Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 7: Bài tập chương 1 mới, chuẩn nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Sinh học lớp 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Học xong bài này, HS có khả năng:
- Củng cố, khắc sâu và mở rộng nhận thức về các quy luật di truyền.
- Biết vận dụng lí thuyết vào giải các bài tập.
2/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm khách quan.
3/ Thái độ: Trung thực trong khi làm bài
II/ Phương tiện dạy học:
1/ Giáo viên: Làm trước bài tập trang 22, 23/SGK. Có thể sử dụng máy tính cầm tay.
2/ Học sinh: Ôn tập lí thuyết 2 bài “Lai 1 cặp tính trạng” và “Lai 2 cặp tính trạng”.
III/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra: Không
3/ Bài mới:
Hoạt động 1: Bài tập lai một cặp tính trạng
Bài tập 1: Bài tập 1 SGK trang 22 (Dạng bài biết kiểu hình của P, xác định kiểu gen của F1)
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
- Trước hết cần xác định P có thuần chủng hay không về tính trạng trội có thể có 2 kiểu gen. - Đặt tên gen quy định tính trạng. - Lập sơ đồ lai -> Tuân theo quy luật nào của Mđen. - Viết kết quả lai ghi rõ KG, KH, tỉ lệ của mỗi loại ? Vì sao chọn đáp án đó. ? P thuần chủng thì F1 như thế nào. Cách giải nhanh: P t/c và khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương phản, 1 bên trội hoàn toàn thì chắc chắn F1 đồng tính về tính trạng trội. MR: Nếu đầu bài không cho P t/c mà chỉ có lông ngắn x lông dài thì đáp án a và c thoả mãn và hiện tượng trội không hoàn toàn. |
HS thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi. Dưới sự hướng dẫn của GV đáp án đúng được xác định như sau Đáp án: Căn cứ vào đề bài cho: Tính trạng lông ngắn là trội hoàn toàn, P thuần chủng có kiểu gen đồng hợp AA, lông dài aa -> F1 100% Aa -> F1 : 100% lông ngắn. Vậy câu trả lời đúng là a. |
Bài tập 2 : Bài tập 2 SGK trang 22 (Biết kết quả lai ở F1 xác định KG, KH của P)
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
? Kết quả F1 thu được như thế nào.=> đưa về tỉ lệ quen thuộc. ? Tổng số kiểu tổ hợp = bao nhiêu. Kiểu giao tử của P?
? Vì sao chọn đáp án đó. ? Tỉ lệ kiểu hình của F1 là 3 : 1 -> P như thế nào. Cách giải nhanh: Nếu tỉ lệ phân li là 3 : 1 -> tổng số kiểu tổ hợp giao tử là 3 + 1 = 4 -> P mỗi bên cho ra 2 loại giao tử. Vậy kiểu gen của P là Aa x Aa.
|
HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày câu trả lời. Các nhóm khác bổ sung và dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp xác định được câu trả lời đúng. Đáp án : Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình ở F1 là 3 : 1 ta suy ra đây là hiện tượng trội hoàn toàn. Mỗi bên P phải mang 1 gen A. F1 có tỉ lệ 3 thân đỏ thẫm : 1 thân xanh lục -> tổng số kiểu tổ hợp là 3 + 1 = 4 -> P mỗi bên cho ra 2 loại giao tử. Vậy kiểu gen của P là Aa x Aa. Vậy câu trả lời đúng là d. |
Bài tập 3: Bài tập 4 SGK trang 23
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
- Làm thế nào để xác định được kiểu gen và kiểu hình của bố và mẹ trong 4 trường hợp a, b, c, d để con sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh ? Cách 1: Đời con có sự phân tính chứng tỏ bố mẹ hoặc 1 bên không thuần chủng hoặc cả 2 bên không thuần chủng; Cách 2: + Con có mắt xanh, kiểu gen aa; như vậy bố mẹ mỗi bên có 1 gen a. + Con có mắt đen (A-), gen A hoặc do bố truyền cho hoặc do mẹ truyền cho -> kiểu gen của bố mẹ có thể là Aa và aa hoặc Aa và Aa. - GV nhận xét, bổ sung và xác định đáp án đúng. |
- HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày câu trả lời. các nhóm khác bổ sung.
Đáp án: Để con sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh thì bố và mẹ phải có kiểu gen và kiểu hình ở trường hợp b và c. |
Hoạt động 2: Bài tập lai hai cặp tính trạng
Bài tập 4: Bài tập 5 SGK trang 23
Hoạt động của GV |
Hoạt động của học sinh |
- Hướng dẫn học sinh: + Tách phép lai 2 cặo tính trạng thành 2 phép lai 1 cặp tính trạng. -> F1 -> P |
- HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày câu trả lời. các nhóm khác bổ sung. - Tỉ lệ kiểu hình ở F2 (theo đề bài) tương ứng với tỉ lệ 9 đỏ, tròn : 3 đỏ, bầu dục : 3 vàng, tròn : 1 vàng, bầu dục = (3 đỏ + 1 vàng) (3 tròn + 1 bầu dục). Chứng tỏ phép lai trên tuân theo quy luật phân li độc lập, do đó F1 có kiểu gen dị hợp ở cả 2 cặp gen (AaBb) Vậy, phương án d thoả mãn yêu cầu đề ra. Ta có sơ đồ lai: P: AAbb x aaBB Gp: Ab ab F1: AaBb GF1: AB, Ab, aB, ab KG: 9A- B- : 3A- bb : 3aaB- : 1 aabb KH: 9 (đỏ, tròn) : 3 (đỏ, bầu dục) : 3 (vàng, tròn) : 1 (vàng, bầu dục) |
4/ Củng cố:
5/ Dặn dò :