Tổng hợp những bài tập về Tính chất ba đường trung trực, ba đường cao của tam giác có lời giải

Tải xuống 11 14.9 K 255

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập bộ bài tập Tính chất ba đường trung trực, ba đường cao của tam giác Toán lớp 7, tài liệu bao gồm 11 trang, tuyển chọn bài tập Tính chất ba đường trung trực, ba đường cao của tam giác đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập có đáp án (có lời giải), giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Toán sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Tài liệu Tính chất ba đường trung trực, ba đường cao của tam giác  gồm các nội dung chính sau:

A. Phương pháp giải

- tóm tắt lý thuyết ngắn gọn.

B. Một số ví dụ

- gồm 4 ví dụ minh họa đa dạng của các dạng bài tập Tính chất ba đường trung trực, ba đường cao của tam giác có lời giải chi tiết.

C. Bài tập vận dụng

- gồm 15 bài tập vận dụng có đáp án và lời giải chi tiết giúp học sinh tự rèn luyện cách giải các dạng bài tập Tính chất ba đường trung trực, ba đường cao của tam giác.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Tính chất ba đường trung trực, ba đường cao của tam giác (ảnh 1)

TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG TRUNG TRỰC, BA ĐƯỜNG CAO CỦA TAM GIÁC

A. Phương pháp giải

1. Điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai mút của đoạn thẳng đó.

2. Điểm cách đều hai mút của một đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó.

3. Ba đường trung trực của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này cách đều ba đỉnh của tam giác đó và là tâm của đường tròn đi qua ba đỉnh của tam giác (gọi là đường tròn ngoại tiếp tam giác) (h.20.1).

Tính chất ba đường trung trực, ba đường cao của tam giác (ảnh 2) Tính chất ba đường trung trực, ba đường cao của tam giác (ảnh 3)

4. Trong một tam giác, đoạn vuông góc vẽ từ một đỉnh đến đường thẳng chứa cạnh đối diện gọi là đường cao của tam giác đó.

5. Ba đường cao của một tam giác cùng đi qua một điểm (h.20.2). Điểm này gọi là trực tâm của tam giác.

6. Bổ sung tính chất của tam giác cân

- Trong một tam giác cân, đường trung trực ứng với cạnh đáy, đồng thời là đường phân giác, đường trung tuyến và đường cao cùng xuất phát từ đỉnh đối diện với cạnh đó.

- Trong một tam giác, nếu hai trong bốn loại đường trùng nhau thì tam giác đó là một tam giác cân.

B. Một số ví dụ

Ví dụ 1: Cho tam giác ABC, AB<AC. Trên cạnh AC lấy điểm M sao cho CM=AB. Vẽ đường trung trực của AC, cắt đường phân giác của góc A tại điểm O. Chứng minh rằng O nằm trên đường trung trực của BM.

Giải (h.20.3)

Tính chất ba đường trung trực, ba đường cao của tam giác (ảnh 4)

* Tìm cách giải.

Muốn chứng minh điểm O nằm trên đường trung trực của BM ta cần chứng minh điểm O cách đều hai đầu của đoạn thẳng BM, nghĩa là phải chứng minh OB=OM. Muốn vậy phải chứng minh  ΔABO=ΔCMO.

Dễ thấy hai tam giác này có hai cặp cạnh bằng nhau nên chỉ cần chứng minh cặp góc xen giữa bằng nhau là đủ

* Trình bày lời giải

Điểm O nằm trên đường trung trực của AC nên  OA=OC.

Do đó ΔOAC cân tại O, suy ra  A^2=OCA^.

Mặt khác A^2=A^1 nên  A^1=OCA^.

ΔABO và ΔCMO có: AB=CM; A^1=OCA^; OA=OC nên ΔABO=ΔCMO (c.g.c). Suy ra  OB=OM.

Điểm O cách đều hai đầu của đoạn thẳng BM nên O nằm trên đường trung trực của BM.

Ví dụ 2: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Tia phân giác của góc HABHAC cắt BC lần lượt tại MN. Các đường phân giác của góc B, góc C cắt nhau tại O. Chứng minh rằng O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác AMN.

Giải (h.20.4)

Tính chất ba đường trung trực, ba đường cao của tam giác (ảnh 5)

* Tìm cách giải.

Muốn chứng minh O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác AMN, ta phải chứng minh O là giao điểm các đường trung trực của các cạnh AMAN.

Xét ΔABN có BO là đường phân giác góc B nên để chứng minh BO là đường trung trực của AN thì chỉ cần chứng minh ΔABN là tam giác cân tại B.

* Trình bày lời giải.

Ta có BAN^+CAN^=90° (vì BAC^=90°). (1)

BNA^+NAH^=90° (vì H^=90°). (2)

Mặt khác, CAN^=NAH^ nên từ (1) và (2) suy ra BAN^=BNA^ do đó ΔABN cân tại B.

Xét ΔABN cân tại B có BO là đường phân giác của góc B nên BO cũng là đường trung trực của cạnh AN.

Chứng minh tương tự ta được CO là đường trung trực của cạnh AM.

Xét ΔAMN có O là giao điểm của hai đường trung trực của hai cạnh ANAM nên O là tâm đường tròn ngoại tiếp ΔAMN

Ví dụ 3: Cho ΔABC, hai đường cao BD và CE. Gọi M là trung điểm của BC. Em hãy chọn câu sai:

A. BM = MC

B. ME = MD

C. DM = MB

D. M không thuộc đường trung trực của DE

* Trình bày lời giải.

Trắc nghiệm Tính chất ba đường trung trực của tam giác - Bài tập Toán lớp 7 chọn lọc có đáp án, lời giải chi tiết

Trắc nghiệm Tính chất ba đường trung trực của tam giác - Bài tập Toán lớp 7 chọn lọc có đáp án, lời giải chi tiết

Vì M là trung điểm của BC (gt) suy ra BM = MC (tính chất trung điểm), loại đáp án A.

Xét ΔBCE vuông ở E có M là trung điểm của BC (gt) suy ra EM là trung tuyến

⇒ EM = BC/2 (1) (trong tam giác vuông đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh ấy)

Xét ΔBCD vuông ở D có M là trung điểm của BC (gt) suy ra DM là trung tuyến

⇒ DM = MB = BC/2 (2) (trong tam giác vuông đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh ấy) nên loại đáp án C

Từ (1) và (2) ⇒ EM = DM ⇒ M thuộc đường trung trực của DE. Loại đáp án B, chọn đáp án D

Chọn đáp án D

Ví dụ 4: Cho ΔABC có AC > AB. Trên cạnh AC lấy điểm E sao cho CE = AB. Các đường trung trực của BE và AC cắt nhau tại O. Chọn câu đúng

A. ΔABO = ΔCOE

B. ΔBOA = ΔCOE

C. ΔAOB = ΔCOE

D. ΔABO = ΔOCE

* Trình bày lời giải.

Trắc nghiệm Tính chất ba đường trung trực của tam giác - Bài tập Toán lớp 7 chọn lọc có đáp án, lời giải chi tiết

Xét tam giác ΔAOB và ΔCOE có

   + OA = OC (vì O thuộc đường trung trực của AC )

   + OB = OE (vì O thuộc đường trung trực của BE )

   + AB = CE (giả thiết)

Do đó ΔAOB = ΔCOE (c-c-c)

Chọn đáp án C

Ví dụ 5: Cho ΔABC có AC > AB. Trên cạnh AC lấy điểm E sao cho CE = AB. Các đường trung trực của BE và AC cắt nhau tại O. Chọn câu đúng

A. AO là đường trung tuyến của tam giác ABC

B. AO là đường trung trực của tam giác ABC

C. AO ⊥ BC

D. AO là tia phân giác của góc A

* Trình bày lời giải.

Trắc nghiệm Tính chất ba đường trung trực của tam giác - Bài tập Toán lớp 7 chọn lọc có đáp án, lời giải chi tiết

Toán lớp 7 | Lý thuyết - Bài tập Toán 7 có đáp án

Chọn đáp án D

Xem thêm
Tổng hợp những bài tập về Tính chất ba đường trung trực, ba đường cao của tam giác có lời giải (trang 1)
Trang 1
Tổng hợp những bài tập về Tính chất ba đường trung trực, ba đường cao của tam giác có lời giải (trang 2)
Trang 2
Tổng hợp những bài tập về Tính chất ba đường trung trực, ba đường cao của tam giác có lời giải (trang 3)
Trang 3
Tổng hợp những bài tập về Tính chất ba đường trung trực, ba đường cao của tam giác có lời giải (trang 4)
Trang 4
Tổng hợp những bài tập về Tính chất ba đường trung trực, ba đường cao của tam giác có lời giải (trang 5)
Trang 5
Tổng hợp những bài tập về Tính chất ba đường trung trực, ba đường cao của tam giác có lời giải (trang 6)
Trang 6
Tổng hợp những bài tập về Tính chất ba đường trung trực, ba đường cao của tam giác có lời giải (trang 7)
Trang 7
Tổng hợp những bài tập về Tính chất ba đường trung trực, ba đường cao của tam giác có lời giải (trang 8)
Trang 8
Tổng hợp những bài tập về Tính chất ba đường trung trực, ba đường cao của tam giác có lời giải (trang 9)
Trang 9
Tổng hợp những bài tập về Tính chất ba đường trung trực, ba đường cao của tam giác có lời giải (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 11 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống