Giáo án Sinh học 9 Bài 1: Menđen và Di truyền học mới nhất

Tải xuống 9 2.4 K 4

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 1: Menđen và Di truyền học mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 PHẦN I. DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
                                                     CHƯƠNG I. CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
Mục tiêu chung của chương:
1. Kiến thức:
- HS hiểu và trình bày được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của Di truyền học.
- Hiểu, ghi nhớ và sử dụng đúng các thuật ngữ, kí hiệu trong Di truyền học.
- HS hiểu và trình bày, phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng, lai hai cặp tính trạng
của Menđen.
- Hiểu và phát biểu được nội dung các quy luật di truyền.
- Mô tả và giải thích được kết quả các thí nghiệm theo quan điểm của Menđen.
- Vận dụng được kiến thức vào giải các bài tập về các quy luật di truyền.
- Giải thích được vì sao các QLDT chỉ nghiệm đúng trong trong điều kiện nhất định.
- HS nêu được ý nghĩa của các QLDT trong tự nhiên, sản xuất và đời sống.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng giải các bài tập lai một hoặc hai cặp tính trạng từ đó giải thích được sự di truyền
một số tính trạng trong thực tế.
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích kênh chữ, kênh hình, phân tích số liệu, thu thập kiến thức và
liên hệ thực tế.
- Phát triển tư duy logic, phân tích, so sánh.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, viết các sơ đồ lai 1 và 2 cặp tính trạng.
- Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp, tìm ra mối liên về kết quả xác xuất với các QLDT.
3. Phẩm chất năng lực cần hình thành, phát triển
- Xây dựng ý thức và thói quen học tập, gây hứng thú với môn học.
- Có thái độ yêu thích bộ môn, hăng say nghiên cứu tìm hiểu sự di truyền các tính trạng ở các
sinh vật xung quanh.
- Giúp học sinh nhìn nhận thế giới theo quan điểm duy vật biện chứng.
Các năng lực hướng tới:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học, tự quản.
- Năng lực giải quyết vấn đề, tư duy, sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực sử dụng CNTT.
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực nghiên cứu khoa học: Dự đoán, quan sát, thu thập, xử lí kết quả, đưa ra kết luận.
- Năng lực kiến thức sinh học: Kiến thức về quy luật di truyền.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ bộ môn.
- Năng lực tính toán, tìm mối liên hệ.
- Năng lực hình thành giả thuyết khoa học, thí nghiệm.
4. Giáo dục kĩ năng sống hay các nội dung tích hợp:
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát sơ đồ lai để tìm hiểu về phép lai
phân tích, tương quan trội lặn, phép lai 2 cặp TT, tìm hiểu cách tính tỉ lệ %, xác suất, cách xử
lí số liệu, quy luật xuất hiện mặt sấp, ngửa của đồng xu.
- Kĩ năng phân tích, suy đoán kết quả phép lai, dùng sơ đồ lai để giải thích phép lai.
- Tích hợp liên môn.


                                                     BÀI 1. MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS trình bày được mục đích, nhiệm vụ, nội dung và ý nghĩa vai trò của Di truyền học.
- HS hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men đen.
- Biết được Men đen là người đặt nền móng cho Di truyền học.
- HS hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ, kí hiệu trong di truyền học.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình, thu thập kiến thức liên hệ thực tế.
- Phát triển tư duy phân tích so sánh.
3. Phẩm chất năng lực cần hình thành, phát triển:
- Xây dựng ý thức và thói quen học tập môn học.
- Có thái độ yêu thích bộ môn hăng say nghiên cứu tìm hiểu sự di truyền các tính trạng ở các
sinh vật xung quanh.
Các năng lực hướng tới:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác.
* Năng lực chuyên biệt
- Năng lực nghiên cứu khoa học: Dự đoán, quan sát, thu thập, xử lí kết quả, đưa ra kết luận.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ bộ môn. Năng lực tìm mối liên hệ.
- Năng lực hình thành giả thuyết khoa học. Năng lực thí nghiệm.
- Sử dụng ngôn ngữ: Một số thuật ngữ, kí hiệu trong di truyền học

4. Các nội dung tích hợp

- Trải nghiệm: GD đạo đức:
-Tôn trọng ông bà, cha mẹ; yêu thương anh em ruột thịt, họ hàng; trân trọng, giữ gìn
tình cảm gia đình hạnh phúc;
- Sống có trách nhiệm trong gia đình và cộng đồng xã hội.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
Máy chiếu
2. Học sinh:
- Nghiên cứu bài ở nhà. SGK, sách bài tập.
- Tìm hiểu về tiểu sử nhà bác học Memđen.
3. Câu hỏi – Bài tập trắc nghiệm
Câu 1( NB): P là kí hiệu gì trong phép lai của Men Đen?
a. Kí hiệu phép lai.
b. Giao tử c. Thế hệ con d. P: Cặp bố mẹ xuất phát.
Câu 2: ( TH) Đâu là cặp tính trạng tương phản?
a. Hạt trơn, hạt nhăn b. Hạt trơn, quả lục c. Hạt trơn, thân thẳng d Hạt trơn, qủa có ngấn.
3. ( VD)
Bài tập:
Người ta làm thí nghiệm: Cho cà chua quả tròn thụ phấn với cà chua quả bầu dục thu được
đời con toàn cà chua quả tròn. Cho các cây cà chua quả tròn thu được giao phấn với nhau thu
được cả cà chua quả tròn và cà chua quả bầu dục. Chon lấy các cây cà chua quả bầu dục rồi
cho giao phấn với nhau, theo dõi liên tục qua một số đời, thấy chỉ xuất hiện cà chua quả bầu
dục. Hỏi:
a. Thí nghiệm trên nghiên cứu sự di truyền của loại tính trạng nào?
b. Kể tên tính trạng của các cây cà chua được mô tả trong bài. Yếu tố quy định tính trạng đó
được gọi là gì?
c. Chỉ ra cặp tính trạng tương phản trong phép lai trên?

d. Tập hợp các cây cà chua nào trong số các cây cà chua được mô tả trong thí nghiệm trên
được gọi là dòng thuần chủng?
e. Viết sơ đồ tóm tắt thí nghiệm trên, trong đó có sử dụng các kí hiệu di truyền học thích hợp?.
III. Tiến trình giờ dạy
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút):
- Làm quen và nhóm học sinh.
2. Kiểm tra (5 phút):
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về SGK, vở ghi, vở bài tập.
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động(2 phút)
-Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích
nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1:
GV yêu cầu HS nêu lại những kiến thức đã được học từ Lớp 6-8
HS:Từ sinh học 6 đến sinh học 8 các em đã tìm hiểu những kiến thức sinh học cơ thể, thấy
được tính đa dạng sinh học và lược sử tiến hoá của sinh giới.
B2: GV: Đến Sinh học 9, các em sẽ được tìm hiểu những lĩnh vực mới của sinh học, cụ thể là
di truyền và biến dị, cơ thể và môi trường...
B3:Di truyền học tuy mới hình thành từ đầu thế kỉ XX nhưng chiếm 1 vị trí quan trọng trong
sinh học.
B4: Những vấn đề trên sẽ được tìm hiểu của nội dung trong bài học hôm nay.
Menđen - người đặt nền móng cho di truyền học, cụ thể như thế nào? Chúng ta cùng nghiên
cứu các thí nghiệm của ông ngay ở Chương 1.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30p)
1. Tìm hiểu Di truyền học (10 phút)
Mục tiêu: Hiểu được mục đích và ý nghĩa của Di truyền học
Phương pháp:HĐ nhóm, Đàm thoại, Quan sát tìm tòi
Phương tiện:
Tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Giáo viên đưa ra ví dụ: I/. Di truyền học
1. Đối tượng
:

 

- Ai cũng nói trong gia đình Nga là người
giống bố, còn em Hiền thì rất giống mẹ về
hình dạng tai, mũi, màu da, màu mắt, màu tóc,
...
- Tuy nhiên Nga thấy hai anh em cũng có
những điểm mà cả 2 đều khác với bố mẹ.
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm bàn 3
phút hoàn thành các nội dung:
Nghiên cứu thông tin sách giáo khoa và cho
biết em hiểu thế nào về nội dung ví dụ trên?
Giải thích tại sao lại có những điểm giống và
khác nhau như vậy?
HS: Phát biểu.
GDĐĐ: GV yêu cầu HS làm bài tập sgk/5 và
phát biểu định nghĩa hiện tượng di truyền và
biến dị?
HS: Phát biểu.
GV: Nhận xét, chuẩn hóa kiến thức.
GV cung cấp thông tin: Khoa học nghiên cứu
về tính di truyền và tính biến dị của sinh vật
gọi là di truyền học. Vậy đối tượng của di
truyền học là tính di truyền và tính biến dị của
SV.
GV yêu cầu HS đọc lại thông tin SGK/5:
Nội dung nghiên cứu của di truyền học là gì?
HS: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
Giải thích các nội dung nghiên cứu của DTH?
HS: Phát biểu, GV nhận xét, chính xác hóa.
Trình bày ý nghĩa của di truyền học?
GV: Nhận xét, chính xác hóa kiến thức.
- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các
tính trạng của bố mẹ tổ tiên cho các thế hệ
con cháu.
- Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác
với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
- Di truyền và BD là hai hiện tượng song
song, gắn liền với quá trình sinh sản.
=> Đối tượng nghiên cứu di truyền học là
tính
di truyền biến dị của sinh vật.
2. Nội dung
Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất,
cơ chế, tính quy luật của hiện tượng Di
truyền và biến dị.
3. Ý nghĩa
DTH có ý nghĩa quan trọng trong công
nghệ sinh học hiện đại, khoa học chọn
giống và có vai trò lớn đối với nền y học.

 

GV nhắc lại khái niệm và giải thích rõ ý nghĩa
của hiện tượng di truyền và biến dị.

2. Một số thuật ngữ và ký hiệu cơ bản của DTH (12 phút)
Mục tiêu: HS nắm được 1 số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của Di truyền học.
Phương pháp:HĐ nhóm, Đàm thoại, Quan sát tìm tòi
Phương tiện: Tranh vẽ hình H1.2 gsk.
Tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
GV yêu cầu HS ng/cứu thông tin SGK thảo luận
nhóm 5 phút trả lời:
-
Thế nào là tính trạng? Cặp tính trạng tương
phản?
- Gen là gì? Giống thuần chủng là gì?
- Vận dụng các thuật ngữ trên vào hình 1.2 SGK.
HS: Dựa vào thông tin SGK/6 trả lời, nhóm khác
nhận xét bổ sung.
GV: Chốt lại kiến thức.
GV viết 1 sơ đồ lai đơn giản có sử dụng các kí
hiệu trong SGK, yêu cầu 2 – 3 HS đọc nội dung
sơ đồ lai.
Pt/c: Hoa đỏ x Hoa trắng
F1: 100 % hoa đỏ
F2: 75% hoa đỏ : 25% hoa trắng
Gọi học sinh khác nhận xét, GV chốt kiến thức.
GV giải thích kí hiệu: Đực, cái (thông tin bổ
sung).
Chú ý: Trong phép lai mẹ ghi bên trái, bố ghi
bên phải.
GV yêu cầu HS tự ghi các kí hiệu của DTH vào
vở và kiểm tra sự ghi chép của HS.
III/. Một số thuật ngữ, kí hiệu cơ bản của
DTH
1/. Thuật ngữ của DTH
- Tính trạng.
- Cặp tính trạng tương phản.
- Nhân tố di truyền.
- Giống (dòng) thuần chủng.
2/. Một số kí hiệu cơ bản DTH
- P: Cặp bố mẹ xuất phát.
- x: Kí hiệu phép lai.
- G: Giao tử : Đực – Cái.
- F: Thế hệ con (F
1: con thứ nhất của P; F2
con của F1 tự thụ phấn hoặc giao phấn giữa
F
1).

 

HS ghi kiến thức vào vở.

