Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học sách Kết nối tri thức ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 3 từ đó học tốt môn Sử 10.
Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học
Video giải Lịch sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học - Kết nối tri thức
1. Sử học - môn khoa học có tính liên ngành
Giải Lịch sử 10 trang 21 Kết nối tri thức
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung trang 20 SGK
Trả lời:
Để có được thông tin trong các tư liệu 1,2,3 (tr20 – 21) các nhà sử học đã sử dụng kiến thức:
- Môn Địa lí (hình 1)
- Phương pháp đo đồng vị phóng xạ (tư liệu 2)
- Phương pháp thống kê ( tư liệu 3).
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung trang 20 SGK
Trả lời:
Sử học là ngành khoa học nghiên cứu về toàn bộ đời sống của loài người trong quá khứ, trên tất cả các lĩnh vực, vì vậy khi nghiên cứu lịch sử phải kết hợp kiến thức và phương pháp liên ngành để tìm hiểu một cách toàn diện, sâu sắc, hiệu quả và khoa học về từng lĩnh vực của đời sống xã hội.
2. Mối liên hệ giữa Sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn
Giải Lịch sử 10 trang 23 Kết nối tri thức
Phương pháp giải:
Đọc tư liệu 4 (tr22)
Trả lời:
Tư liệu 4 (tr.22) giúp em biết đến những sự kiện lịch sử:
- Vương Thế Tử bị truất ngôi
- Quân Tây Sơn ké vào tấn công quân Trịnh
- Vua Lê cầu viện nhà Thanh
- Nhà Thanh đem quân sang xâm lược nước ta, quân Tây Sơn đánh lui giặc tại trận Ngọc Hồi.
- Nguyễn Huệ được phong Vương.
* Một số sự kiện hoặc bối cảnh được đề cập trong các hồi của tác phẩm:
- Vương Thế Tử bị truất ngôi.
- Quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc diệt vua Lê chúa Trịnh
- Nhà Thanh đem quân sang xâm lược nước ta. Nguyễn Huệ chỉ huy quân, tiến đánh thần tốc vào Ngọc Hồi Đống Đa, đánh bại quân Thanh. (mùng 5 Tết)
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung trang 23 SGK
Trả lời:
Trong quá trình nghiên cứu lịch sử, các ngành khoa học xã hội và nhân văn lại hỗ trợ đắc lực cho việc tìm hiểu, phục dựng quá khứ.
Sử học sử dụng kiến thức các ngành khoa học xã hội nhân văn để mô tả , phục dựng đối tượng nghiên cứu, cũng như giải thích, chứng minh, khái quát,…Nhờ đó, nhận thức lịch sử được chính xác, đầy đủ và sâu sắc hơn.
Ví dụ: Khai thác một số tác phẩm văn học viết về cuộc Cải cách ruộng đất năm 1954 như Ba người khác- Tô Hoài, Gia Đình – Phan Thúy Hà, Bến không chồng- Dương Hướng, Mảnh đất lắm người nhiều ma- Nguyễn Khắc Trường…. giúp chúng ta có cái nhìn chân thực về cuộc Cải cách ruộng đất năm 1954 tại nông thôn Việt Nam sau giải phóng.
3. Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ
Giải Lịch sử 10 trang 24 Kết nối tri thức
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung trang 23, 24 SGK
Trả lời:
Phương pháp giải:
Lịch sử Toán học, Lịch sử vật lý
Trả lời:
Phương pháp giải:
Đọc nội dung về Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Tràng An (tr.19)
Trả lời:
Để xác định giá trị của danh thắng này, các nhà khoa học đã dựa vào phương pháp, kết quả nghiên cứu của những ngành khoa học như địa chất, lịch sử- văn hóa, môi trường sinh thái, toán học, cổ sinh học, hóa học v.v….
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung trang 24 SGK
Trả lời:
Vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học:
- Thống kê, phân tích trình bày các thành tựu kinh tế- xã hội, tính toán, đo đạc một số công trình trong quá khứ
- Giám định Sử liệu, trình bày các thành tựu về khoa học- kĩ thuật,…
- Đoán định niên đại của các di vật lịch sử
- Hỗ trợ tìm kiếm dấu vết lịch sử, thu thập, xử lí sử liệu, đo đạc và xây dựng bản đồ về sự kiện, không gian lịch sử, cũng như trình bày và tái hiện quá khứ lịch sử một cách sinh động, hấp dẫn và hiệu quả,
Luyện tập - Vận dụng
Phương pháp giải:
Tìm hiểu thông tin qua internet
Trả lời:
Nghiên cứu liên ngành trong nghiên cứu lịch sử có thể kể đến nghiên cứu về Đường Lâm, Cổ Loa, Bách Cốc.
Cụ thể trong dự án Bách Cốc, Bách Cốc là một làng cổ thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Hợp tác nghiên cứu Bách Cốc đã kéo dài hơn 10 năm liền, với sự tham gia của rất nhiều học giả đa lĩnh vực của cả Nhật Bản và Việt Nam. Chỉ tính trong vòng 10 năm đầu, từ 1993 đến 2002, riêng phía Nhật Bản đã có 176 người từ 17 trường đại học với nhiều lĩnh vực như sử học, xã hội học, nhân loại học, địa lý, khảo cổ học, kinh tế học, môi trường học... tham gia. Trong quá trình khảo sát, nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện nhiều tài liệu, dấu vết của các giai đoạn lịch sử từ thời Hùng Vương đến các Triều đại phong kiến Việt Nam. Thông qua chương trình nghiên cứu làng cổ Bách Cốc, các nhà khoa học đưa ra một cách nhìn chính xác về cấu trúc mô hình làng, đơn vị hành chính nhỏ nhất nhưng lại có vai trò quan trọng nhất trong đời sống xã hội của người Việt trên các lĩnh vực: lịch sử, văn hóa, xã hội học, khảo cổ học, dân tộc học.
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế
Trả lời:
Ví dụ đó là mối liên hệ giữa Sử học và Toán học.
Trong quá trình nghiên cứu sử học, ta bắt gặp các số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Ta cần áp dụng Toán học vào phương pháp tính định lượng để xử lí dữ liệu, phân tích dữ liệu, từ đó đi đến kết luận chính xác nhất.
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế:
- Ngôi trường em đang theo học tên là gì?
- Ngôi trường đó xây dựng năm nào?
- Trường đã đạt được những thành tích gì?
Trả lời:
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế
Trả lời:
Ở trường, em đã được trải nghiệm ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong giờ học lịch sử.
Tác dụng của công nghệ thực tế ảo này:
+ Giúp những con người hiện đại có thể chiêm ngắm hình ảnh cổ xưa của di tích, và có thể bước vào không gian di sản kiến trúc cách nay hàng thế kỉ.
+Phục vụ việc lưu trữ dữ liệu, bảo tồn văn hóa, tái lập phế tích, quảng bá di sản văn hóa thời
+ Ứng dụng trong công tác trưng bày bảo tàng, giáo dục di sản, quảng bá văn hóa truyền thống, điện ảnh, du lịch...
Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học
I. Sử học - môn học liên ngành
- Sử học là ngành khoa học nghiên cứu về toàn bộ đời sống của loài người trong quá khứ, trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học, giáo dục,...
- Trong quá trình nghiên cứu, nhà sử học cần phải phối hợp sử dụng thông tin và phương pháp của các ngành khoa học khác nhau.
=> Do đó, sử học được coi là một môn khoa học có tính liên ngành.
II. Mối quan hệ giữa sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn
- Khoa học xã hội và nhân văn bao gồm toàn bộ các ngành khoa học nghiên cứu về các vấn đề, phương diện của con người như: ngôn ngữ, văn hoá, văn học, tâm lí, triết học, kinh tế, khoa học chính trị, xã hội học, nhân học, địa lí kinh tế - xã hội,...
