Giải SGK Lịch Sử 10 Bài 1 (Kết nối tri thức): Lịch sử hiện thực và nhận thức lịch sử

18.6 K

Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Bài 1: Lịch sử hiện thực và nhận thức lịch sử sách Kết nối tri thức ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 1 từ đó học tốt môn Sử 10.

Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 1: Lịch sử hiện thực và nhận thức lịch sử

Video giải Lịch sử 10 Bài 1: Lịch sử hiện thực và nhận thức lịch sử - Kết nối tri thức

1. Lịch sử là gì?

Giải Lịch sử 10 trang 9 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 9 Lịch sử 10: Em hiểu câu nói của Ét- uốt Ha-lét Ca trong Tư liệu (tr.7) như thế nào

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Nói theo cách hiểu của em và tìm hiểu qua internet 

Trả lời:

Câu nói Lịch sử là quá trình tương tác không ngừng giữa nhà sử học và sự thật lịch sử, là cuộc đối thoại không bao giờ dứt hiện tại và quá khứ nghĩa là Nhà sử học đứng trên bến bờ của hiện tại để nghiên cứu về quá khứ đã qua, và quá khứ đó là một dòng trôi không bao giờ lặp lại. Do đó, giữa kết quả nghiên cứu sử học, tôi gọi là “lịch sử được nhận thức” và đối tượng của sử học - tức “lịch sử khách quan” bao giờ cũng có một khoảng cách. Các nhà sử học từ đời này sang đời khác chỉ có thể rút ngắn được khoảng cách đó chứ không bao giờ có thể xóa bỏ.

Câu hỏi 2 trang 9 Lịch sử 10: Dựa vào Tư liệu (tr.7), hãy cho biết hình ảnh nào thể hiện thực lịch sử, hình ảnh nào thể hiện nhận thức lịch sử?

Lịch Sử 10 Bài 1: Lịch sử hiện thực và nhận thức lịch sử | Kết nối tri thức với cuộc sống (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung lí thuyết trang 8 sgk

Trả lời:

Hình ảnh thể hiện hiện thực lịch sử là hình 2,3

Hình ảnh thể hiện nhận thức lịch sử là hình 4

Câu hỏi 3 trang 9 Lịch sử 10: Khai thác Tư liệu (tr.8), em hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau trong nội dung hai tấm bia. Theo em, vì sao có sự khác nhau đó?

Lịch Sử 10 Bài 1: Lịch sử hiện thực và nhận thức lịch sử | Kết nối tri thức với cuộc sống (ảnh 2)
Phương pháp giải:

Đọc nội dung tấm bia để tìm ra sự khác nhau và giống nhau

Trả lời:

* Điểm giống trong nội dung 2 tấm bia: 

- Cùng phản ánh về một sự kiện: cuộc hành trình đi vòng quanh thế giới bằng đường biển,...

- Cùng đề cập đến những nhân vật lịch sử: Ph. Ma-gien-lăng (chỉ huy đoàn thủy thủ), La-pu-la-pu (thủ lĩnh địa phương),...

* Sự khác nhau giữa nội dung 2 tấm bia:

Tấm bia hình 5

Tấm bia hình 6

Ph. Ma-gien-lăng chỉ huy quân đội xâm lược 

Ph.Ma-gien-lăng chỉ huy đoàn thủy thủ thực hiện phát kiến địa lí

Sự kiện đó là cuộc xâm lược đầu tiên của thực dân châu Âu đến Phi-líp-pin

Sự kiện đó là cuộc phát kiến địa lí vĩ đại: lần đầu tiên con người đi vòng quanh thế giới bằng đường biển

Theo em, sự khác nhau đó là vì: nhận thức lịch sử của người viết nội dung bia. 

2. Sử học

Giải Lịch sử 10 trang 10 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 10 Lịch sử 10: Nêu khái niệm Sử học

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung trang 9 SGK

Trả lời: 

Sử học được hiểu theo nghĩa là nhận thức lịch sử. Đó là ngành là khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người, trên tất cả các lĩnh vực, của đời sống xã hội loài người.

Câu hỏi 2 trang 10 Lịch sử 10: Trình bày về đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của Sử học. Nêu ví dụ cụ thể.

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 8, trang 10 SGK

Trả lời:

- Đối tượng nghiên cứu của Sử học: toàn bộ quá khứ của loài người. 

Ví dụ: Đối tượng nghiên cứu của sử học là về khoa cử thời nhà Nguyễn

- Chức năng nghiên cứu của Sử học: 

+ Khôi phục sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ

+ Rút ra bản chất của các quá trình lịch sử để phát hiện quy luật vận động và phát triển lịch sử

+ Giáo dục tư tưởng, đạo đức

+ Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại

Ví dụ: 

Dựa vào sử học để khôi phục, dựng lại những di tích đã mất như cột đá chùa Dạm, Hoàng thành Thăng Long,v.v…

- Nhiệm vụ của Sử học:

+ Cung cấp tri thức khoa học, giúp con người tìm hiểu lịch sử một cách khách quan, khoa học, chân thực.

+ Góp phần truyền bá, giáo dục những truyền thống tốt đẹp cho thế hệ mai sau. 

+ Đúc rút bài học kinh nghiệm, góp phần dự báo tương lai đất nước, nhân loại

Ví dụ: Hiểu lịch sử 1 cách khách quan hơn ví dụ như khi đánh giá về triều Nguyễn (1802-1945) cần nhìn nhận ở 2 khía cạnh những đóng góp của triều Nguyễn cho đất nước, và trách nhiệm, hạn chế của triều Nguyễn trong việc để đất nước ta rơi vào tay thực dân Pháp (cuối thế kỉ XIX)

Giải Lịch sử 10 trang 11 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 11 Lịch sử 10: Câu chuyện Thôi Trữ giết vua được lưu truyền để tôn vinh đức tính nào của nhà sử học

Lịch Sử 10 Bài 1: Lịch sử hiện thực và nhận thức lịch sử | Kết nối tri thức với cuộc sống (ảnh 4)

Phương pháp giải:

Đọc nội dung truyện trang 11 và nêu cảm nghĩ của em. 

Trả lời: 

Câu chuyện Thôi Trữ giết vua được lưu truyền để tôn vinh đức tính trung thực, ngay thẳng , tôn trọng sự thật lịch sử.

Câu hỏi 2 trang 11 Lịch sử 10: Khai thác Tư liệu (4.1, 4.2) giúp em biết được điều gì trong khi nghiên cứu lịch sử?

Lịch Sử 10 Bài 1: Lịch sử hiện thực và nhận thức lịch sử | Kết nối tri thức với cuộc sống (ảnh 5)

Phương pháp giải:

Đọc nội dung truyện và nêu cảm nghĩ của em

Trả lời:

Qua tư liệu 4.1, 4.2 em biết được điều trong khi nghiên cứu lịch sử:

+ Khi nghiên cứu lịch sử phải khách quan trung thực, tôn trọng lịch sử, chép đúng sự thực lịch sử.

+ Khi nghiên cứu lịch sử, nhà sử học không bị chi phối bởi góc nhìn cá nhân nên những ý “chủ quan” trong bài nghiên cứu là khó tránh khỏi. Mỗi nhà sử học đều có nhận thức khác nhau nên cùng một sự kiện có thể có nhiều cách nhìn nhận về một sự kiện khác nhau.

Câu hỏi 3 trang 11 Lịch sử 10: Phân tích ý nghĩa của một số nguyên tắc cơ bản của Sử học

Phương pháp giải:

Dựa và nội dung trang 10 SGK

Trả lời: 

Nguyên tắc cơ bản của Sử học

- Tái hiện hiện thực lịch sử, đưa lại nhận thức đầy đủ nhất về quá khứ của con người dựa trên những thông tin đáng tin cậu => Nguyên tắc quan trọng nhất của Sử học

- Nhà sử học có nhiệm vụ tôn trọng sự thật lịch sử và tái hiện nó một cách chân thực dựa trên những sử liệu đáng tin cậy, không xuyên tạc sự thật lịch sử. 

- Mục đích của Sử học là giúp con người hiểu rõ về quá khứ, rút ra những quy luật, bài học hữu ích cho cuộc sống

- Sử học vừa phải phản ánh sự thật trong quá khứ, nhưng không kích động hận thù, xung đột hoặc kì thị, phân biệt đối xử,… Sử học phải góp phần bảo vệ hòa bình, xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, nhân ái

Giải Lịch sử 10 trang 12 Kết nối tri thức

Câu hỏi trang 12 Lịch sử 10: Hãy nêu một số phương pháp cơ bản của Sử học.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung trang 12 SGK

Trả lời:

Các phương pháp cơ bản của Sử học là:

- Phương pháp lịch sử

- Phương pháp lô- gích

- Phương pháp lịch đại và đồng đại

- Phương pháp liên ngành

Giải Lịch sử 10 trang 14 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 14 Lịch sử 10: Kể tên một số loại hình sử liệu. Lấy một ví dụ cho mỗi loại hình sử liệu đó.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung trang 12, 13 SGK

Trả lời: 

Một số loại hình sử liệu: 

+ Dựa vào hình thức: sử liệu hiện vật, sử liệu truyền miệng, sử liệu chữ viết, sử liệu hình ảnh, sử liệu đa phương tiện

+ Căn cứ vào tính chất: sử liệu trực tiếp, sử liệu gián tiếp

Ví dụ:

Sử liệu hiện vật: Cột đá chùa Dạm (Bắc Ninh), chùa Một Cột (Hà Nội), v.v….

Câu hỏi 2 trang 14 Lịch sử 10: Đóng vai một nhà sử học, em hãy khai thác và phân tích những thông tin sử liệu trong các hình 10-12 (tr.13) thông qua việc vận dụng một số phương pháp cơ bản của Sử học

Lịch Sử 10 Bài 1: Lịch sử hiện thực và nhận thức lịch sử | Kết nối tri thức với cuộc sống (ảnh 6)

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung trang 12 SGK và tra cứu thông tin các hiện vật thông qua sách báo, internet

Trả lời: 

Hình 10. Lá đề gắn trên gói úp nóc trang trí hình rồng ở Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội): Lá đề chim phượng Hoàng thành Thăng Long là hiện vật nguyên gốc, được tìm thấy tại Hố A20 Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu ( Ba Đình – Hà Nội) trong địa tầng ổn định, phát lộ cùng với nhiều hiện vật và dấu tích nền móng kiến trúc có niên đại thời Lý, thời Trần thế kỷ XI-XIII.

Hình 11. Trang đầu bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và công bố ngày 2-9-1945: Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử do chính Người chuẩn bị, trịnh trọng tuyên bố trước toàn thể thế giới về sự ra đời của một Nhà nước mới: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Hình 12. Hình ảnh một tờ tiền của Việt Nam: Tiền 10 nghìn giấy đỏ 1993 Việt Nam được in ấn phát hành lần đầu tiên vào năm 1993. Sau 19 năm lưu hành, ngày 28/09/2012 ngân hàng nhà nước Việt Nam đã có quyết định số 293/TB-NHNN về việc đình chỉ lưu hành tiền cotton mệnh giá 10 nghìn giấy 1993.

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập 1 trang 14 Lịch sử 10: Lịch sử là gì? Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử thông qua ví dụ cụ thể.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung trang 7 SGK

Trả lời:

Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ. 

Hiện thực lịch sử là tất cả những gì diễn ra trong quá khứ, tồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Hiện thực lịch sử không thể thay đổi. 

Ví dụ: Trận chiến giữa quân Tây Sơn và nhà Thanh. 

Nhận thức lịch sử là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử, được trình bày, tái hiện theo những cách khác nhau. 

Ví dụ: Trận chiến giữa Tây Sơn và Nhà Thanh được Ngô gia văn phái ghi chép lại thành tiểu thuyết “Hoàng Lê nhất thống chí”, hay nghiên cứu về nhà Tây Sơn của George Dutton,….

Luyện tập 2 trang 14 Lịch sử 10: Làm thế nào để tái hiện được một sự kiện lịch sử?

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung trang 17 SGK

Trả lời:

Để tái hiện một sự kiện lịch sử, nhà nghiên cứu cần xác định vấn đề cần tìm hiểu, chuẩn bị sử liệu, và xử lí thông tin sử liệu, bằng quá trình phân loại, đánh giá, thẩm định, so sánh nguồn sử liệu đã thu thập được. Từ đó tái hiện được một sự kiện lịch sử một cách khách quan, trục thực nhất.

Vận dụng 1 trang 14 Lịch sử 10: Sưu tầm một số tư liệu liên quan đến quá khứ của gia đình/quê hương em và viết một đoạn văn ngắn giới thiệu với những tư liệu đó. Thông qua những tư liệu đó, em biết được điều gì về gia đình/quê hương em trong quá khứ? Cho biết cảm nhận/ cảm xúc của em khi biết được những điều này.
Phương pháp giải:

Liên hệ bản thân:

- Quê quán nơi em ở đâu?

- Ở địa phương em có những di tích/ di sản nảo?

- Sưu tầm tưu liệu về di tích đó thông qua ghi chép của dòng họ, xã/phường, sách báo, internet.

Trả lời:

Quê em tại làng Cổ Đô- huyện Ba Vì- Tp Hà Nội. Họ em là họ Nguyễn, trực hệ cụ Nguyễn Sư Mạnh. Theo các nguồn sử liệu em thu thập được, thì gia phả họ có chép: “Nguyễn Sư Mạnh sinh năm Mậu Dần (1458). Cha ông vốn là người tỉnh Thanh Hóa ra Cổ Đô lập nghiệp và kết hôn với cô gái làng này. Năm 27 tuổi, Nguyễn Sư Mạnh lều chõng đi thi và đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân”. Cũng theo sách Đại Việt Sử kí toàn thư” và “Lịch triều hiến chương loại chí” viết về khoa thi này “Nguyễn Sư Mạnh đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân”. Hiện nay tên của ông được khắc trong bia “Hồng Đức thập ngũ niên Giáp Thìn khoa tiến sĩ đề danh ký” ở Văn Miếu- Quốc Tử Giám. 

Cảm xúc của em sau khi biết thông tin lịch sử này là niềm tự hào về truyền thốn hiếu học, trọng khoa cử của dòng họ, quê hương. Bản thân em thấy mình phải nỗ lực học tập, tu dưỡng đạo đức, để trở thành người có ích cho gia đình, quê hương, xã hội. Xứng đáng với truyền thống dòng họ, quê hương.

Vận dụng 2 trang 14 Lịch sử 10: Em hoặc một nhóm bạn hãy tìm đọc một cuốn truyện/ một cuốn sách lịch sử, sau đó giới thiệu với các bạn cùng lớp (tên sách, tác giả, năm ra đời, nội dung chủ yếu,…). Điều gì ở cuốn sách/cuốn truyện đó khiến em thích nhất.

Phương pháp giải:

Liên hệ bản thân:

- Chọn một cuốn sách liên quan đến lịch sử mà em có, hoặc biết. 

- Ví dụ: Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam của tác giả Hà Ân, Nguyễn Huy Tưởng,... truyện tranh Thần thoại Hy Lạp, Nữ hoàng Ai Cập, v.v...

Trả lời:

Cuốn sách mà em muốn giới thiệu đến các bạn đó là cuốn Lịch sử thế giới qua truyện tranh của tác giả Pascale Bouchié, Catherine Loizeau, Béatrice Veillon. Sách gồm 60 câu chuyện kể về 15.000 năm lịch sử được chia thành từng thời kỳ lớn: Tiền sử, Cổ đại, Trung đại, Phục hưng, Hiện đại, thế kỷ 19, và từ thế kỷ 20 đến nay; gắn với mỗi câu chuyện là những biểu đồ niên đại, các bản đồ, các hình ảnh minh họa cùng nhiều thông tin súc tích và hữu ích giúp bạn đọc dễ dàng khám phá Lịch sử vĩ đại của nhân loại, với các nền văn minh cổ đặc sắc, các sự kiện nổi bật cùng những nhân vật ghi dấu ấn lớn trong thời đại của họ. 

Điều khiến em thích nhất ở cuốn sách là lối kể chuyện hấp dẫn, tranh sinh động, bao quát hết lịch sử thế giới qua mọi thời kì nhưng lại không hề bị sơ sài. Rất phù hợp với lứa tuổi học sinh. 

Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 1: Lịch sử hiện thực và nhận thức lịch sử

I. Lịch sử là gì?

- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay, bao gồm cả lịch sử quá trình tương tác của con người với tự nhiên và quá trình con người tương tác với nhau.

- Lịch sử được hiểu theo hai nghĩa khác nhau: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

+ Hiện thực lịch sử là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.

+ Nhận thức lịch sử là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử, được trình bày, tái hiện theo những cách khác nhau.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

- Giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử luôn có khoảng cách, dù có cố gắng đến đầu thì con người cũng không thể tái hiện hoàn toàn đầy đủ hiện thực lịch sử đúng như nó đã xảy ra. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do việc nhận thức lịch sử phụ thuộc vào:

+ Nhu cầu và năng lực của người tìm hiểu lịch sử;

+ Điều kiện và phương pháp để tìm hiểu lịch sử;

+ Mức độ phong phú và xác thực của thông tin sử liệu thu thập được.

+ Mục đích, thái độ, đạo đức và thế giới quan của người tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử.

II. Sử học

a) Khái niệm, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của sử học

- Khái niệm: Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người.

- Đối tượng nghiên cứu: là toàn bộ quá khứ của loài người. Đó có thể là: quá khứ của một cá nhân, một nhóm, cộng đồng người hay quá khứ của một quốc gia, khu vực hoặc toàn thể nhân loại.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

- Chức năng của sử học:

+ Chức năng khoa hoc (nhận thức) gồm: khôi phục các sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ; rút ra bản chất của các quá trình lịch sử để phát hiện ra quy luật vận động và phát triển của lịch sử.

+ Chức năng xã hội (giáo dục) gồm: giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức; rút ta bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.

- Nhiệm vụ của sử học:

+ Nhiệm vụ nhận thức là: cung cấp những tri thức khoa học, giúp con người tìm hiểu, khám phá hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học, chân thực.

+ Nhiệm vụ giáo dục là: góp phần truyền bá những giá trị và truyền thống tốt đẹp trong lịch sử cho thế hệ sau; góp phần giáo dục đạo đức, tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, bồi dưỡng lòng khoan dung, nhân ái…

+ Nhiệm vụ dự báo là: thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra các bài học kinh nghiệm; góp phần dự báo tương lai của đất nước, nhân loại…

b) Nguyên tắc cơ bản của sử học

- Nguyên tắc khách quan: sứ mệnh của sử học là tái hiện lại hiện thực lịch sử, đưa ra nhận thức đầy đủ nhất về quá khứ của con người dựa trên những thông tin đáng tin cậy. Do đó, khách quan là nguyên tắc quan trọng nhất của sử học.

- Nguyên tắc trung thực: nhà sử học có nhiệm vụ tôn trọng sự thật lịch sử và tái hiện nó một cách chân thực dựa trên những sử liệu đáng tin cậy, không xuyên tạc sự thật lịch sử.

- Nguyên tắc nhân văn và tiến bộ:

+ Mục đích của Sử học là giúp con người hiểu rõ về quá khứ, rút ra những quy luật, bài học hữu ích cho cuộc sống.

+ Sử học vừa phải phản ánh sự thật trong quá khứ, nhưng không kích động hận thù, xung đột hoặc kì thị, phân biệt đối xử,... Sử học phải góp phần bảo vệ hoà bình, xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, nhân ái.

c) Một số phương pháp cơ bản của sử học

- Phương pháp lịch sử:

+ Là phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giai đoạn phát triển cụ thể của nó (hình thành, phát triển và tiêu vong).

+ Phương pháp này đòi hỏi khi xem xét, mô tả, khôi phục sự kiện, nhân vật lịch sử phải đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể, nhằm tránh suy diễn, hiện đại hoá lịch sử.

- Phương pháp Lo-gic: là phương pháp nghiên cứu mối liên hệ biện chứng bên trong của các sự vật, hiện tượng (mối liên hệ nguyên nhân - kết quả, chung - riêng, bản chất - hiện tượng,...), từ đó có thể nhận thức được bản chất, quy luật hay khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng đó.

- Phương pháp lịch đại và đồng đại:

+ Lịch đại: là tìm hiểu mối liên hệ giữa các nhân vật, sự kiện lịch sử,... theo trình tự thời gian trước - sau, quá khứ - hiện tại (mối liên hệ dọc).

+ Đồng đại là tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử diễn ra trong cùng một thời gian (mối liên hệ ngang).

- Phương pháp liên ngành: Để tìm hiểu cụ thể, sâu sắc các lĩnh vực cụ thể của đời sống con người và xã hội loài người trong quá khứ, nhà sử học cần phải vận dụng phương pháp, kĩ thuật nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác (khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ.

d) Các nguồn sử liệu

Khái niệm sử liệu: Sử liệu là toàn bộ những hình thức khác nhau của tư liệu lịch sử, chứa đựng những thông tin về quá khứ của loài người.

Phân loại các loại hình sử liệu:

- Căn cứ vào hình thức, sử liệu được phân chia thành 5 loại hình là:

+ Sử liệu hiện vật.

+ Sử liệu truyền miệng.

+ Sử liệu chữ viết.

+ Sử liệu hình ảnh.

+ Sử liệu đa phương tiện.

- Căn cứ vào tính chất, sử liệu phân chia thành 2 loại hình, là:

+ Sử liệu trực tiếp (còn gọi là: sử liệu gốc, sử liệu sơ cấp).

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết:

Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học

Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Bài 5 : Khái niệm Văn minh. Một số nền văn minh phương Đông thời kì cổ- trung đại

Đánh giá

0

0 đánh giá