Tài liệu tóm tắt Con mối và con kiến môn Ngữ văn lớp 7 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn gọn, chi tiết gồm có 10 bài tóm tắt tác phẩm Con mối và con kiến hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 7.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Tóm tắt Con mối và con kiến
Bài giảng: Con mối và con kiến - Kết nối tri thức
Tóm tắt bài Con mối và con kiến - Mẫu 1
Bài thơ ngụ ngôn mượn câu chuyện của mối và kiến để nói lên sự đối lập giữa lối sống của nhiều người trong xã hội. Con mối với lối sống chỉ muốn đục rỗng tủ hòm, ngồi yên một chỗ đại diện cho những người không muốn lap động, sợ vất vả, chỉ muốn hưởng thụ trước mắt. Những chú kiến sẵn sàng làm việc, dù vất vả nhưng luôn chủ động lo xa, vì đàn tổ đại diện cho những người không ngại vất vả, chăm chỉ lao động, biết lo xa, trách nhiệm với cộng đồng, sống vì mọi người.
Tóm tắt bài Con mối và con kiến - Mẫu 2
Văn bản thông qua cuộc hội thoại giữa hai con vật là kiến và mối để nói lên sự đối lập giữa lối sống của hai bộ phận con người trong xã hội hiện nay. Trong khi mối không muốn lao động, chỉ biết hưởng thụ trước mắt, nghĩ đến bản thân, thì kiến không ngại vất vả, chăm chỉ lao động, biết lo xa, sống có trách nhiệm với cộng đồng. Qua đó, câu chuyện khẳng định rằng chỉ có chăm chỉ cần cù làm lụng cuộc sống mới có thể ấm êm, bền vững.
Tóm tắt bài Con mối và con kiến - Mẫu 3
Bài thơ ngụ ngôn nói về hai con vật mối và kiến. Mối có suy nghĩ chỉ muốn tận hưởng, ăn sẵn, lười vận động, còn kiến lại không ngại vất vả, cần cù lo lắng cho cộng đồng của mình, chuẩn bị cho tương lai bền vững.
Tóm tắt bài Con mối và con kiến - Mẫu 4
Bài thơ mượn lời hai con vật là kiến và mối để nói lên sự đối lập giữa lối sống của hai bộ phận con người trong xã hội hiện nay. Mối không muốn lao động, chỉ biết hưởng thụ trước mắt, nghĩ đến bản thân, còn kiến không ngại vất vả, chăm chỉ lao động, biết lo xa, sống có trách nhiệm với cộng đồng. Từ đó, câu chuyện khẳng định rằng chỉ có chăm chỉ cần cù làm lụng cuộc sống mới có thể ấm êm, bền vững.
Tóm tắt bài Con mối và con kiến - Mẫu 5
Trong xã hội hiện nay, chúng ta thường thấy xuất hiện hai loại người đó là một loại người lười làm, lười lao động, luôn ỷ lại, sống chỉ biết hưởng thụ. Còn một người luôn chăm chỉ làm ăn, sống có trách nhiệm với cộng đồng. Hiện thực như vậy nên tác giả đã mượn hình ảnh con kiến và con mối để nói về thực trạng của hai loại người trong xã hội. Đồng thời nêu lên một thông điệp đó là trong xã hội này chỉ có làm thì mới có ăn. Không được lười làm, đồng thời cũng nhắn nhủ mọi người nên sống có trách nhiệm với cộng đồng xã hội để xây dựng một xã hội ngày càng phát triển hơn.
Tóm tắt bài Con mối và con kiến - Mẫu 6
Truyện ngụ ngôn Con mối và con kiến kể về một con kiến chăm chỉ làm việc và một con mối lười biếng. Con mối không chịu làm việc mà chỉ đục gỗ, hòm, tủ, cột nhà để ăn, ăn xong thì nằm ngủ. Còn kiền thì ngày ngày chăm chỉ ra ngoài kiếm mồi, tự xây nên tổ của mình. Nó đã có lời khuyên nhủ mối, nhưng mối không nghe. Một ngày nọ, ngôi nhà mà mối ở bất ngờ đổ sập do đã bị mối đục rỗng hết cột nhà. Mối cũng vì vậy mà đi đời nhà ma.
Tóm tắt bài Con mối và con kiến - Mẫu 7
Truyện ngụ ngôn kể về chàng thợ mộc không có chính kiến, đẽo cày giữa đường và nghe tất cả những lời góp ý của những người xa lạ, dẫn đến kết cục tạo ra những sản phẩm thất bại, việc buôn bán cũng từ đó đi tong.
Tóm tắt bài Con mối và con kiến - Mẫu 8
Bài thơ Con mối và con kiến một cuộc trò chuyện giữa hai con vật, hai hoàn cảnh và hai tập tính khác nhau. Tuy nhiên câu chuyện đó chính là hiện thực về cuộc sống con người trong xã hội hiện nay với hai loại người. Đó là một người luôn chăm chỉ làm ăn, cần cù, chịu khó nhưng đối ngược lại với loại người đó lại là một lớp người luôn chỉ biết sống hưởng thụ, không làm việc, chỉ chờ ăn sẵn. Những con người đó thật đáng lên án. Qua bài thơ, tác giả của một nhắn nhủ đến mọi người luôn phải làm việc, cống hiến hết mình cho xã hội cho đất nước.
Tóm tắt bài Con mối và con kiến - Mẫu 9
Bài thơ ngụ ngôn con mối và con kiến là cuộc hội thoại của mối và kiến để nói lên sự đối lập giữa lối sống của hai bộ phận người trong xã hội hiện nay. Con mối với lối sống chỉ muốn đục rỗng tủ, ngồi yên một chỗ đại diện cho bộ phận những người không muốn lao động lười làm nhưng lại muốn hưởng. Ngược lại loài kiến luôn sẵn sàng làm việc, dù vất vả nhưng luôn chủ động lo xa đại diện cho những người không ngại khó khăn trong gian khổ, chăm chỉ lao động, biết lo xa, có trách nhiệm với cộng đồng sống vì mọi người.
Tóm tắt bài Con mối và con kiến - Mẫu 10
Con mối và con kiến thông qua cuộc hội thoại giữa hai con vật là kiến và mối để nói lên sự đối lập giữa lối sống của hai bộ phận con người. Trong khi mối không muốn lao động, chỉ biết hưởng thụ trước mắt nghĩ đến bản thân thì kiến không ngại vất vả chăm chỉ lao động. Biết lo xa, sống có trách nhiệm với cộng đồng. Qua đó khẳng định chỉ có chăm chỉ, cần cù thì mới có ăn.
Tóm tắt bài Con mối và con kiến - Mẫu 11
Văn bản con mối và con kiến là cuộc hội thoại giữa hai con vật mỗi và kiến với hai môi trường sống và hai tập tính sống khác nhau. Để nói lên các loại người trong xã hội hiện nay. Trong khi mối lười lao động, ích kỷ, lười làm chỉ biết hưởng thụ, luôn nghĩ đến bản thân mình thì kiến chăm chỉ lao động biết lo xa, không lại vất vả. Sống có trách nhiệm với cộng đồng. Qua câu chuyện trên khẳng định chỉ có sự cần cù, chăm chỉ làm ăn thì mới có cuộc sống bền vững.
Tóm tắt bài Con mối và con kiến - Mẫu 12
Tác phẩm con mối và con kiến là câu chuyện kể về loài mối và loài kiến, với những đặc tính, tập quán khác nhau. Tuy nhiên tác giả đã mượn những đời sống và thói quen đó của hai loài vật để nói lên thực trạng của xã hội hiện nay. Với hai loại người một loại người chỉ muốn không làm mà vẫn có ăn, sống hưởng thụ, dày ăn mỏng làm. Còn một người luôn sẵn sàng cống hiến và chăm chỉ làm việc có ích cho cộng đồng. Qua bài thơ tác giả muốn nhắn nhủ đến mọi người đó là trong cuộc sống cần phải có sự chăm chỉ, làm lụng thì mới có một cuộc sống lâu dài, ổn định, không nên có thái độ sống lười làm ỷ lại.
Tóm tắt bài Con mối và con kiến - Mẫu 13
Bài thơ ngụ ngôn con mối và con kiến là cuộc đối thoại giữa hai con vật mối và kiến với hai hoàn cảnh sống và hai tính cách khác nhau, đại diện cho những lớp người trong xã hội hiện nay. Một người thì lười làm chỉ muốn hưởng thụ còn một người thì chăm chỉ cần mẫn, luôn sẵn sàng làm mọi việc. Thông điệp của tác phẩm đó chính là cần có sự chăm chỉ trong cuộc sống thì cuộc sống mới ổn định.
Tóm tắt bài Con mối và con kiến - Mẫu 14
Bài thơ ngụ ngôn mượn câu chuyện của mối và kiến để nói lên sự đối lập giữa lối sống của nhiều người trong xã hội. Con mối với lối sống chỉ muốn đục rỗng tủ, ngồi yên một chỗ đại diện cho những người không muốn lao động, sợ vất vả, chỉ muốn hưởng thụ trước mắt. Còn những con kiến luôn sẵn sàng làm việc dù vất vả, luôn chủ động lo xa vì cộng đồng. Đại diện cho những người không lại vất vả, chăm chỉ lao động, biết lo xa, có trách nhiệm với cộng đồng, sống vì mọi người.
Tóm tắt bài Con mối và con kiến - Mẫu 15
Qua bài thơ con kiến và con mối, tác giả muốn nhắn nhủ tới mọi người hãy sống và làm việc có hiệu quả. Không được trực chờ ăn sẵn. Bài thơ là cuộc đối thoại giữa hai loài vật. Đồng thời nhắn nhủ mọi người hãy sống có trách nhiệm vì cộng đồng, không được ỷ lại vào người khác và luôn chăm chỉ làm việc.
Tóm tắt bài Con mối và con kiến - Mẫu 16
Bằng cách sử dụng hai con vật là kiến và mối, văn bản truyền đạt thông điệp về sự khác biệt giữa cách tiếp cận cuộc sống của con người. Mối chỉ tập trung vào việc tận hưởng, không muốn làm việc vất vả, trong khi kiến chịu đựng và làm việc chăm chỉ, có trách nhiệm với cộng đồng. Bài học từ đó là chỉ có sự nỗ lực và làm việc chăm chỉ mới mang lại cuộc sống ấm no và bền vững.
Tóm tắt bài Con mối và con kiến - Mẫu 17
Bài thơ mượn lời hai con vật kiến và mối để nó lên sự đối lập giữa lối sống của nhiều bộ phận người trong xã hội hiện nay. Trong khi một người thì lười lao động, chỉ muốn làm và hưởng thụ, không có sự suy nghĩ lo xa còn một bộ phận người thì luôn có suy nghĩ lo xa, luôn cố gắng làm việc thật chăm chỉ. Qua đó tác giả muốn nhắn nhủ rằng, trong xã hội hiện nay chỉ có làm thì mới có ăn, không được lười, ỷ lại vào người khác và phải sống có ích cho cộng đồng.
Tóm tắt bài Con mối và con kiến - Mẫu 18
Câu chuyện ngụ ngôn kể về hai con vật là mối và kiến. Mối lười biếng, không lo làm ăn, chỉ ngồi trong tủ hòm, đục gỗ lấy thức ăn. Còn kiến thì chăm chỉ, chịu khó, tự kiếm ăn bằng sức của mình. Tuy kiến đã có lời khiển trách và khuyên ngăn nhưng mỗi vẫn không chịu nghe. Cuối cùng nhà bị mối đục mòn bất ngờ đổ sập xuống, khiến mối đi đời.
Tóm tắt bài Con mối và con kiến - Mẫu 19
Một bài thơ ngụ ngôn về hai con vật, mối và kiến, nói lên sự đối lập trong cách tiếp cận cuộc sống. Mối chỉ muốn thụ hưởng, còn kiến lại làm việc chăm chỉ, chuẩn bị cho tương lai.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
- Nam Hương( 1899-1960)
- Quê quán: Hà Nội
- Phong cách sáng tác: ông sáng tác nhiều tác phẩm thuộc thơ ngụ ngôn
- Tác phẩm chính: Giương thế sự(1920), Ngụ ngôn mới (1935), Tập thơ Bài hát trẻ con (1936)
2. Tác phẩm Con kiến và mối
Thể loại : Thơ ngụ ngôn
Xuất xứ: Tác phẩm trích Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập III
Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm
Bố cục
- Phần 1: Từ đầu…béo trục béo tròn: lời chế giễu của mối đối với kiến
- Phần 2: Còn lại: lời đối đáp của kiến
Giá trị nội dung tác phẩm Con kiến và mối
Phê phán tính lười biếng nhưng còn tự cao của mối
Giá trị nghệ thuật tác phẩm Con kiến và mối
- Thành công trong xây dựng tình huống
- Khắc họa hình ảnh nhân vật ấn tượng
- Lời đối thoại các nhân vật sắc bén