Giáo án Sinh học 9 Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo) mới, chuẩn nhất

Tải xuống 3 1.1 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo) mới, chuẩn nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Sinh học lớp 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

Giáo án Sinh học 9 Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)

I/ Mục tiêu:

 1/Kiến thức: Học xong bài này, HS có khả năng:

- Nêu được các khái niệm kiểu gen với kiểu hình, thể đồng hợp với thể dị hợp.

-Nêu được khái niệm lai phân tích

  • Nêu được ý nghĩa của quy luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất.

2/ Kĩ năng:

  • Rèn kĩ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ.
  • Phát triển tư duy lí luận như phân tích, so sánh.
  • Rèn kĩ năng viết sơ đồ lai.

3/ Thái độ: Có hứng thú tìm hiểu sinh vật

II/ Phương tiên dạy học:

1/ Giáo viên: Bảng phụ

2/ Học sinh: Đọc trước bài

1/ Ổn định:

2/ Kiểm tra bài cũ:

 -MenĐen giải thích kết quả thí nghiệm trong phép lai một cặp tính trạng như thế nào?

3/ Bài mới:

Hoạt động 1: Lai phân tích

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Cho HS đọc SGK để thực hiên s SGK.

Khi cho đậu Hà Lan ở F2 hoa đỏ và hoa trắng giao phấn với nhau thì kết quả như thế nào?

Dưới sự hướng dẫn của GV cả lớp thống nhất được đáp án như sau:

- Kiểu gen AA x aa  Aa (toàn hoa đỏ)

- Kiểu gen Aa x aa  1 Aa (hoa đỏ) : 1  aa (hoa trắng)

? Nếu kết quả phép lai như thế nào thì ta có thể kết luận đậu hoa đỏ F2 là thuần chủng (đồng hợp)? trường hợp không thuần chủng (dị hợp) thì kết quả lai như thế nào.

? Tại sao trong phép lai phân tích, nếu kết quả lai có hiện tượng đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội phải có kiểu gen đồng hợp? Nếu có hiện tượng phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp.

 

GV: Khi cây đậu có kiểu gen AA và Aa với đậu có kiểu gen aa. Do có sự phân li của các gen trong phát sinh giao tử và tổ hợp tự do của các giao tử trong thụ tinh, nên:

AA x aa  Aa (hoa đỏ) 

Aa x aa  1 Aa  : 1  aa

GV cho HS biết phép lai trên gọi là phép lai phân tích. Vậy phép lai phân tích là gì?

? Mục đích của phép lai phân tích là gì.

GV nhận xét và xác định đáp án đúng. 

HS đọc SGK để trả lời câu hỏi:

Đậu Hà Lan hoa đỏ ở F2 kiểu gen AA và Aa.

 

HS đọc SGK thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày và các nhóm khác bổ sung.

 

HS suy nghĩ trả lời câu hỏi, đại diện một vài HS trình bày câu trả lời.

 HS điền: Trội, kiểu gen, lặn, đồng hợp tử, dị hợp tử.

 

 

-  Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn. Cơ thể mang tính trạng lặn chỉ cho 1 loại giao tử mang gen lặn (a) loại giao tử này không quyết định được kiểu hình ở đời con lai. Quyết định  kiểu hình ở đời con lai là giao tử của cơ thể mang tính trạng trội.

Nếu: AA x aa  Aa (hoa đỏ) 

Aa x aa  1 Aa  : 1  aa

 

 

 

 

 

- Mục đích là để tìm ra giống thuần chủng

KL

Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn

-Nếu kết quả con lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp tử (AA)

- Còn kết quả phép lai phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp tử (Aa)

Hoạt động 2: Ý nghĩa của tương quan trội lặn

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

-Yêu cầu HS tìm hiểu SGK để trả lời câu hỏi:

? Vì sao thông thường các tính trạng trội thường là các tính trạng tốt còn các tính trạng lặn là các tính trạng xấu.

? Trong sản suất mà sử dụng những giống không thuần chủng thì sẽ có tác hại gì?

 

 

 

 

? Làm thế nào để xác định được tương quan trội - lặn.

 

 

? Để xác định độ thuần chủng của giống cần phải thực hiện phép lai nào? (phép lai phân tích)

GV : Giảng giải thêm theo nội dung SGK

-             HS tìm hiểu SGK, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.

-             Các tính trạng trội bao giờ cũng được biểu hiện, vì vậy nếu là tính trạng xấu sẽ bị đào thải ngay; các tính trạng lặn chỉ thể hiện thành kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp. Ở trạng thái dị hợp nó không được thể hiện vì gen lặn bị gen trội lấn át. Vì vậy, tính trạng lặn khó bị đào thải đó là lí do khiến các tính trạng trội thường là các tính trạng tốt.

-             Dùng PP phân tích các thế hệ lai của Mđen “Nếu cặp tính trạng thuần chủng tương phản ở P có tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 3 : 1 thì kiểu hình chiếm ¾ là tính trạng trội, kiểu hình chiếm ¼ là tính trạng lặn.

Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và cùng xây dựng đáp án chung.

 

KL

Ý nghĩa của tương quan trội lặn

- Tương quan trội lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật, trong đó tính

trạng trội  thường có lợi, tính trạng lặn thường có hại

=>Tập trung nhiều gen trội quý vào 1 kiểu gen để tạo ra giống có giá trị kinh tế cao.

4/ Củng cố:

Cho HS đọc chậm và nêu lại các ý cơ bản trong phần tóm tắt cuối bài.

HS làm bài tập sau:

1/ Đánh dấu + vào ô      chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau. Để F1 biểu hiện một tính trạng trong cặp tương phản (hoặc của bố hoặc của mẹ) thì:

  1. Số lượng cá thể lai F1 phải đủ lớn.
  2. Trong cặp tính trạng tương phản của bố mẹ thuần chủng đem lai phải có một tính trạng trội hoàn toàn.
  3. Bố mẹ đem lai phải thuần chủng.
  4. Cả a và b.

5/ Dặn dò :

  • Học thuộc phần tóm tắt ở cuối bài.
  • Trả lời các câu hỏi 1,2,4.
  • Chuẩn bị trước bài mới : Lai hai cặp tính trạng.
Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo) mới, chuẩn nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo) mới, chuẩn nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 9 Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo) mới, chuẩn nhất (trang 3)
Trang 3
Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống