Hoạt động 3 trang 19 Toán 8 Tập 1 Cánh diều | Giải bài tập Toán lớp 8

584

Với giải Hoạt động 3 trang 19 Toán 8 Tập 1 Cánh diều chi tiết trong Bài 3: Hằng đẳng thức đáng nhớ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 8 Bài 3: Hằng đẳng thức đáng nhớ

Video bài giải Toán lớp 8 Bài 3: Hằng đẳng thức đáng nhớ - Cánh diều

Hoạt động 3 trang 19 Toán 8 Tập 1: Với a, b là hai số thực bất kì, thực hiện phép tính: (a – b)(a + b).

Lời giải:

Ta có: (a – b)(a + b) = a . a + a . b – b . a + b . b = a2 – b2.

Lý thuyết Hằng đẳng thức đáng nhớ

1. Bình phương của một tổng, hiệu

Với hai biểu thức A, B tùy ý, ta có:

(A + B)2 = A2 + 2AB + B2

(A – B)2 = A2 – 2AB + B2

Ví dụ:

• (x + 2)2 = x2 + 2 . x . 2 + 22 = x2 + 4x + 4;

• (x – 2)2 = x2 – 2 . x . 2 + 22 = x2 – 4x + 4.

2. Hiệu hai bình phương

Với hai biểu thức A, B tùy ý, ta có:

A2 – B2 = (A – B)(A + B)

Ví dụ: x2 – 36 = ( x – 6)(x + 6)

3. Lập phương của một tổng, một hiệu

Với hai biểu thức A, B tùy ý, ta có:

(A + B)3 = A3 + 3A2B + 3AB2 + B3

(A – B)2 = A3 – 3A2B + 3AB2 – B3

Ví dụ:

(x + 1)3 = x3 + 3 . x2 . 1 + 3 . x . 12 + 13

= x3 + 3x2  + 3x + 1

(x – 2)3 = x3 – 3 . x2 . 2 + 3 . x . 22 – 23

= x3 – 6x2  + 12x – 8

4. Tổng, hiệu hai lập phương

A3 + B3 = (A + B)(A2 – AB + B2);

A3 – B3 = (A – B)(A2 + AB + B2).

Ví dụ:

• 8 + x3 = 23 + x3 = (2 + x)(22 – 2 . x + x2)

= (2 + x)(4 – 2x + x2).

• 8x3 – y3 = (2x)3 – y3 = (2x – y)[(2x)2 + 2x . y + y2]

= (2x – y)(4x2 + 2xy + y2).

Đánh giá

0

0 đánh giá