Giáo án Sinh học 9 Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo) mới, chuẩn nhất

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo) mới, chuẩn nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Sinh học lớp 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

Giáo án Sinh học 9 Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)

I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức: Học xong bài này, HS có khả năng:

  • Giải thích được kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng theo quan niệm của Menđen.
  • Nêu được ý nghĩa của định luật phân li độc lập.

2/ Kĩ năng:

  • Rèn kĩ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ.
  • Phát triển kĩ năng quan sát kênh hình.

3/ Thái độ: Yêu thích bộ môn

II/ Phương tiện dạy học:

1/ Giáo viên: Tranh phóng to hình 5 SGK hoặc máy chiếu phim nghi hình 5 SGK.

2/ Học sinh: đọc ttrước bài

 III/ Tiến trình dạy học:

1/ Ổn định:

2/ Kiểm tra bài cũ

+Trình bày thí nghiệm của Mđen và nêu kết quả?

+Thế nào là biến dị tổ hợp? Xuất hiện ở loại sinh vật nào?

3/ Bài mới:

a. Mở bài: Tiết học trước chúng ta đã biết được “Các cặp tính trạng di truyền độc lập”. Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu xem Mđen đã giải thích hiện tượng này như thế nào.

B. Nội dung

Hoạt động 1: MENĐEN giải thích kết quả thí nghiệm

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Cho HS quan sát tranh phóng to hình 5 SGK và tìm hiểu SGK để giải thích:

? Về mặt di truyền Menđen quan niệm thế nào về các tính trạng? Ông quy định ra sao.

? Vì sao ở P mỗi cơ thể chỉ cho ra 1 loại giao tử.

? Do đâu F1 gồm toàn hạt vàng trơn.

 

 

? Vì sao F1 cho ra 4 loại giao tử.

 

 

- Tại sao ở F2 lại có 16 tổ hợp giao tử ?

- GV : khi cơ thể F1 (AaBb) phát sinh giao tử cho ra 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau, do sự kết hợp nhẫu nhiên (qua thụ tinh) của 4 loại giao tử đực với 4 loại giao tử cái.

- GV  hướng dẫn HS cách viết các kiểu gen,  kiểu hình ở F2 .

A-B-: Kiểu hình hai gen trội A, B.

A-bb: Kiểu hình gen trội A và gen lặn b.

aaB-: Kiểu hình của gen lặn a và gen trội B.

aabb: Kiểu hình của hai gen lặn a và b.

 - Cho HS quan sát tranh phóng to hình 5 SGK và tìm các cụm từ phù hợp điền vào ô trống để hoàn thành bảng: phân tích kết quả lai hai cặp tính trạng.

? Khi cơ thể lai F1 hình thành giao tử, 2 cặp nhân tố di truyền Aa và Bb phân li về giao tử như thế nào.

 

 

 

 

? Nội dung cơ bản của quy luật di truyền phân li độc lập là gì.

? Do đâu F2 xuất hiện 2 kiểu hình mới là “vàng – nhăn” và “xanh – trơn”.

Lưu ý: Sự phân li độc lập và sự tổ hợp tự do đã tạo ra 4 loại giao tử AB, Ab, aB, ab với tỉ lệ ngang nhau.

? F2 có mấy kiểu gen? Do đâu có nhiều kiểu gen như vậy.

 

- HS quan sát tranh, tìm hiểu SGK và thảo luận, cử đại diện trình bày.

- 1 – 2 HS trả lời

- 1 HS lên bảng viết các quy định của Mđen.

- Đọc tiếp thông tin SGK/17, xem H5

 

- P thuần chủng nên mỗi cơ thể cho 1 loại giao tử.

- Trong cơ thể lai F1 nhân tố di truyền trội A lấn át nhân tố di truyền lặn a, nhân tố di truyền trội B lấn át nhân tố di truyền lặn b.

 

- F1 là cơ thể dị hợp, do sự phân li và tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng tạo ra 4 loại giao tử tỉ lệ ngang nhau.

 

 

 

 

 

 

 

 

-HS theo dõi để biết cách làm

- Hai HS được gọi lên bảng: một HS điền vào bảng 5: Tỉ lệ của mỗi kiểu gen ở F2, một HS điền vào hàng: Tỉ lệ kiểu hình ở F2.

HS cả lớp nhận xét bổ sung. Dưới sự hướng dẫn của GV, tất cả HS cùng xây dựng đáp án đúng.

 

 

 

 

 

- Điền nội dung vào bảng 5.

- 2 HS trình bày.

 

- Sự phân li của mỗi nhân tố di truyền trong cặp Aa không phụ thuộc vào nhân tố di truyền trong cặp Bb. Nói cách khác, trong quá trình phát sinh giao tử, 2 cặp nhân tố di truyền Aa và Bb đã phân li độc lập với nhau: sự phân li độc lập này dẫn tới sự di truyền độc lập của 2 cặp tính trnạg “vàng – xanh” và “trơn – nhăn”. Đó là luận điểm cơ bản trong nội dung quy luật của Mđen.

- 1 – 2 HS trả lời -> rút ra KL.

 

- Sự phân li độc lập của 2 cặp nhân tố di truyền Aa và Bb đã dâzn tới sự tổ hợp tự do giữa các nhân tố di truyền trong 2 cặp này. Trong quá trình phát sinh giao tử A có thể tổ hợp tự do với B hoặc b, a cũng có thể tổ hợp tự do với B hoặc b. Sự tổ hợp tự do này làm hình thành 2 loại giao tử mới là Ab và aB. Từ đó hình thành 2 kiểu hình mới.

- 9 kiểu gen, do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử trong quá trình thụ tinh.

Bảng 5. Phân tích kết quả lai hai cặp tính trạng.

Kiểu hình F2

Hạt vàng, trơn

Hạt vàng, nhăn

Hạt xanh, trơn

Hạt xanh, nhăn

Tỉ lệ của mỗi kiểu gen ở F2

1 AABB

2 AABb

4 AaBb

9A-B-

1 AAbb

2 Aabb

 

3 A-bb

1 aaBB

2 aaBb

 

3 aaBb

1 aabb

 

 

1 aabb

Tỉ lệ kiểu hình ở F2

9 hạt vàng, trơn

3 hạt vàng, nhăn

3 hạt xanh, trơn

1 hạt xanh, nhăn

KL

3.Menden giải thích kết quả thí nghiệm

Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát

sinh giao tử.

Hoạt động 2: Ý nghĩa của định luật phân li độc lập

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Yêu cầu HS nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi

 

? Ở F2 xuất hiện kiểu hình nào khác P.

? Vì sao biến dị tổ hợp ở các sinh vật rất phong phú.

? Cơ thể Aa cho 2 loại giao tử, cơ thể AaBb cho 4 loại giao tử. Vậy cơ thể AaBbCc cho mấy loại giao tử.

 

? Loại biến dị này có vai trò gì trong chọn giống và tiến hoá.

 

? Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập là gì?

GV: ở mọi SV, nhất là SV bậc cao, kiểu gen có rất nhiều gen, do đó số loại tổ hợp về kiểu gen và kiểu hình ở con cháu là rất lớn. 

HS nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm, cử đại diện phát biểu câu trả lời.

 

 

 

- 8 loại giao tử. Một cặp gen dị hợp cho 2 loại giao tử; sự tổ hợp tự do của 3 cặp gen sẽ cho hai 2 x 2 x 2 = 8 loại giao tử.

 

 

 

Các nhóm khác bổ sung và dưới sự hướng dẫn của GV cả lớp xây dựng đáp án đúng.

 

 

KL

4.Ý nghĩa  của hiện tượng phân li độc lập

Ý nghĩa của QLPLĐL là để giải thích nguyên nhân của sự xuất hiện những biến dị

 tổ hợp vô cùng phong phú ở các loài SV giao phối. Loại biến dị tổ hợp này là

nguồn nguyên liệu quan trọng trong chọn giống và tiến hóa.

4/ Củng cố:

- Cho HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài và nêu lên được nội dung và ý nghĩa của định luật phân li.

5/ Dặn dò :

- Học thuộc và nhớ phần tóm tắt ở cuối bài.

- Trả lời câu hỏi 1,2,3, làm bài tập 4 SGK trang 19.

- Chuẩn cho tiết học tới: Thực hành:Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại.    

 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo) mới, chuẩn nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo) mới, chuẩn nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 9 Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo) mới, chuẩn nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 9 Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo) mới, chuẩn nhất (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống