Với giải Khám phá 1 trang 43 Toán 8 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 1: Hình chóp tam giác đều – Hình chóp tứ giác đều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 8. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Toán lớp 8 Bài 1: Hình chóp tam giác đều – Hình chóp tứ giác đều
Khám phá 1 trang 43 Toán 8 Tập 1: Quan sát các hình không gian trong Hình 1 và trả lời các câu hỏi sau:
a) Các mặt bên của mỗi hình là hình gì?
b) Hình nào có các cạnh bên bằng nhau và đáy là hình tam giác đều?
c) Hình nào có các cạnh bên bằng nhau và đáy là hình vuông?
Lời giải:
a) Các mặt bên của Hình 1a, Hình 1b là hình chữ nhật.
Các mặt bên của Hình 1c, Hình 1d là hình tam giác.
b) Cả bốn hình (Hình 1a, 1b, 1c, 1d) đều có các cạnh bên bằng nhau.
Hình 1a và Hình 1c có đáy là tam giác đều.
Vậy Hình 1a và Hình 1c có các cạnh bên bằng nhau và đáy là hình tam giác đều.
c) Cả bốn hình (Hình 1a, 1b, 1c, 1d) đều có các cạnh bên bằng nhau.
Hình 1b và Hình 1d có đáy là hình vuông.
Vậy Hình 1b và Hình 1d có các cạnh bên bằng nhau và đáy là hình vuông.
Lý thuyết Hình chóp tam giác đều – Hình chóp tứ giác đều
1.1. Hình chóp tam giác đều
Hình S.ABC (hình vẽ) là một hình chóp tam giác đều.
Trong hình này:
– S gọi là đỉnh.
– Mặt ABC là một tam giác đều và được gọi là mặt đáy (gọi tắt là đáy).
– Các đoạn thẳng SA, SB, SC bằng nhau và được gọi là các cạnh bên.
– Ba mặt SAB, SBC, SCA là các tam giác cân bằng nhau và được gọi là ba mặt bên.
– Các đoạn thẳng AB, BC, CA được gọi là cạnh đáy.
– Gọi O là trong tâm của mặt đáy, khi đó SO gọi là đường cao, độ dài SO gọi là chiều cao.
Ví dụ 1. Hãy cho biết mặt bên, mặt đáy, đường cao, độ dài cạnh bên, độ dài cạnh đáy của hình chóp tam giác đều trong hình sau:
Hướng dẫn giải
Trong hình chóp tam giác đều O.MNP có:
– Ba mặt OMN, OMP, OPN là ba mặt bên.
– Mặt MNP là mặt đáy.
– OG là đường cao.
– Độ dài các cạnh bên OM, ON, OP là 7 cm.
– Độ dài các cạnh đáy MN, NP, PM là 3 cm.
1.2. Hình chóp tứ giác đều
Hình S.ABCD (hình vẽ) là một hình chóp tứ giác đều.
Trong hình này:
– S gọi là đỉnh.
– Mặt ABCD là một hình vuông và được gọi là mặt đáy (gọi tắt là đáy).
– Các đoạn thẳng SA, SB, SC, SD bằng nhau và được gọi là các cạnh bên.
– Bốn mặt SAB, SBC, SCD, SDA là các tam giác cân bằng nhau và được gọi là bốn mặt bên.
– Các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA được gọi là cạnh đáy.
– Gọi O là giao điểm hai đường chéo của mặt đáy, khi đó SO là đường cao, độ dài SO gọi là chiều cao.
Ví dụ 2. Cho hình chóp tứ giác đều I.ABCD như hình vẽ:
a) Hãy cho biết đỉnh, mặt bên, cạnh đáy, chiều cao của hình chóp tứ giác đều đó.
b) Biết IB = 6 cm, CD = 4 cm. Tính độ dài các cạnh IA, IC, AB, AD.
Hướng dẫn giải
a) Trong hình chóp tứ giác đều I.ABCD có:
– Đỉnh là điểm I.
– Bốn mặt IAB, IBC, ICD, IDA là bốn mặt bên.
– Các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA được gọi là cạnh đáy.
– Độ dài IO gọi là chiều cao.
b) Vì bốn mặt bên IAB, IBC, ICD, IDA là các tam giác cân bằng nhau nên IA = IB = IC
Mà IB = 6 cm.
Suy ra IA = IC = 6 cm.
Vì mặt đáy ABCD là hình vuông nên AB = BC = CD = DA
Mà CD = 4 cm
Suy ra AB = AD = 4 cm.
Video bài giảng Toán 8 Hình chóp tam giác đều – Hình chóp tứ giác đều - Chân trời sáng tạo
Xem thêm các lời giải bài tập Toán lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Thực hành 2 trang 44 Toán 8 Tập 1: Cho hình chóp tứ giác đều A.MNPQ (Hình 5)...
Vận dụng 3 trang 46 Toán 8 Tập 1: Tấm bìa nào sau đây có thể gấp thành hình chóp tứ giác đều?...
Bài 1 trang 46 Toán 8 Tập 1: Quan sát hai hình dưới đây và thay mỗi dấu ? cho thích hợp...
Bài 4 trang 47 Toán 8 Tập 1: Các phát biểu sau đúng hay sai? Nếu sai thì sửa lại cho đúng...
Xem thêm các bài giải SGK Toán lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 1: Hình chóp tam giác đều – Hình chóp tứ giác đều
Bài 2: Diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều