Giáo án Toán học 7: Ôn tập học kì 2 (tiết 1) mới nhất

Tải xuống 4 3.6 K 99

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Toán học 7: Ôn tập học kì 2 (tiết 1) mới nhất theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

ÔN TẬP HỌC KÌ II

(TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức: - Ôn tập và hệ thống các kiến thức đã học về tổng các góc của một tam giác và các trường hợp bằng nhau của hai tam giác.

- Các kiến thức đã học về tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông, tam giác vuông cân.

  1. Kĩ năng

- Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài toán chứng minh, tính toán, vẽ hình ...

  1. Thái độ: rèn luyện ý thức tự giác tự rèn luyện nắm vững kiến thức
  2. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: NL tư duy, NL tính toán, NL tự học, NL sử dụng ngôn ngữ, NL hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: NL phát biểu các định lí về quan hệ giữa các góc trong tam giác.và các trường hợp bằng nhau của tam giác

II. CHUẨN BỊ

  1. GV: Thước thẳng, ê ke, thước đo góc, com pa. Bảng phụ ghi bảng tổng kết các trường hợp bằng nhau của hai tam giác và bảng phụ ghi nội dung bài tập 68 SGK.
  2. HS: làm các câu hỏi phần ôn tập ch­ương, thư­ớc thẳng, com pa, thư­ớc đo độ.
  3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá

Nội dung

Nhận biết

(M1)

Thông hiểu

(M2)

Vận dụng

(M3)

Vận dụng cao

(M4)

Ôn tập học kì II

Phát biểu các tính chất

Vẽ hình, ghi giả thiết, kết luận

Giải bài tập liên quan

 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Ôn tập hệ thống kiến thức

- Mục tiêu: Ôn lại quan hệ giữa các góc trong tam giác.và các trường hợp bằng nhau của tam giác

- Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, vấn đáp

- Hình thức tổ chức: Cá nhân

- Phương tiện: SGK , thước

- Sản phẩm: Các định lí về quan hệ giữa các góc trong tam giác.và các trường hợp bằng nhau của tam giác.

Hoạt động của GV và HS

Ghi bảng

* Ôn tập về tổng các góc trong một tam giác

GV: Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi 1 SGK

- 1 HS đứng tại chỗ trả lời.

- GV ghi nội dung bài tập lên bảng phụ

- HS thảo luận theo nhóm.

- Đại diện 1 nhóm lên trình bày.

- Cả lớp nhận xét.

 

* Ôn tập về các trường hợp bằng nhau của hai tam giác

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu 2-SGK.

- 3 HS đứng tại chỗ trả lời.

- GV treo bảng phụ nội dung bảng tr139 SGK.

- HS ghi bằng kí hiệu.

- GV: Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi 3-SGK.

- 1 HS đứng tại chỗ trả lời.

* Ôn tập một số dạng tam giác đặc biệt

? Trong ch­ương II ta đã học những dạng tam giác đặc biệt nào ?

- HS nêu các tam giác đặc biệt: tam giác cân, vuông, đều, vuông cân.

? Nêu định nghĩa các tam giác đặc biệt đó.

- Cá nhân HS lần lượt nêu định nghĩa các tam giác đặc biệt.

? Nêu các tính chất về cạnh, góc của các tam giác trên.

? Nêu một số cách chứng minh của các tam giác trên.

- Giáo viên treo bảng phụ.

- 3 HS nhắc lại các tính chất của tam giác.

- Yêu cầu HS phát biểu định lý Pitago.

 

I. Ôn tập về tổng các góc trong một tam giác   

- Trong  ABC có:

- Tính chất góc ngoài: Góc ngoài của tam giác bằng tổng 2 góc trong không kề với nó.

Bài tập 68  (tr141-SGK)

- Câu a và b đ­ược suy ra trực tiếp từ định lí tổng 3 góc của một tam giác.

II. Ôn tập về các tr­ường hợp bằng nhau của hai tam giác   

2. Ba trường hợp bằng nhau của hai tam giác là: c.c.c; c.g.c; g.c.g.

3. Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông là: 2 cạnh góc vuông; cạnh góc vuông và góc nhọn; cạnh huyền và góc nhọn; cạnh huyền và cạnh góc vuông.

III. Một số dạng tam giác đặc biệt  

- Tam giác cân: Có 2 cạnh bên bằng nhau, có 2 góc ở đáy bằng nhau.

- Tam giác đều: Có 3 cạnh bằng nhau, 3 góc bằng nhau và bằng 600.

- Tam giác vuông: Là tam giác có 1 góc vuông.

- Tam giác vuông cân: có 1 góc vuông và 2 cạnh góc vuông bằng nhau.

* Định lý Pitago: Nếu tam giác ABC có Â = 900 thì 

 

C. LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG

Hoạt động 2: Bài tập

- Mục tiêu: Rèn kỹ năng giải bài tập tính các góc trong tam giác, chứng minh hai đoạn thẳng, hai góc bằng nhau.

- Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, vấn đáp

- Hình thức tổ chức: Cá nhân

- Phương tiện: SGK, thước

- Sản phẩm: Bài 70/141 sgk

Hoạt động của GV và HS

Ghi bảng

- GV yêu cầu HS làm bài tập 70 SGK

- Gọi HS đọc đề toán.

- GV hướng dẫn vẽ hình, ghi GT, KL của bài toán.

- HS vẽ hình, ghi GT, KL vào vở.

GT

ABC có AB = AC, BM = CN

BH  AM; CK  AN

HB CK  O

KL

a) AMN cân

b) BH = CK

c) AH = AK

d) OBC là tam giác gì ? Vì sao.

c) Khi ; BM = CN = BC

tính số đo các góc của AMN xác định dạng OBC

? Muốn CM tam giác AMN cân ta cần c/m điều gì ?

- Yêu cầu HS c/m tam giác AMB và tam giác ANC bằng nhau để suy ra.

- Gọi 1 HS lên bảng trình bày.

? Để c/m BH = CK ta cần c/m hai tam giác nào bằng nhau ?

? Hai tam giác đó có các yếu tố nào bằng nhau ?

- Gọi 1 HS c/m hai tam giác MBH và NCH bằng nhau để suy ra BH = CK.

? C/M AH = AK thì cần c/m hai tam giác nào bằng nhau ?

- Gọi 1 HS lên bảng c/m tam giác ABH bằng tam giác ACK.

? Khi  và BM = CN = BC thì suy ra đ­ược gì.

- HS: ABC là tam giác đều, BMA cân tại B, CAN cân tại C.

? Tính số đo các góc của AMN

- HS đứng tại chỗ trả lời.

? CBC là tam giác gì.

 

Bài tập 70 (tr141-SGK)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài giải

a) DABM và DACN có

AB = AC (GT)

 (cùng = 1800 - )

BM = CN (GT)

DABM = DACN (c.g.c)

   DAMN cân

b) Xét HBM và KNC có

 (theo câu a); MB = CN

 HMB = KNC (c.huyền – g.nhọn) BH = CK

c) Theo câu a ta có AM = AN  (1)

Theo chứng minh trên: HM = KN (2)

Từ (1), (2) ABH = ACKHA = AK

d)(HMB = KNC) mặt khác  (đối đỉnh)  (đối đỉnh)  OBC cân tại O

 e) Khi   DABC là đều

 

 

ta có DBAM cân vì BM = BA (gt)

 

Tư­ơng tự ta có

Do đó

Tư­ơng tự ta có

 DOBC là tam giác đều.

D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG

E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ

- Tiếp tục ôn tập ch­ương III.

* CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH

Câu 1: Nhắc lại định lí về tổng các góc trong một tam giác, các trường hợp bằng nhau của hai tam giác  (M1)

Câu 2: Bài 70 sgk (M2, M3)

Xem thêm
Giáo án Toán học 7: Ôn tập học kì 2 (tiết 1) mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Toán học 7: Ôn tập học kì 2 (tiết 1) mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Toán học 7: Ôn tập học kì 2 (tiết 1) mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Toán học 7: Ôn tập học kì 2 (tiết 1) mới nhất (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

5

1 đánh giá

1
The Bùi Thị Thu

The Bùi Thị Thu

2022-08-07 19:49:06
giáo án chuẩn
Tải xuống