Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Toán học 7: Ôn tập chương 3 (tt) mới nhất theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:Giáo án Toán học 7:
ÔN TẬP CHƯƠNG III (TT)
I. MỤC TIÊU
- Năng lực chung: NL tư duy, NL tính toán, NL tự học, NL sử dụng ngôn ngữ, NL hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: NL phát biểu các định lí về các đường đồng quy trong tam giác
II. CHUẨN BỊ
Nội dung |
Nhận biết (M1) |
Thông hiểu (M2) |
Vận dụng (M3) |
Vận dụng cao (M4) |
Ôn tập chương III (tt) |
Phát biểu các tính chất |
Vẽ hình, ghi giả thiết, kết luận |
Giải bài tập liên quan |
|
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Kiểm tra bài cũ:
A. KHỞI ĐỘNG
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức
- Mục tiêu: Ôn tập về các đường đồng quy trong tam giác
- Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, vấn đáp
- Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm
- Phương tiện: SGK
- Sản phẩm: Tính chất các đường đồng quy trong tam giác
Hoạt động của GV & HS |
Ghi bảng |
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: - Tính chất ba đường trung tuyến. - Tính chất ba đường phân giác. - Tính chất ba đường trung trực. - Tính chất ba đường cao. - Các nhóm thảo luận. Trả lời câu 4,5 sgk - Giáo viên gọi đại diện các nhóm trả lời. GV nhận xét, đánh giá., chốt kiến thức |
I. Lí thuyết *. Các đường đồng quy trong tam giác: Trọng tâm, điểm cách đều 3 cạnh của tam giác, điểm cách đều 3 đỉnh của tam giác, trực tâm. 4. Ghép đôi hai ý để được khẳng định đúng: a - d' ; b - a' ; c - b' ; d - c' 5. Ghép đôi hai ý để được khẳng định đúng: a - b' ; b - a' ; c - d' ; d - c' |
C. LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG
Hoạt động 2: Bài tập
- Mục tiêu: Rèn kỹ năng vận dụng các tính chất để chứng minh
- Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, vấn đáp
- Hình thức tổ chức: Cá nhân
- Phương tiện: SGK, thước
- Sản phẩm: Bài 68, 69 sgk
Hoạt động của GV & HS |
Ghi bảng |
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: * Làm bài 68sgk - Gọi HS đọc bài toán, gv hướng dẫn vẽ hình, hướng dẫn c/m. ? M cách đều hai cạnh của góc thì M nằm trên đường nào ? ? M cách đều hai điểm A, B thì M nằm trên đường nào ? Từ đó suy ra vị trí của M.
* Làm bài tập 69sgk - Gọi HS đọc bài toán. - GV hướng dẫn vẽ hình và chứng minh bài toán theo các câu hỏi gợi ý: -Trong tam giác OSQ có SR và PQ là các đường gì ? HS: Hai đường cao. - M là điểm gì của tam giác ? HS: M là trực tâm của tam giác. Suy ra OM là đường gì của tam giác đó ? HS: OM là 1 đường cao của tam giác. - GV hướng dẫn trình bày. |
II. Bài tập Bài tập 68/88 a) Để M cách đều hai cạnh Ox và
Oy thì M nằm trên tia phân giác của góc xOy (1) Để M cách đều A và B thì M nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB (2) Từ (1) và (2) suy ra M vừa nằm trên tia phân giác của góc xOy, vừa nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB. Vậy M là giao điểm của tia phân giác của góc xOy và đường trung trực của đoạn thẳng AB. b) Nếu OA = OB thì có vô số điểm M, tập hợp các điểm M là tia phân giác của góc xOy. Bài tập 69/88
Chứng minh Theo GT bài toán ta thấy SR và QP là hai đường cao trong tam giác OSQ. Do đó M là trực tâm của tam giác, suy ra OM cũng là 1 đường cao. Vậy OM vuông góc với SQ |
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Trả lời 3 câu hỏi phần ôn tập 6, 7, 8 (tr87-SGK)
- Làm bài tập 67, 70 (tr87-SGK)
- Chuẩn bị ôn tập cuối năm.
* CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH
Câu 1: Nhắc lại t/c các đường đồng qui của tam giác (M1)
Câu 2: Câu 4,5 /86 (M2)
Câu 3: Bài 68, 69 (SGK) (M3)