Lý thuyết Sinh học 9 Bài 1 (mới 2023 + 29 câu trắc nghiệm): Menđen và Di truyền học

Tải xuống 16 3.7 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 9 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 1: Menđen và Di truyền học đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 16 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết Bài 1: Menđen và Di truyền học và 29 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học Bài 1: Menđen và Di truyền học môn Sinh học lớp 9 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 1: Menđen và Di truyền học Sinh học lớp 9.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Sinh học 9 Bài 1: Menđen và Di truyền học: 

SINH HỌC 9 BÀI 1: MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC

Phần 1: Lý thuyết Sinh học 9 Bài 1: Menđen và Di truyền học

I. DI TRUYỀN HỌC

- Di truyền: là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.

- Biến dị: là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.

- Mối quan hệ giữa di truyền và biến dị: là hai hiện tượng song song, gắn liền với quá trình sinh sản.

- Đối tượng của di truyền học: nghiên cứu bản chất và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.

- Nội dung:

+ Cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tượng di truyền.

+ Các quy luật di truyền.

+ Nguyên nhân và quy luật biến dị.

- Ý nghĩa: là cơ sở lí thuyết của khoa học và chọn giống, y học và công nghệ sinh học hiện đại.

II. MEN ĐEN - NGƯỜI ĐẶT NỀN MÓNG CHO DI TRUYỀN HỌC

- Phương pháp nghiên cứu của Menden là: phương pháp phân tích các thế hệ lai.

- Đối tượng: đậu Hà Lan vì chúng có đặc điểm ưu việt: là cây tự thụ phấn nghiêm ngặt, có hoa lưỡng tính, thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn, có nhiều tính trạng tương phản và trội lặn hoàn toàn, số lượng đời con lớn.

- Nội dung:

+ Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản (xanh – vàng; trơn – nhăn …).

+ Theo dõi sự di truyền của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.

+ Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được → rút ra được quy luật di truyền.

Các cặp tính trạng tương phản khác nhau:

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 1: Menđen và Di truyền học hay, chi tiết

- Từ các kết quả nghiên cứu trên cây đậu Hà Lan, năm 1865 ông đã rút ra các quy luật di truyền, đặt nền móng cho Di truyền học.

III. MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ KÍ HIỆU CƠ BẢN CỦA DI TRUYỀN HỌC

1. Một số thuật ngữ

- Tính trạng: là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể. Ví dụ: cây đậu có các tính trạng: thân cao, quả lục, hạt vàng, chịu hạn tốt.

- Cặp tính trạng tương phản: là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng. Ví dụ: hạt trơn và hạt nhăn, thân cao và thân thấp.

- Nhân tố di truyền quy định các tính trạng của sinh vật. Ví dụ: nhân tố di truyền quy định màu sắc hoa và màu sắc hạt đậu.

- Giống thuần chủng (còn gọi là dòng thuần chủng): là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước. Thực tế, khi nói giống thuần chủng ở đây chỉ là nói tới sự thuần chủng về một hoặc một vài tính trạng nào đó đang được nghiên cứu.

2. Một số kí hiệu

- P (parentes): cặp bố mẹ xuất phát.

- × là Phép lai.

- G (gamete): giao tử; ♂ là giao tử đực (hoặc cơ thể đực); ♀ là giao tử cái (hoặc cơ thể cái).

- F (filia): thế hệ con. F1: thế hệ thứ nhất; F2: là thế hệ thứ 2 được sinh ra từ F1 do tự thụ phấn hoặc giao phối.

Phần 2: 29 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 1: Menđen và Di truyền học

Câu 1: Yêu cầu bắt buộc đối với mỗi thí nghiệm của Menđen là:

A. Con lai phải luôn có hiên tượng đồng tính     

B. Con lai phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu

C. Bố mẹ phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu

D. Cơ thể được chọn lai đều mang các tính trội

Đáp án:

Yêu cầu bắt buộc đối với mỗi thí nghiệm của Menđen là: bố mẹ phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Đặc điểm của của giống thuần chủng là:

A. Có khả năng sinh sản mạnh

B. Các đặc tính di truyền đồng nhất và cho các thế hệ sau giống với nó

C. Dề gieo trồng

D. Nhanh tạo ra kết quả trong thí nghiệm

Đáp án:

Giống thuần chủng (còn gọi là dòng thuần chủng): là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Dòng thuần là:

A. Dòng mang tất cả các cặp gen đồng hợp

B. Dòng đồng hợp về kiểu gen và cùng biểu hiện 1 kiểu hình

C. Dòng mang các cặp gen đồng hợp trội

D. Dòng mang các cặp gen đồng hợp lặn.

Đáp án:

Dòng thuần là dòng mang tất cả các cặp gen đồng hợp.

VD: AA, aa, BB, DD….

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Những đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể được gọi là:

A. Tính trạng      

B. Kiểu hình       

C. Kiểu gen      

D. Kiểu hình và kiểu gen

Đáp án:

Tính trạng: là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể. Ví dụ: cây đậu có các tính trạng: thân cao, quả lục, hạt vàng, chịu hạn tốt.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Tính trạng là gì

A. Những biểu hiện của kiểu gen thành kiểu hình

B. Các đặc điểm bên trong cơ thể sinh vật

C. Kiểu hình bên ngoài cơ thể sinh vật

D. Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý, sinh hoá, di truyền,... bên ngoài, bên trong cơ thể mà nhờ đó sinh vật phân biệt giữa cá thể này với cá thể khác.

Đáp án:

Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý, sinh hoá, di truyền,... bên ngoài, bên trong cơ thể mà nhờ đó sinh vật phân biệt giữa cá thể này với cá thể khác.

VD: tính trạng màu mắt, tính trạng nhóm máu,…

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Ví dụ nào sau đây là đúng với cặp tính trạng tương phản?

A. Hoa kép và hoa đơn

B. Hạt vàng và hạt trơn.

C. Quả đỏ và quả tròn

D. Thân cao và thân xanh lục

Đáp án:

Hoa kép và hoa đơn là cặp tính trạng tương phản

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Kí hiệu F(filia) có nghĩa là gì?

A. cặp bố mẹ xuất phát

B. giao tử đực

C. giao tử cái

D. thế hệ con

Đáp án:

F (filia): là kí hiệu của thế hệ con.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Bố mẹ xuất phát trong phép lai được ký hiệu là:

A. G

B. P

C. F

D. F1

Đáp án:

P: thế hệ bố mẹ xuất phát.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Giao tử được ký hiệu là

A. G

B. P 

C. F 

D. F1

Đáp án:

G: là kí hiệu của giao tử

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Di truyền là gì?

A. là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ

B. là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ tổ tiên cho thế hệ con cháu

C. là hiện tượng truyền các bệnh di căn qua các thế hệ

D. là hiện tượng truyền đạt các kiểu hình của  bố mẹ tổ tiên cho thế hệ con cháu

Đáp án:

Di truyền: là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Hiện tượng di truyền là

A. hiện tượng các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên được truyền đạt cho các thế hệ con cháu.

B. hiện tượng các tính trạng của cơ thể được sao chép qua các thế hệ

C. hiện tượng bố mẹ sinh ra con cái mang những đặc điểm giống mình

D. hiện tượng bố mẹ truyền đạt vật chất di truyền cho con cái

Đáp án:

Hiện tượng di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Phương pháp nghiên cứu của Menđen gồm các nội dung: 

1. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai. 

2. Lai các dòng thuần và phân tích các kết quả F1, F2, F3, … 

3. Tiến hành thí nghiệm chứng minh. 

4. Tạo các dòng thuần bằng tự thụ phấn. Thứ tự thực hiện các nội dung trên là:

A. 4 – 2 – 3 – 1.

B. 4 – 2 – 1 – 3.

C. 4 – 3 – 2 – 1.

D. 4 – 1 – 2 – 3.

Đáp án:

Phương pháp nghiên cứu của Menđen gồm các nội dung theo thứ tự: 4 – 2 – 1 – 3

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Nội dung cơ bản của phương pháp nghiên cứu của Menđen là:

A. Lai các cặp bố mẹ khác nhau về các cặp tính trạng trội lặn rồi theo dõi sự di truyền của các thế hệ con.

B. Dùng phép lai phân tích để xác định tỉ lệ các tính trạng trội lặn ở các đời con cháu 

C. Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu. Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng.

