Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Sinh học lớp 9 Bài 1: Menđen và Di truyền học 5, 6, 7 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Sinh học 9. Mời các bạn đón xem:
Vở bài tập Sinh học lớp 9 Bài 1: Menđen và Di truyền học
I - Bài tập nhận thức kiến thức mới
Bài tập 1 trang 5 Vở bài tập Sinh học 9: Em hãy liên hệ bản thân và xác định xem mình giống và khác bố mẹ ớ những điểm nào? (ví dụ : hình dạng tai, mắt, mũi, tóc, màu mắt, màu da...) rồi điền vào bảng 1.
Bảng 1. Liên hệ tính trạng của bản thân với các tính trạng của bố mẹ
Tính trạng |
Bản thân |
Bố |
Mẹ |
Hình dạng tai |
|
||
Hình dạng mắt |
|
||
Hình dạng mũi |
|||
Dạng tóc |
|
||
Màu mắt |
|
||
Màu da |
|
Tính trạng |
Bản thân |
Bố |
Mẹ |
Hình dạng tai |
Hình lưỡi liềm |
Hình lưỡi liềm |
Tam giác ngược |
Hình dạng mắt |
Mắt hai mí |
Mắt hai mí |
Mắt hai mí |
Hình dạng mũi |
Mũi nhỏ |
Mũi nhỏ |
Mũi nhỏ |
Dạng tóc |
Tóc thẳng |
Tóc thẳng |
Tóc thẳng |
Màu mắt |
Đen |
Đen |
Đen |
Màu da |
Vàng |
Vàng |
Vàng |
Trả lời:
Trong hình 1.2 SGK, từng cặp tính trạng có đặc điểm tương phản với nhau.
II - Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản
Bài tập 1 trang 5 Vở bài tập Sinh học 9: Điển từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau :
Di truyền học nghiên cứu .......................... của hiện tượng di truyền và biến dị. Nó có một vai trò quan trọng không chỉ về ..................... mà còn có ........................ cho Khoa học chọn giống và Y học, đặc biệt là trong Công nghệ sinh học hiện đại.
Nhờ đề ra ........................ Menđen đã phát minh ra các quy luật di truyền từ thực nghiệm, đặt nền móng cho Di truyền học.
Trả lời:
Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị. Nó có một vai trò quan trọng không chỉ về lí thuyết mà còn có giá trị thực tiễn cho Khoa học chọn giống và Y học, đặc biệt là trong Công nghệ Sinh học hiện đại.
Nhờ đề ra phương pháp phân tích các thế hệ lai Menđen đã phát minh ra các quy luật di truyền từ thực nghiệm, đặt nền móng cho Di truyền học.
Bài tập 2 trang 6 Vở bài tập Sinh học 9: Chọn câu sai trong số các câu sau đây:
A. Menđen tiến hành lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền toàn bộ các cặp tính trạng trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
B. Menđen dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được, từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng của bố mẹ cho các thế hệ sau.
C. Nhân tố di truyền quy định các tính trạng của sinh vật.
D. Dòng (hay giống) thuần chủng là giống có đặc tính di truyển đồng nhất, các thế hệ sau được sinh ra giống các thế hệ trước.
Trả lời: Đáp án sai là A: Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
Chọn A
III - Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức
Bài tập 1 trang 6 Vở bài tập Sinh học 9: Trình bày đối tượng, nội dung và ý nghĩa thực tiễn của Di truyền học.
Trả lời:
Đối tượng, nội dung, ý nghĩa thực tiễn của Di truyền học
+ Đối tượng: hiện tượng di truyền và biến dị
+ Nội dung: cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật
+ Ý nghĩa thực tiễn: có vai trò quan trọng trong Khoa học chọn giống và Y học, đặc biệt quan trọng đối với Công nghệ sinh học hiện đại.
Bài tập 2 trang 6 Vở bài tập Sinh học 9: Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen?
Trả lời:
+ Menđen tiến hành thực nghiệm: lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, sau đó theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ
+ Menđen sử dụng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được để từ đó rút ra quy luật di truyền.
Bài tập 3 trang 6 Vở bài tập Sinh học 9: Hãy lấy các ví dụ ở người để minh hoạ cho khái niệm "cặp tính trạng tương phản".
Phương pháp giải:
Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện khác nhau của cùng một loại tính trạng.
Trả lời:
“Cặp tính trạng tương phản” ở người:
+ Tóc: thẳng >< xoăn
+ Chiều cao: lùn >< cao
+ Màu mắt: xanh >< đen
+ Mắt: một mí >< hai mí
+ Mũi: cao >< thấp
+ Màu da: đen >< trắng
+ Túm lông ở tai: Có túm lông ở tai >< không có túm lông ở tai
Bài tập 4 trang 7 Vở bài tập Sinh học 9: Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện các phép lai?
Phương pháp giải:
Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện khác nhau của cùng một loại tính trạng.
Trả lời:
Menđen lựa chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện phép lai vì ở mỗi cá thể của thế hệ sau từng trạng thái biểu hiện của các cặp tính trạng này sẽ được thể hiện ở kiểu hình, thông qua việc quan sát từng cá thể và so sánh giữa các cá thể sẽ thống kê được số liệu từng trạng thái biểu hiện của các cặp tính trạng cần xét.