Văn bản Ếch ngồi đáy giếng - Trang Từ - Nội dung, tác giả, tác phẩm

2.9 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Ếch ngồi đáy giếng lớp 7.

Tác giả tác phẩm: Ếch ngồi đáy giếng - Ngữ văn 7

I. Tác giả Trang Từ

Ếch ngồi đáy giếng - Tác giả tác phẩm (mới 2022) | Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

- Trang Từ (khoảng năm 369 - 286 trước Công nguyên) là một triết gia nổi tiếng của Trung Quốc. 

- Ông cũng là một nhà văn tài hoa xuất chúng. Sách của Người viết ra, chẳng cần triều đình, đế vương giới thiệu như các văn sĩ khác, cũng được tuyệt đại đa số trí thức ưa chuộng.

- Cuốn sách Trang Tử (tên gọi khác: Nam Hoa kinh) của ông vừa chứa đựng những tư tưởng triết học uyên bác, và đậm chất văn chương với nhiều mẩu chuyện sinh động, mang tính ngụ ngôn sâu sắc. 

II. Tìm hiểu tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

1. Thể loạiTruyện ngụ ngôn

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm trích trong Thu Thủy ( thiên thứ 17) của sách Trang Tử

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự

4. Người kể chuyện: Ngôi thứ 3

5.  Tóm tắt tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

 Chuyện kể về một con ếch sống lâu ngày trong một cái  giếng . Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ bằng một chiếc vung. Đến khi gặp rùa cuộc đối đáp giữa 2 con vật làm ếch phải bối rối, ngượng ngùng.

6. Giá trị nội dung tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

- Phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng mắc bệnh ảo tưởng, huênh hoang, tự đắc

- Bài học rút ra phải luôn trau dồi kiến thức, luôn khiêm tốn

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

- Xây dựng tình huống truyện đặc sắc

- Khắc họa hình ảnh nhân vật ấn tượng

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Ếch ngồi đáy giếng

1. Tình huống truyện

- Con ếch ngồi trong giếng huênh hoang , tự đắc với rùa

+Tôi có thể ra khỏi miệng giếng, nhảy lên miệng giếng, nhảy vô

+Ngó lại phía sau, lăng quăng, con cua , con nòng nọc không con nào sướng bằng tôi

- Ếch cảm thấy sung sướng khi được ở một mình

- Khi nghe về biển cả qua lời nói của rùa ếch mới vỡ lẽ, xấu hổ

mênh mông, ngàn dặm đã thấm gì,sâu thẳm ngàn nhẫn

+ Chín năm lụt nước biển không lên

+  tám năm hạn hán bờ biển không lùi xa

 Khi chỉ ngồi đáy giếng ếch nghĩ nơi mình ở là nơi to lớn nhất, khoe khoang nhưng khi được rùa kể về biển cả mới biết nơi mình ở thật nhỏ bé

2. Ý nghĩa và bài học rút ra

- Đây là bài học cho những kẻ kiến thức hạn hẹp, nhưng lại thích ra oai , tự đắc

- Dạy cho con người ta rằng ở đời phải biết khiêm tốn, và không ngừng học hỏi trau dồi

IV. Đọc tác phẩm: Ếch ngồi đáy giếng

Một con ếch nhỏ ngồi trong một cái giếng sụp nói với một con rùa lớn biển đông: “Tôi sung sướng quá, tôi có thể ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi lại vô giếng, ngồi nghỉ trong những kẽ gạch của thành giếng. Bơi trong nước thì nước đỡ nách và cằm tôi, nhảy xuống bùn thì bùn lấp chân tôi tới mắt cá. Ngó lại phía sau, thấy những con lăng quăng, con cua, con nòng nọc, không con nào sướng bằng tôi. Vả lại một mình chiếm một chỗ nước tụ, tự do bơi lội trong một cái giếng sụp, còn vui gì hơn nữa? Sao anh không vô giếng tôi một lát coi cho biết?

Con rùa biển đông vừa mới muốn đút cái chân bên trái vô giếng thì thấy không còn chỗ vì cái đùi bên phải đã bít cái giếng rồi. Nó từ từ rút chân ra, lùi lại, bảo con ếch:

- Biển đông mênh mông, ngàn dặm đã thấm gì, sâu thăm thẳm, ngàn thẫm đã thấm gì. Thời vua Vũ, cứ mười năm thì chín năm lụt, vậy mà mực nước ở biển không lên. Thời vua Thang, tám năm thì bảy năm hạn hán, vậy mà bờ biển không lùi ra xa. Không vì thời gian ngắn hay dài mà thay đổi, không vì mưa nhiều hay ít mà tăng giảm, đó là cái vui lớn của biển đông.

Con ếch trong cái giếng sụp nghe vậy ngạc nhiên thu mình lại, hoảng hốt, bối rối.

V. Văn mẫu

Đề bài: Phân tích đặc điểm con ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng

Ếch ngồi đáy giếng là một truyện ngụ ngôn rất hóm hỉnh và lí thú. Ếch chỉ là một loài vật bé nhỏ, tầm thường. Nơi sống là đáy giếng, một nơi chật hẹp, tối tăm, khép kín. Mối quan hệ của ếch chỉ là những con vật nhỏ bé, tầm thường: Vài con nhái, con cua, con cóc mà thôi.

Môi trường sống ấy, quan hệ "cộng đồng" ấy nơi "vương quốc" đáy giếng đã làm cho ếch hợm mình, tự phụ, kiêu căng. Tiếng kêu của ếch chỉ "Ồm ộp" trong đáy giếng, nhưng lũ cua cáy, ốc nhái thì "rất hoảng sợ". Vì sống "lâu ngày" trong hoàn cảnh ấy, tật xấu phát triển thành "bệnh" trầm trọng. Điểm nhìn thì thấp bé, nhỏ hẹp. Tầm nhìn thì mù mờ chủ quan. Do đó, nằm ở đáy giếng, ngồi ở đáy giếng mà "ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung". Đáng sợ hơn nữa là thái độ sống của ếch rất tự cao, tự đại, nó cho mình "oai như một vị chúa tể". Ếch đã tự ru ngủ mình trong vương quốc "đáy giếng", không phải ngày một ngày hai, mà là đã "lâu nay" ở đời, ai có thể "ngủ trên mãi trong đời chật". Ếch cũng thế thôi. Một trận mưa to đã làm cho nước giếng "dềnh lên tràn bờ". Như một cuộc "mở cửa". Môi trường sống của ếch đã thay đổi. Từ đáy giếng, ếch bò lên, bơi lên bờ giếng, rồi ếch "ra ngoài". Môi trường sống đã thay đổi rộng lớn hơn.

Thế nhưng cách sống của ếch vẫn "quen thói cũ". Thái độ sống vẫn hợm hĩnh, coi thiên hạ bằng nửa con mắt, "ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp". Từ đáy giếng lên bờ giếng và mặt đất, điểm nhìn đã thay đổi, nhưng tầm nhìn, cách nhìn của ếch vẫn như cũ "nó đã nhâng nháo đưa cập mắt nhìn lên bầu trời"’, ếch vẫn "coi trời bằng vung". Bầu trời bao la thế, mênh mông thế, nhưng đối với ếch thì vẫn nhỏ bé bình thường.

Trước đây nơi đáy giếng, ếch chỉ biết có cua, ốc, nhái, nhỏ bé mà thôi. Lên mặt đất, môi trường sống thay đổi, quan hệ trong cuộc sống đã thay đổi rất nhiều, xung quanh ếch là muôn loài, là bàn dân thiên hạ, có những tên "khổng lồ" rất đáng sợ như "con trâu". Thế nhưng ếch vừa "nghênh ngang", vừa chủ quan, "chả thèm để ý đến xung quanh…Cái giá thật đắt mà ếch phải trả đã xảy ra, ếch "đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp!". Đó là một kết cục thật đau đớn và đáng thương!

Trong truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng", hàng loạt ẩn dụ được sáng tạo nên làm cho cốt truyện hấp dẫn, ý nghĩa truyện, bài học luân lý của truyện được thể hiện sâu sắc, thấm thía. Ngoài ếch còn có nhái, cua, ốc,… và con trâu. Có "đáy giếng" "bầu trời" và "chiếc vung". Còn có cảnh "trời mưa to", và cái chết của ếch bị trâu "giẫm bẹp". Đó là cuộc sống con người, cách sống của con người được nói đến.

Truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng" đã nêu lên bài học nhân sinh lí thú, sâu sắc về môi trường sống, quan hệ sống, góc nhìn và tầm nhìn, thái độ sống. Khi môi trường sống, quan hệ sống đã thay đổi thì góc nhìn và tầm nhìn phải thay đổi cho phù hợp. Bài học luân lí càng giàu ý nghĩa và thiết thực đó là sự ám chỉ những kẻ sống quẩn quanh, tầm nhìn hạn hẹp thì trí năng tầm thường, kiến thức nông cạn đáng thương! Bài học ngụ ngôn khẽ nhắc mọi người phải khiêm tôn, sáng suốt, không được tự cao, tự đại, hợm mình "coi trời bằng vung", coi thiên hạ bằng nửa con mắt! Nếu cứ sống theo cách "ếch ngồi đáy giếng" thì có ngày phải trả giá đau đớn. Trong ngôn ngữ dân tộc. "Ếch ngồi đáy giếng" vừa là ngụ ngôn, vừa là thành ngữ.

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Tác giả - tác phẩm: Đẽo cày giữa đường

Tác giả - tác phẩm: Ếch ngồi đáy giếng

Tác giả - tác phẩm: Con kiến và mối

Tác giả - tác phẩm: Con Hổ có nghĩa

Tác giả - tác phẩm: Thiên nga, cá măng và tôm hùm

Đánh giá

0

0 đánh giá