3. Menđen - người đặt nền móng cho DTH (12 phút)
Mục tiêu: Học sinh hiểu và trình bày được phương pháp nghiên cứu Di truyền học của
Menđen - Phương pháp phân tích các thế hệ lai.
Phương pháp:HĐ nhóm, Đàm thoại, Quan sát tìm tòi
Phương tiện: Tranh vẽ hình H1.2 gsk.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
GV treo tranh chân dung nhà bác học Menđen
yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã chuẩn bị,
thông tin mục “Em có biết” tự giới thiệu về
Menđen.
Cá nhân HS giới thiệu về nhà bác học Menđen.
GV sử dụng H.1.2 và hình1.2 SGK cho HS quan
sát và cá nhân trả lời câu hỏi:
- Giải thích vì sao MĐ chọn cây đậu Hà Lan
làm đối tượng nghiên cứu?
- Nhận xét đặc điểm từng cặp tính trạng đem
lai?
HS: Quan sát tranh, lấy VD về sự tương phản
của từng cặp tính trạng:
+ Hạt: Trơn >< Nhăn; Vàng >< Xanh; Xám ><
Trắng.
+Quả: Lục >< vàng; Không ngấn >< có ngấn.
+ Thân: Cao >< thấp; Hoa trên thân >< hoa trên
ngọn.
GV đưa ví dụ phản hồi:
Vỏ hạt màu xám và ruột
hạt màu xanh có phải là cặp tính trạng tương
phản không?
II/. Menđen – Người đặt nền móng cho Di
truyền học.
1. Đối tượng nghiên cứu:
Đậu Hà Lan.
- Thời gian sinh trưởng ngắn, cây cho nhiều
hạt, chi phí thí nghiệm ít tốn kém.
- Là loại cây lưỡng tính, tự thụ phấn rất chặt
chẽ nên dễ kiểm soát các phép lai.
- Có nhiều tính trạng tương phản, có thể
quan sát bằng mắt thường, không có tính
trạng trung gian.
2. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp phân tích các thế hệ lai.

 

HS có thể trả lời: Không phải là cặp tính trạng
tương phản chỉ là 2 trạng thái của 2 cặp tính
trạng khác nhau.
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II –
SGK thảo luận nhóm 3 phút theo theo bàn, cho
biết:
-
Menđen đã sử dụng phương pháp nghiên cứu
độc đáo nào?Tại sao PP này lại được cho là
độc đáo?
HS: Nghiên cứu SGK, trả lời. Đại diện nhóm
khác nhận xét.
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức.
- Tạo các cơ thể thuần chủng về 1 hay nhiều
cặp tính trạng đem lai.
- Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc
một số cặp tính trạng thuần chủng tương
phản.
- Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp
tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố
mẹ qua nhiều thế hệ.
- Dùng toán thống kê để phân tích số liệu
thu được, rút ra quy luật di truyền các tính
trạng.

Hoạt động 3 : Luyện tập (4 phút)
Mục tiêu : giúp HS hoàn thiện kiến thức vừa lĩnh hội được.
GV yêu cầu HS làm bài tậ.
A/ Phát biểu định nghĩa hiện tượng di truyền và biến dị?
- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
- Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
Hoạt động 4 : Vận dụng (1 phút.
Mục tiêu : + Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuócống, tượng tự tình huống/vấn
đề đã học.
Hoạt động 5 : Mở rộng (2p)
B/ Bài tập ở phần chuẩn bị.
GV hướng dẫn HS giải bài tập số 3: Lấy các ví dụ về các tính trạng ở người để minh họa cho
khái niệm “cặp tính trạng tương phản”.
VD: Mắt xanh – mắt nâu, tóc quăn – tóc thẳng; da đen – da trắng; thân cao – thân thấp; môi
dày – môi mỏng...
4.Dặn dò :
- GV yêu cầu HS về nhà học bài theo câu hỏi, làm bài tập 1, 2, 3 SGK.
- GV yêu cầu HS kẻ sẵn bảng 2 SGK/8 vào vở bài tập, nghiên cứu trước bài 2.
V. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
...........................
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 1: Menđen và Di truyền học mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 1: Menđen và Di truyền học mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 9 Bài 1: Menđen và Di truyền học mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 9 Bài 1: Menđen và Di truyền học mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 9 Bài 1: Menđen và Di truyền học mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 9 Bài 1: Menđen và Di truyền học mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 9 Bài 1: Menđen và Di truyền học mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Sinh học 9 Bài 1: Menđen và Di truyền học mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án Sinh học 9 Bài 1: Menđen và Di truyền học mới nhất (trang 9)
Trang 9
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống