Sách bài tập Toán 8 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Hình chóp tam giác đều

2.2 K

Với giải sách bài tập Toán 8 Bài 1: Hình chóp tam giác đều sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán 8 Bài 1: Hình chóp tam giác đều

Giải SBT Toán 8 trang 40

Bài 1 trang 40 SBT Toán 8 Tập 1: Hãy cho biết tên các mặt bên, mặt đáy, đường cao và độ dài cạnh bên, cạnh đáy của mỗi hình chóp tam giác đều ở Hình 5.

Hãy cho biết tên các mặt bên, mặt đáy, đường cao và độ dài cạnh bên, cạnh đáy

Lời giải:

– Hình 5a: Hình chóp tam giác đều K.ABC có

• các mặt bên là: KAB, KBC, KCA.

• mặt đáy là: ABC.

• đường cao là: KO.

• độ dài cạnh bên là: 10 cm.

• độ dài cạnh đáy là: 15 cm.

– Hình 5b: Hình chóp tam giác đều S.MNP có:

• các mặt bên là: SMN, SNP, SPM.

• mặt đáy là: MNP.

• đường cao là: SO.

• độ dài cạnh bên là: 10 cm.

• độ dài cạnh đáy là: 8 cm.

Bài 2 trang 40 SBT Toán 8 Tập 1: Hãy cho biết tên các mặt bên, mặt đáy, đường cao và độ dài cạnh bên, cạnh đáy của mỗi hình chóp tứ giác đều ở Hình 6.

Hãy cho biết tên các mặt bên, mặt đáy, đường cao và độ dài cạnh bên, cạnh đáy của mỗi hình chóp tứ giác đều ở Hình 6

Lời giải:

– Hình 6a: Hình chóp tứ giác đều T.ABCD có

• các mặt bên là: TAB, TBC, TCD, TDA.

• mặt đáy là: ABCD.

• đường cao là: TO.

• độ dài cạnh bên là: 7 cm.

• độ dài cạnh đáy là: 5 cm.

– Hình 6b: Hình chóp tứ giác đều A.MNPQ có

• các mặt bên là: AMN, ANP, APQ, AQM.

• mặt đáy là: MNPQ.

• đường cao là: AO.

• độ dài cạnh bên là: 8 cm.

• độ dài cạnh đáy là: 4 cm.

Bài 3 trang 40 SBT Toán 8 Tập 1: Cho hình chóp tứ giác đều S.CDEF có SD = 5 cm, EF = 3 cm. Tìm độ dài các cạnh còn lại của hình chóp đó.

Lời giải:

Cho hình chóp tứ giác đều S.CDEF có SD = 5 cm, EF = 3 cm

Do S.CDEF là hình chóp tứ giácđều nên

• các cạnh bên bằng nhau, SC = SE = SF = SD = 5 cm.

•đáy là hình vuông CDEF nên các cạnh đáy bằng nhau, CD = DE = CF = EF = 3 cm.

Bài 4 trang 40 SBT Toán 8 Tập 1: Cho hình chóp tam giác đều J.MNP có JM = 8,2 cm, MN = 3,5 cm. Tìm độ dài các cạnh còn lại của hình chóp đó.

Lời giải:

Cho hình chóp tam giác đều J.MNP có JM = 8,2 cm, MN = 3,5 cm

DoJ.MNP là hình chóp tam giác đều nên

• các cạnh bên bằng nhau: JN = JP = JM = 8,2 cm.

• đáy là DMNP đều nên NP = MP = MN = 3,5 cm.

Bài 5 trang 40 SBT Toán 8 Tập 1: Tạo lập hình chóp tam giác đều có độ dài cạnh đáy 4 cm, độ dài cạnh bên 6 cm.

Lời giải:

Bước 1. Trên một tấm bìa, vẽ một hình tam giác đều cạnh 4 cm và ba hình tam giác cân với kích thước như hình vẽ.

Tạo lập hình chóp tam giác đều có độ dài cạnh đáy 4 cm, độ dài cạnh bên 6 cm

Bước 2.Cắt tấm bìa như hình vẽ, rồi gấp lại theo các đường màu xanh, ta được hình chóp tam giác đều thỏa mãn yêu cầu.

Bài 6 trang 40 SBT Toán 8 Tập 1: Tạo lập hình chóp tứ giác đều có độ dài cạnh đáy 4 cm, chiều cao của mặt bên xuất phát từ đỉnh của hình chóp tứ giác đều bằng 5 cm.

Lời giải:

Bước 1. Trên một tấm bìa, vẽ một hình vuông cạnh 4 cm.

– Bước 2. Do bốn mặt bên của hình chóp tứ giác đều là hình tam giác cân nên đường cao kẻ từ đỉnh của tam giác cân cũng đồng thời là đường trung trực.

Do đó, tại trung điểm của mỗi cạnh hình vuông trên, ta vẽ đường trung trực của cạnh đó và lấy ra phía ngoài hình vuông 1 đoạn bằng 5 cm. Tương tự như vậy ta vẽ được bốn hình tam giác cân với kích thước như hình vẽ.

Tạo lập hình chóp tứ giác đều có độ dài cạnh đáy 4 cm, chiều cao của mặt bên

– Bước 3. Cắt tấm bìa như hình vẽ, rồi gấp lại theo các đường màu xanh, ta được hình chóp tứ giác đều thỏa mãn yêu cầu.

Giải SBT Toán 8 trang 41

Bài 7 trang 41 SBT Toán 8 Tập 1: Trong các hình khai triển sau, hình nào gấp theo đường màu xanh thì được một hình chóp tam giác đều hay một hình chóp tứ giác đều.

Trong các hình khai triển sau, hình nào gấp theo đường màu xanh thì được một hình chóp

Lời giải:

Hình 7a gấp được một hình chóp tam giác đều; hình 7c gấp được 1 hình chóp tứ giác đều.

Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối chương 1

Bài 1: Hình chóp tam giác đều - Hình chóp tứ giác đều

Bài 2: Diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều

Bài tập cuối chương 2

Bài 1: Định lí Pythagore

Bài 2: Tứ giác

Lý thuyết Hình chóp tam giác đều – Hình chóp tứ giác đều

1. Hình chóp tam giác đều 

 (ảnh 1)

Hình chóp tam giác đều có:

- Đáy là tam giác đều.

- 3 cạnh bên bằng nhau.

- 3 mặt bên là các tam giác cân bằng nhau và có chung một đỉnh.

- 3 cạnh đáy bằng nhau là ba cạnh của tam giác đáy.

- Chân đường cao trùng với tâm của đáy.

2. Hình chóp tứ giác đều

  (ảnh 2)

Hình chóp tứ giác đều có:

- Đáy là hình vuông.

- 4 cạnh bên bằng nhau.

- 4 mặt bên là các tam giác cân bằng nhau và có chung một đỉnh.

- 4 cạnh đáy bằng nhau là bốn cạnh của hình vuông đáy.

- Chân đường cao trùng với giao điểm của hai đường chéo của mặt đáy.

Đánh giá

0

0 đánh giá