Quan sát Hình 7.2, mô tả cấu tạo phân tử của H2SO4

807

Với giải Câu hỏi thảo luận 2 trang 41 Hóa học lớp 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học lớp 11 Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate

Câu hỏi thảo luận 2 trang 41 Hóa học 11: Quan sát Hình 7.2, mô tả cấu tạo phân tử của H2SO4.

Quan sát Hình 7.2, mô tả cấu tạo phân tử của H2SO4

Lời giải:

- Liên kết trong phân tử H2SO4 là liên kết cộng hoá trị.

- Phân tử H2SO4 có 2 nguyên tử hydrogen linh động, nguyên tử sulfur tạo được 6 liên kết cộng hoá trị với các nguyên tử oxygen.

Lý thuyết Sulfuric acid

a) Tính chất vật lý và cấu tạo phân tử:

- Là chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi, nặng gần gấp 2 lần nước (H2SO4 98% có D = 1,84g/cm3).

- Trong phân tử của H2SO4, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị. 2 liên kết đơn O – H, 2 liên kết đơn O – S và 2 liên kết đôi S = O.

  (ảnh 1)

b) Tính chất hóa học và ứng dụng

- Dung dịch H2SO4 loãng có tính chất chung của acid như:

+ Làm quỳ tím hóa đỏ

+ Tác dụng với kim loại Fe+H2SO4FeSO4+H2

+ Tác dụng với basic oxide và base CuO+H2SO4CuSO4+H2OMg(OH)2+H2SO4MgSO4+2H2O

+ Tác dụng với muối BaCl2+H2SO4BaSO4+2HCl

-Dung dịch H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hóa mạnh và tính háo nước

  (ảnh 2)

- Ứng dụng

+ Sulfuric acid đặc hấp thụ mạnh hơi nước nên được dùng để làm khô những khí không tác dụng với nó.

+ Dùng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa tổng hợp, tơ sợi hóa học, chất dẻo…

c) Cách bảo quản, sử dụng và nguyên tắc xử lí khi bỏng acid

- Khi sử dụng, bảo quản dung dịch sulfuric acid cần phải cẩn thận, tuân thủ đúng nguyên tắc an toàn.

- Cách pha loãng dung dịch H2SO4 đặc: đổ từ từ dung dịch H2SO4 đặc vào nước, tuyệt đối không làm ngược lại.

- Khi bị bỏng acid cần nhanh chóng bỏ quần áo bị dính acid, rửa ngay bằng nước sạch khoảng 20 phút sau đó đến cơ sở ý tế gần nhất.

d) Quy trình sản xuất sulfuric acid theo phương pháp tiếp xúc

- Giai đoạn 1: Sản xuất SO2:

 (ảnh 3)

- Giai đoạn 2: Sản xuất SO3

 (ảnh 4)

- Giai đoạn 3: Sản xuất H2SO4

H2SO4+nSO3H2SO4.nSO3H2SO4.nSO3+nH2O(n+1)H2SO4

Đánh giá

0

0 đánh giá