Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 1: Menđen và di truyền học mới, chuẩn nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Sinh học lớp 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Học xong bài này, HS có khả năng:
- Có khái niệm di truyền và biến dị.
- Nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của Di truyền học.
- Nêu được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
- Trình bày được một số thuật ngữ, kí hiệu trong Di truyền học.
2/ Kĩ năng:
- Tăng cường khả năng tư duy độc lập của trò.
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ phương tiện trực quan.
- Hoạt động hợp tác trong nhóm.
3/ Thái độ: HS thấy được tầm quan trọng của bộ môn và thêm yêu thích bộ môn Sinh học.
II/ Phương tiện dạy học:
1/ Giáo viên: Tranh phóng to hình 1 SGK hoặc máy chiếu và phim ghi hình 1 SGK
2/ Học sinh: Đọc trước bài
III/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ: Không
3/ Bài mới:
a, Mở bài: Năm học này chúng ta nghiên cứu 1 môn học rất quan trọng đối với đời sống và sản xuất: đó là môn Di truyền học. Nếu TK XXI được xem là thế kỉ của Sinh học thì Di truyền học là 1 trọng tâm của sự phát triển đó. Di truyền học nghiên cứu 2 đặc điểm cơ bản của sự sống là hiện tượng di truyền và hiện tượng biến dị.
b, Nội dung
Hoạt động 1: Di truyền học
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
GV đvđ: Trước khi tìm hiểu nhiệm vụ của và nội dung của Di truyền học, chúng ta hãy tìm hiểu xem hiện tượng di truyền và hiện tượng biến dị là gì? - Yêu cầu HS đọc SGK mục I. - VD: + Trong 1 gia đình có 1 cháu bé mới sinh, người ta thường tìm hiểu xem cháu bé có điểm nào giống bố, mẹ, ví dụ: mắt giống mẹ, cằm giống bố... + Giống bưởi Năm Roi nổi tiếng từ xưa đến nay vẫn giữ được các đặc điểm: vị ngọt thanh và hình dáng đẹp của quả bưởi. + Trong tự nhiên từ đời này sang đời khác nhiều loài chim có bản năng di trú như chim én, vịt trời, sếu, cò quăm...Về mùa đông, chúng rời bỏ nơi giá lạnh, khan hiếm thức ăn để bay về nơi ấm áp nhiều thức ăn hơn; sang xuân chúng lại quay về quê hương. ? Qua các ví dụ trên em hãy cho biết những đặc điểm mà thế hệ trước truyền cho thế hệ sau thuộc loại đặc điểm nào. GV: Con cái chỉ giống bố mẹ ở 1 số đặc điểm, đó là HTDT; còn khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết, đó là HTBD. Hai hiện tượng này thể hiện song song và gắn liền với quá trình sinh sản (thể hiện: thông qua quá trình sinh sản những đặc điểm của cha mẹ truyền cho con cái, thực tế cho thấy con cái sinh ra xuất hiện các đặc điểm khác cha mẹ và khác nhau). ? Nhiệm vụ của Di truyền học là gì.
? Nội dung và ý nghĩa của Di truyền học là gì. - GV gợi ý cho HS trả lời theo từng nội dung. GV: Phạm vi ng. cứu của DTH rất rộng: từ cấp độ vi mô(DTH phân tử) đến cấp độ vĩ mô (DTH quần thể), từ đối tượng nhỏ bé nhất (DTH vi rút) đến đối tượng phức tạp nhất(DTH người), từ khía cạnh sinh thái (DTH sinh thái) đến khía cạnh hoá sinh (DTH hoá sinh)... ? DTH đề cập đến những vấn đề gì. GV: Yêu cầu HS đọc “Em có biết”/SGK - 7 -GV yêu cầu HS rút ra kết luận. -GV cho HS liên hệ bản thân: Xem bản thân giống và khác bố mẹ ở những đặc điểm nào? Tại sao? GV: Thông báo “Tuy mới được ....hiện đại”. Những điều này ta sẽ học trong các chương sau. |
HS đọc SGK,
Nghiên cứu các ví dụ
thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS cả lớp xây dựng đáp án chung.
- Đó là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí, sinh hoá… của 1 cơ thể.
- Nghiên cứu bản chất và quy luật của HTDT và BD.
- HS rút ra kết luận về nội dung, và ý nghĩa của Di truyền học.
- Một vài HS phát biểu ý kiến rồi nhận xét, phân tích để các em hiểu được bản chất của sự giống và khác nhau. |
KL |
- DTH nghiên cứu bản chất và tính quy luật của hiện tượng di truyền, biến dị. - Di truyền học đề cập đến cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền, biến di. - DTH cung cấp cơ sở khoa học cho chọn giống, có vai trò quan trọng trong y học, đặc biệt là trong công nghệ sinh học. |
MENĐEN- Người đặt nền móng cho di truyền học
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
GV treo ảnh của Men đen, giới thiệu sơ lược tiểu sử Men đen. GV treo tranh phóng to hình 1 SGK cho HS quan sát và yêu cầu HS nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi: ? Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen là gì.
? Vì sao Men đen lại chọn đậu Hà lan làm đối tượng nghiên cứu. ? Phép lai của Men đen có ưu điểm gì. GV: Chính nhờ ng/cứu trên đối tượng thuần chủng mà phép lai của Men đen đã giúp ông tìm ra quy luật di truyền. ? Men đen tiến hành ng/cứu như thế nào. - GV chỉ cho HS các đặc điểm của từng cặp tính trạng tương phản (trơn – nhăn, vàng - lục, xám - trắng...) ? Việc dùng toán thống kê để phân tích các kết quả thu được có lợi gì so với việc không dùng toán thống kê.
? Tai sao Mđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản đem lai. GV: Nhờ có phương pháp ng/cứu khoa học đúng đắn, Mđen đã tìm ra quy luật di truyền, đặt nền móng cho DTH. |
HS quan sát tranh, nghiên cứu SGK rồi thảo luận theo nhóm và cử đại diện trình bày kết quả trước lớp. Các nhóm khác theo dõi bổ sung và cùng rút ra kết luận chung. * Kết luận: -Phương pháp các thế hệ con lai bằng toán thống kê -Men đen chỉ theo dõi một hoặc một vài cặp tính trạng.
- Đậu Hà lan là cây tự thụ phấn nghiêm ngặt nên không bị lai tạp bởi các cây khác. - Ưu điểm: Đối tượng đem lai phải là giống thuần chủng.
- Men đen chỉ theo dõi sự di truyền của 7 cặp tính trạng chứ không ng/cứu đồng thời toàn bộ các tính trạng ở đậu Hà Lan.
- Giúp Mđen rút ra được những nhận xét mang tính định lượng về tính di truyền cũng như những công thức toán học về sự di truyền các tính trạng, điều mà Mđen các nhà khoa học không làm được. - Các cặp tính trạng tương phản thể hiện rõ sự khácc nhau nên tiện cho theo dõi, các đặc điểm dễ phân biệt sẽ giúp cho nhận biết dễ dàng. |
KL |
Phương pháp nghiên cứu di truyền của Men den Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ. Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu thập được để rút ra các quy luật di truyền. |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận theo nhóm để phát biểu định nghĩa về các thuật ngữ và nêu các kí hiệu cơ bản của DTH. GV phân tích thêm khái niệm thuần chủng (VD: ông lấy đạu Hà Lan hạt trơn đem gieo, hạt nảy mầm thành cây, cây lớn lên ra hoa. tự thụ phấn, kết quả có những cây cho toàn đậu hạt trơn. Ông lại lấy các hạt trơn này đem gieo… cứ thế qua nhiều đời sẽ thu được giống đạu hạt trơn thuần chủng) và lưu ý HS về cách viết công thức lai. |
HS đọc SGK thảo luận theo nhóm, cử đại diện phát biểu ý kiến của nhóm. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và cùng thống nhất câu trả lời. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS nêu được các khái niệm và kí hiệu. |
KL |
3.Một vài thuật ngữ và ký hiệu trong di truyền học (SGK) |
4/ Củng cố:
- GV cho HS đọc chậm và nhắc lại phần tóm tắt cuối bài.
- Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài.
5/ Dặn dò:
- Học thuộc phần tóm tắt cuối bài.
- Trả lời câu hỏi cuối bài
- Đọc mục “Em có biết”
- Chuẩn bị trước bài mới: Lai một cặp tính trạng.