- Quan hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn là mối quan hệ tương tác hai chiều.
a) Mối liên hệ của sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn
- Lịch sử đời sống xã hội chính là chất liệu, là nguồn cảm hứng đưa đến sự ra đời của các công trình, tác phẩm của các ngành khoa học xã hội và nhân văn.
- Tri thức lịch sử đồng thời cũng là tấm gương phản chiếu giá trị của các công trình, tác phẩm đó thuộc ngành khoa học xã hội và nhân văn với cuộc sống.
b) Mối liên hệ của các ngành khoa học xã hội và nhân văn với sử học
- Tri thức của các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ đắc lực cho việc tìm hiểu, phục dựng quá khứ.
- Sử học luôn sử dụng tri thức, phương pháp nghiên cứu, thành tựu,... của nhiều ngành ngành khoa học xã hội và nhân văn để mô tả, phục dựng lại quá khứ. Nhờ đó, nhận thức lịch sử được chính xác, đầy đủ và sâu sắc hơn.
III. Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ
- Lĩnh vực khoa học tự nhiên bao gồm một số ngành cơ bản như: Toán học, Vật lí học, Hoá học, Sinh học, Thiên văn học, Tin học,...
- Trong xu thế phát triển của khoa học, công nghệ hiện nay đã xuất hiện hàng loạt các ngành mới thuộc lĩnh vực công nghệ như: Công nghệ thông tin, Viễn thông, Trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, Thực tế ảo, Công nghệ 3D,...
a) Vai trò của sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ
- Khoa học tự nhiên và công nghệ cũng là đối tượng nghiên của Sử học. Sử học không đi sâu vào nội dung của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ mà chủ yếu xem xét ở góc độ lịch sử. Ví dụ:
+ Thành tựu của ngành ấy ra đời trong bối cảnh, điều kiện lịch sử nào?
+ Tác dụng, ý nghĩa của những thành tựu ấy đối với sự phát triển xã hội ra sao?
+ Sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ phản ánh lịch sử xã hội lúc bấy giờ thế nào?
- Sử học giúp tái hiện toàn diện, đầy đủ lịch sử của từng ngành khoa học tự nhiên và công nghệ, giúp cho các nhà khoa học thuộc lĩnh vực đó:
+ Hiểu rõ các vấn đề đã từng được các thế hệ nhà khoa học đi trước đặt ra và giải quyết như thế nào.
+ Kế thừa tri thức, kinh nghiệm và không lặp lại sai lầm của người đi trước.
b) Vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với sử học
- Nhà sử học cần phải sử dụng nhiều thông tin và phương pháp của các ngành khoa học tự nhiên và Công nghệ để tái hiện đời sống trong quá khứ của con người. Ví dụ:
+ Thông tin và phương pháp của Toán học để thống kê, phân tích, trình bày các thành tựu kinh tế - xã hội, tính toán, đo đạc một số công trình trong quá khứ,...
+ Thông tin và phương pháp của Vật lí học để giám định sử liệu, trình bày các thành tựu về khoa học - kĩ thuật,...
+ Tài liệu, phương pháp của các ngành Địa lí - Địa chất, Cổ sinh học, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Y học,... để xác định tính chính xác của sự kiện, cũng như phân tích để đoán định niên đại của các di vật lịch sử.
+ Ứng dụng công nghệ số, viễn thám, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, thực tế ảo,... để hỗ trợ quá trình tìm kiếm dấu vết lịch sử, thu thập, xử lí sử liệu, đo đạc và xây dựng bản đồ về sự kiện, không gian lịch sử, cũng như trình bày và tái hiện quá khứ lịch sử một cách sinh động, hấp dẫn và hiệu quả,...
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết:
Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại
Bài 5 : Khái niệm Văn minh. Một số nền văn minh phương Đông thời kì cổ- trung đại