Có 4 mẫu sau: dung dịch NaOH, dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 và H2O được kí hiệu bằng các chữ cái A, B, C và D

2.2 K

Với giải Bài 5 trang 45 Hóa học lớp 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học lớp 11 Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate

Bài 5 trang 45 Hóa học 11: Có 4 mẫu sau: dung dịch NaOH, dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 và H2O được kí hiệu bằng các chữ cái A, B, C và D (không theo trình tự trên). Kết quả của những thí nghiệm nhận biết những mẫu này được ghi trong bảng sau:

Có 4 mẫu sau: dung dịch NaOH, dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 và H2O được kí hiệu

Hãy cho biết A, B, C và D là kí hiệu của những chất nào. Giải thích và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

Lời giải:

Chất B làm xanh quỳ tím và không tạo kết tủa với dung dịch BaCl2 nên chất B là NaOH.

Chất C không làm đổi màu quỳ tím và không tạo kết tủa với dung dịch BaCl2 nên chất C là H2O.

Chất D làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ và không tạo kết tủa với dung dịch BaCl2 nên chất D là HCl.

Chất A làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ và tạo kết tủa với dung dịch BaCl2 nên chất A là H2SO4.

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Tính chất nào sau đây không phải tính chất của dung dịch sulfuric acid đặc?

A. Tính háo nước.

B. Tính oxi hóa.

C. Tính acid.

D. Tính khử.

Đáp án đúng là: D

Dung dịch sulfuric acid đặc không có tính khử.

Câu 2. Dung dịch sulfuric acid loãng tác dụng được với 2 chất trong dãy nào sau đây?

A. S và H2S.

B. Fe và Fe(OH)3.

C. Cu và Cu(OH)2.

D. C và CO2.

Đáp án đúng là: B

Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2

Fe(OH)2 + H2SO4 loãng → FeSO4 + 2H2O

Câu 3. Cho FeCO3 tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, dư. Sản phẩm khí thu được là

A. CO2.

B. H2 và CO2.

C. SO2 và CO2.

B. SO2.

Đáp án đúng là: C

2FeCO3 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 2CO2↑ + 4H2O

Đánh giá

0

0 đánh giá