D. Phân tích sự di truyền của các tỉ lệ trội lặn để rút ra định luật di truyền các tính trạng của bố mẹ cho các thế hệ con cháu,

Đáp án:

Nội dung cơ bản của phương pháp nghiên cứu của Menđen là: Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu. Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Trong phương pháp nghiên cứu của Menđen không có nội dung nào sau đây?

A. Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được, từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng đó của bố mẹ cho các thế hệ sau.

B. Kiểm tra độ thuần chủng của bố mẹ trước khi đem lai.

C. Lai phân tích cơ thể lai F3.

D. Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.

Đáp án:

Trong phương pháp nghiên cứu của Menđen không có nội dung lai phân tích cơ thể lai F3.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Trong phương pháp nghiên cứu của Menđen không có nội dụng nào sau đây ?

A. Dùng toán thống kê để phân tích số liệu thu được sau đó rút ra quy luật di truyền

B. Tạo dòng thuần chủng

C. Lai phân tích cơ thể P

D. Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về các cặp tính trạng tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng

Đáp án:

Phương pháp nghiên cứu của Menđen có các nội dung :

- Tạo dòng thuần chủng

- Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về các cặp tính trạng tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng

- Dùng toán thống kê để phân tích số liệu thu được sau đó rút ra quy luật di truyền

- Làm thí nghiệm chứng minh

Vậy không có nội dung lai phân tích P

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Nội dung nào sau đây không phải là của phương pháp phân tích các thế hệ lai ?

A. Đem lai các cặp bố mẹ không thuần chủng khác nhau về một số tính trạng, 

B. Theo dõi sự di truyền riêng rẽ từng cặp tính trạng ở các thế hệ sau

C. Chọn các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một số tính trạng và đem lai với nhau.

D. Dùng toán thống kê phân tích các số liệu, từ đó rút ra các định luật di truyền.

Đáp án:

Đáp án A chưa chính xác: Phải là lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về các cặp tính trạng tương phản.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Hai trạng thái khác nhau của cùng loại tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau, được gọi là:

A. Cặp gen tương phản                      

B. Cặp bố mẹ thuần chủng tương phản

C. Hai cặp tính trạng tương phản      

D. Cặp tính trạng tương phản

Đáp án:

Cặp tính trạng tương phản: là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng. Ví dụ: hạt trơn và hạt nhăn, thân cao và thân thấp.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Cặp tính trạng tương phản là:

A. Hai trạng thái khác nhau của một cặp gen nhưng biểu hiện trái ngược nhau

B. Hai trạng thái khác nhau của cùng một tính trạng nhưng biểu hiện trái ngược nhau

C. Hai tính trạng của cơ thể biểu hiện trái ngược nhau

D. Hai tính trạng khác nhau của một cặp gen nhưng biểu hiện trái ngược nhau

Đáp án:

Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái khác nhau của cùng một tính trạng nhưng biểu hiện trái ngược nhau. Ví dụ: hạt trơn và hạt nhăn, thân cao và thân thấp.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 19: Trong các cặp tính trạng sau cặp tính trạng nào không phải là cặp tính trạng tương phản?

A. tóc xoăn - tóc thẳng

B. hoa đỏ - hoa trắng

C. da trắng - da khô

D. mắt đen -mắt xanh

Đáp án:

Da trắng - da khô không phải là cặp tính trạng tương phản.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20: Cặp tính trạng nào sau đây không phải là cặp tính trạng tương phản

A. Mắt xanh – mắt đen

B. Lông xù – lông mượt

C. Quả dài – quả ngọt

D. Có sừng và không sừng

Đáp án:

Quả dài – quả ngọt không phải cặp tính trạng tương phản vì quả dài là tính trạng hình dạng quả, quả ngọt là tính trạng vị quả.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 21: Di truyền học có vai trò quan trọng ở lĩnh vực nào trong thực tiễn?

