Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Toán học 7 bài 4: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác mới nhất theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
§4. TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG TRUNG TUYẾN CỦA TAM GIÁC
I. MỤC TIÊU:
- Thông qua thực hành cắt giấy và vẽ hình trên giấy kẻ ô vuông phát hiện ra tính chất ba đường trung tuyến của tam giác.
- Năng lực chung: NL tư duy, NL tính toán, NL tự học, NL sử dụng ngôn ngữ, NL làm chủ bản thân, NL hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: NL vẽ đường trung tuyến, phát hiện tính chất ba đường trung tuyến.
II. CHUẨN BỊ
Nội dung |
Nhận biết (M1) |
Thông hiểu (M2) |
Vận dụng (M3) |
Vận dụng cao (M4) |
Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác. |
Cách vẽ đường trung tuyến của tam giác |
Vẽ và xác định được ba đường trung tuyến của tam giác. |
Tìm tỉ số giữa các đoạn thẳng |
|
III. TIẾN TRINH TIẾT DẠY:
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Mở đầu
- Mục tiêu: Kích thích hs suy nghĩ về đường nối đỉnh đối diện với trung điểm.
- Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, vấn đáp
- Hình thức tổ chức: Cá nhân
- Phương tiện: SGK
- Sản phẩm: Đường trung tuyến
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV vẽ tam giác ABC ? Trung điểm của đoạn thẳng là gì ? - Xác định trung điểm của BC. - Hãy nối đỉnh A với trung điểm của cạnh BC. ? Đường thẳng đó gọi là gì? GV: Để trả lời câu hỏi này ta vào bài học hôm nay |
- Trung điểm của đoạn thẳng là điểm nằm giữa và cách đều hai đầu đoạn thẳng. - Dùng thước đo độ dài đoạn thẳng rồi chia thành 2 phần bằng nhau . -Dự đoán câu trả lời |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
- Hoạt động 2: Đường trung tuyến của tam giác - Mục tiêu: HS nêu được khái niệm đường trung tuyến của tam giác. - Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, vấn đáp - Hình thức tổ chức: Cá nhân - Phương tiện: SGK, thước, bảng phụ vẽ tan giác - Sản phẩm: Khái niệm đường trung tuyến của tam giác và vẽ đường trung tuyến |
|
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV:Vẽ ABC, yêu cầu HS - Xác định trung điểm của M (bằng thước thẳng) - Vẽ đoạn thẳng AM HS thực hiện, GV nhận xét, đánh giá GV giới thiệu đoạn thẳng AM là đường trung tuyến (xuất phát từ đỉnh A hoặc ứng với cạnh BC) của tam giác ABC ? Thế nào là đường trung tuyến của tam giác ? * HS trả lời, GV đánh giá, chốt kiến thức: Đường trung tuyến của tam giác là đoạn thẳng nối từ đỉnh của tam giác tới trung điểm cạnh đối diện. - Tương tự, hãy vẽ trung tuyến xuất phát từ đỉnh B, từ C của ABC ? Một tam giác có mấy đường trung tuyến ? HS thực hiện, GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: |
1. Đường trung tuyến của tam giác
- Đoạn thẳng AM nối đỉnh A của ABC với trung điểm M của cạnh BC gọi là đường trung tuyến (xuất phát từ đỉnh A hoặc ứng với cạnh BC) của ABC - Đường thẳng AM cũng gọi là đường trung tuyến của ABC - Mỗi tam giác có ba đường trung tuyến |
- Hoạt động 3: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác - Mục tiêu: HS nêu được tính chất ba đường trung tuyến. - Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, vấn đáp - Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm - Phương tiện: SGK, thước, - Sản phẩm: Tính chất ba đường trung tuyến |
|
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: - Cho HS thực hành gấp giấy theo nhóm Qua bài thực hành 1 gọi HS trả lời ?2 HS thực hành theo nhóm, trả lời ?2, GV nhận xét, đánh giá - Tiếp tục cho HS trả lời ?3 - Các nhóm HS quan sát hình vẽ, dựa vào các ô vuông, làm ?3 GV nhận xét, đánh giá ? Qua các thực hành trên em có nhận xét gì về tính chất ba đường trung tuyến của một tam giác? * HS trả lời, GV đánh giá, chốt kiến thức - GV: Giới thiệu trọng tâm của tam giác - GV: Hướng dẫn HS cách xác định trọng tâm của tam giác theo hai cách sau: Cách 1: Chỉ cần vẽ giao điểm của hai đường trung tuyến Cách 2: Vẽ 1 trung tuyến và chia trung tuyến đó thành ba phần bằng nhau rồi lấy cách đỉnh 2 phần hoặc lấy cách trung điểm 1 phần , điểm đó là trọng tâm của tam giác cần xác định
|
2.Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác a) Thực hành : (SGK) ?3: - AD là đường tiếp tuyến của tam giác ABC - Ta có: b) Tính chất : Định lý : (sgk) Các đường trung tuyến AD, BE, CF cùng đi qua điểm G (hay còn gọi là đồng quy tại điểm G) và ta có : Điểm G gọi là trọng tâm của tam giác |
C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
- Hoạt động 4: Bài tập
- Mục tiêu: Củng cố khái niệm và tính chất ba đường trung tuyến của tam giác
- Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, thảo luận
- Hình thức tổ chức: Cá nhân, cặp đôi
- Phương tiện: SGK, thước thẳng
- Sản phẩm: Giải bài 23, 24/66 sgk
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: - Làm bài 23/66 (SGK) HS thảo luận theo cặp tìm câu trả lời đúng Đại diện 1 HS nêu câu trả lời GV nhận xét, đánh giá - Làm bài 24/66 (SGK) HS thảo luận theo cặp, tìm số để điền 2 HS lên bảng trình bày GV nhận xét, đánh giá |
Bài 23/66sgk Khẳng định đúng là Bài 24/66sgk a) MG = MR ; GR = MR; GR = MG b) NS = NG; NS = 3 GS ; NG = 2 GS
|
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Học thuộc định lý về tính chất ba đường trung tuyến của tam giác
- BTVN: 25 ; 26 ; 27/ 67 (SGK) ; 31 ; 33 /27 (SBT)
- Chuẩn bị tốt các BT cho tiết luyện tập sau và đọc phần “Có thể em chưa biết”
* CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH
Câu 1: Phát biểu tính chất ba đường trung tuyến. (M1)
Câu 2: Bài 23/66 sgk (M2)
Câu 3: Bài 24/66 sgk (M3)