Giáo án Đẽo cày giữa đường (Kết nối tri thức) 2024| Ngữ văn 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 7 Bài 6: Đẽo cày giữa đường Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN

                                    ĐỌC VĂN BẢN 1:ĐẼO CÀY GIỮA ĐƯỜNG

                                                                                 – Ngụ ngôn Việt Nam – 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Chủ đề của bài học, truyện ngụ ngôn, các yếu tố cơ bản trong truyện ngụ ngôn.

- Đặc điểm của tục ngữ

- Đặc điểm và bài học trong truyện ngụ ngôn được thể hiện trong văn bản “Đẽo cày giữa đường”.

2. Năng lực

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn ( đề tài, tình huống, cốt truyện, nhân vật, chủ đề.) .

- Xác định được ngôi kể văn bản “Đẽo cày giữa đường"

- Nhận biết được các chi tiết  về lời nói, hành động, nhân vật văn bản. Từ đó hình dung ra đặc điểm của văn bản truyện ngụ ngôn..

3. Phẩm chất

- Phải có chính kiến và biết bảo vệ chính kiến để đạt mục tiêu đề ra.

- Biết lắng nghe và hành động thích hợp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- KHBD, SGK, SGV, SBT.

- Các PHT 

- Bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A/ GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc phần Giới thiệu bài học và trả lời câu hỏi: Phần giới thiệu bài học muốn nói với chúng ta điều gì?

HS lắng nghe.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

Gv chuẩn kiến thức:

+ Ý thứ nhất giới thiệu về việc học tập suốt đời của con người và học ở mọi nơi mọi lúc.

+  Thứ hai, bài học nhằm giới thiệu về 2 thể loại mới là truyện ngụ ngôn và tục ngữ đem đến nhiều bài học hấp dẫn.

1. Giới thiệu bài học

- Các văn bản trong chủ đề nhằm khẳng định chúng ta học suốt đời ở những nguồn tài liệu vô tận

- Hai sáng tác truyện ngụ ngôn và tục ngữ sẽ mang đến những điều mới mẻ bổ ích

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS sử dụng phiếu chuẩn bị bài ở nhà sau khi đọc và tìm ý trong phần Tri thức ngữ văn trong SGK.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 

GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm phiếu học tập số 1 đã giao ở nhà:

+ Thế nào là truyện ngụ ngôn, nêu đặc điểm cơ bản của truyện ngụ ngôn?

+ Đọc hai ngữ liệu sau, em hãy xác định đâu là tục ngữ:

VD1: Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

       Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

VD2: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV bổ sung: Trong bài học này, chúng ta sẽ được tìm hiểu về 2 thể loại mới đó là truyện ngụ ngôn và tục ngữ.

2. Tri thức ngữ văn

a/ Truyện ngụ ngôn

- Là hình thức tự sự cỡ nhỏ, trình bầy một bài học kinh nghiệm.

Các yếu tố cơ bản trong truyện ngụ ngôn

  • Ngôn ngữ: văn vần hoặc văn xuôi

  • Nhân vật: con người hoặc con vật, đồ vật được nhân hóa 

  • Nghệ thuật: ngôn ngữ giàu hình ảnh, yếu tố hài hước

b/ Tục ngữ:

- VD2 là tục ngữ.

- Là những câu văn ngắn gọn có hình ảnh nhịp điệu, đúc kết kinh nghiệm dân gian.

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 13 trang, trên đây trình bày tóm tắt 3 trang của Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức Bài 6: Đẽo cày giữa đường.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 6: Bài học cuộc sống

Giáo án Đẽo cày giữa đường

Ếch ngồi đáy giếng

Con mối và con kiến

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 10

Để mua Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/

Đánh giá

0

0 đánh giá