Thực hành 6 trang 92 Toán 11 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải bài tập Toán lớp 11

302

Với giải Thực hành 6 trang 92 Toán 11 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 1: Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 11 Bài 1: Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian

Thực hành 6 trang 92 Toán 11 Tập 1: Cho A, B, C là ba điểm chung của hai mặt phẳng phân biệt (α) và (β) (Hình 16). Chứng mình A, B, C thẳng hàng.

Thực hành 6 trang 92 Toán 11 Tập 1 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 11

Lời giải:

Gọi giao điểm của mặt phẳng (α) và (β) là đường thẳng d.

Ta có A, B, C là ba điểm chung của hai mặt phẳng phân biệt (α) và (β) nên A, B, C ∈ d do đó A, B, C thẳng hàng.

Lý thuyết Các tính chất thừa nhận của hình học không gian

- Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt cho trước.

- Có một và chỉ một mặt phẳng đi qua 3 điểm không thẳng hàng.

- Nếu một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt của một mặt phẳng thì mọi điểm của đường thẳng đều nằm trong mặt phẳng đó.

- Tồn tại 4 điểm không cùng thuộc một mặt phẳng.

- Nếu mọi điểm của đường thẳng d đều thuộc mặt phẳng (P) thì ta nói d nằm trong (P) hoặc (P) chứa d. Kí hiệu d(P) hoặc (P)d.

- Nếu hai mặt phẳng phân biệt có điểm chung thì các điểm chung của hai mặt phẳng là một đường thẳng đi qua điểm chung đó. Đường thẳng đó được gọi là giao tuyến, kí hiệu d=(α)(β).

 (ảnh 4) 

- Trên mỗi mặt phẳng, tất cả các kết quả đã biết trong hình học phẳng đều đúng

Từ khóa :
Toán 11
Đánh giá

0

0 đánh giá