A. khoa học chọn giống

B. y học

C. công nghệ sinh học hiện đại

D. cả 3 ý trên

Đáp án:

Di truyền học có vai trò quan trọng trong khoa học chọn giống, y học và công nghệ sinh học hiện đại.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 22: Các quy luật di truyền của Menđen được phát hiện trên cơ sở các thí nghiệm mà ông đã tiến hành trên:

A. Cây đậu Hà lan                    

B. Cây đậu Hà Lan và nhiều loài khác

C. Ruồi giấm                             

D. Trên nhiều loài côn trùng

Đáp án:

Đối tượng nghiên cứu của Menđen là cây đậu Hà Lan.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 23: Men đen đã tiến hành trên đối tượng nào để thực hiện các thí nghiệm của mình?

A. Cây cà chua.    

B. Ruồi giấm.

C. Cây Đậu Hà Lan.

D. Khoai tây.

Đáp án:

Men đen đã tiến hành trên đối tượng cây Đậu Hà Lan để thực hiện các thí nghiệm của mình 

Đáp án cần chọn là: C

Câu 24: Đặc điểm của đậu Hà Lan giúp cho các kết quả nghiên cứu của Menđen có độ chính xác cao là:

A. Sinh sản và phát triển mạnh                   

B. Tốc độ sinh trưởng nhanh

C. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn nghiêm ngặt 

D. Có hoa đơn tính

Đáp án:

Cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn nghiêm ngặt, quá trình thụ phấn ít bị lẫn các phấn hoa của cây khác, do đó kết quả thí nghiệm có độ chính xác cao.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 25: Đặc điểm nào của đậu Hà lan giúp Menđen dễ dàng có được dòng thuần chủng

A. Có nhiều cặp tính trạng tương phản

B. Giao phấn ngẫu nhiên

C. Có hoa đơn tính

D. Tự thụ phấn bắt buộc

Đáp án:

Do đậu Hà lan tự thụ phấn bắt buộc nên dễ tạo ra dòng thuần

Đáp án cần chọn là: D

Câu 26: Đậu Hà lan có đặc điểm nào thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền  

A. Mang bộ NST đơn giản

B. Mang 7 cặp tính trạng tương phản rõ rệt

C. Là dòng giao phối bắt buộc

D. Là dòng tự thụ phấn rất nghiêm ngặt 

Phương án đúng là:

A. 1,2 

B. 1,2,4

C. 1,2,3

D. 1,2,3,4

Đáp án:

Đậu Hà lan có đặc điểm thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền:

+ Mang bộ NST đơn giản

+ Mang 7 cặp tính trạng tương phản rõ rệt

+ Là dòng tự thụ phấn rất nghiêm ngặt

Đáp án cần chọn là: B

Câu 27: Đặc điểm nào dưới đây của đậu Hà Lan là không đúng:

A. Tự thụ phấn chặt chẽB

B. Không thể tiến hành giao phấn giữa các cá thể khác nhau

C. Có nhiều cặp tính trạng tương phản

D. Cho số lượng cá thể ở thế hệ sau lớn

Đáp án:

Đậu Hà lan có đặc điểm thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền:

+ Mang bộ NST đơn giản

+ Mang 7 cặp tính trạng tương phản rõ rệt

+ Là dòng tự thụ phấn rất nghiêm ngặt

→ Đáp án B không đúng, đậu Hà Lan vẫn có thể tiến hành giao phấn nhờ con người.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 28: Điểm độc đáo nhất trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen là:

A. Cặp tính trạng đem lai phải tương phản.

B. Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng qua các thế hệ lai.

C. Theo dõi sự di truyền của tất cả các tính trạng qua các thế hệ lai.

D. Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được trong thí nghiệm.

Đáp án:

Điểm độc đáo nhất trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen là: Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng qua các thế hệ lai.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 29: Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện các phép lai?

A. Thuận tiện cho việc tác động vào các tính trạng này

B. Dễ theo dõi những biểu hiện của tính trạng 

C. Dễ thực hiện phép lai

D. Cả A và B đều đúng.

Đáp án:

Menđen lựa chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện các phép lai vì để dễ theo dõi những biểu hiện của từng tính trạng.

Đáp án cần chọn là: B

Bài giảng Sinh học 9 Bài 1: Menden và di truyền học

 

Tài liệu có 16 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống