Đột biến ở bộ ba ở giữa gen.

C.   Đột biến ở mã kết thúc.

D.   Đột biến ở bộ ba giáp mã kết thúc.

Đáp án:

Đột biến ở mã mở đầu làm cho quá trình dịch mã không thực hiện được.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 26: Đột biến ở mã mở đầu làm cho gen?

A.   Gen không bị ảnh hưởng nhiều

B.   Gen không phiên mã được

C.   Gen phiên mã nhiều bất thường

D.   Gen phiên mã nhưng chuỗi polipeptit tạo thành bị thay đổi nhiều so với chuối gốc

Đáp án:

Đột biến ở mã mở đầu làm cho quá trình dịch mã không thực hiện được.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 27: Những đột biến nào là đột biến dịch khung

A.   Mất và thêm nuclêôtit

B.   Thêm và thay thế nuclêôtit

C.   Mất và đảo nuclêôtit

D.   Chuyển đổi vị trí 1 cặp nuclêôtit

Đáp án :

Mất và thêm nuclêôtit là đột biến dịch khung

Đáp án cần chọn là: A

Câu 28: Những đột biến nào là đột biến dịch khung

A.   Mất một cặp nuclêôtit

B.   Thêm hai cặp nuclêôtit

C.   Thêm một cặp nuclêôtit

D.   Cả 3 đột biến trên

Đáp án:

Đột biến mất và thêm nuclêôtit là đột biến dịch khung (làm thay đổi khung đọc bộ ba mã hóa từ vị trí gây đột biến)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 29: Dạng đột biến nào sau đây là đột biến đồng nghĩa?

A.   Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit không làm thay đổi axit amin ở chuỗi pôlipeptit.

B.   Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit làm thay đổi 1 axit amin ở chuỗi polipeptit.

C.   Đột biến gen làm xuất hiện mã kết thúc

D.   Đột biến mất hoặc thêm 1 cặp nuclêôtit làm thay đổi nhiều axit amin ở chuỗi polipeptit.

Đáp án:

Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit không làm thay đổi axit amin ở chuỗi pôlipeptit là đột biến đồng nghĩa.

Đáp án cần chọn là: A

Tài liệu có 60 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống